22 tháng 11, 2015

Vòng quanh múa lộn (2)

                                        Triền miên tiểu thuyết của Lê Quang Phương

  Phần một:   LÀNG VĂN HÓA CHÂN MÂY

  CHƯƠNG II: Chân Mây có mấy bông Hồng

   Hương Hồng, làng hay gọi Hồng Hương.                                           
  Cô Hồng Hương xóm giữa năm nay 62 tuổi, mới được là Hội Viên chính thức 1 năm. Cô tên Hồng, khi khai lý lịch tại mục bí danh cô viết Hương và đấy, ý cô rằng từ nay đã vào hội rồi là được tiếng thơm. Cô rất thích làm cán bộ. Để có người gánh vác việc chung như ban chấp hành phụ nữ, ban khuyến học, để có người nhập đoàn đi vận động các loại quỹ đóng ghóp mà cô được kết nạp vào hội lúc còn thiếu 9 ngày nữa là tròn 60. Cô góa chồng hơn mười năm rồi nên lúc nào cũng thèm đàn ông. Có vài thằng đĩ đực từ bốn chục đến tám mươi hay vào ra nhà cô. Lúc đầu thì cô tình cho không biếu không. Sau đó cô rao giá hai trăm một đêm nhưng bị Trương trưởng làng phản đối vì giá sàn có trăm tư. Hiện tại thì chẳng có trăm tư hay thấp hơn nữa. Muốn thì cô phải chào mời đàn em cho đến ông anh.
   Mỗi vần thơ của Trương trưởng làng tung ra như một mũi tên tình ái găm vào tim Hồng Hương. Cô phục trưởng làng lắm. Cô mê trưởng làng lắm. Cô hay cho không trưởng làng. Người ta bảo cô là đồ đĩ dại. Đĩ khôn là đĩ kiếm tiền. Đĩ dại là đĩ đem tiền đi cho. Hương Hồng mê thơ của trưởng làng nên cho không chứ không dại gì mà làm đĩ dại. Hương Hồng cũng hay cho không mấy ông cán bộ, kể cả về hưu.
 Mặc dù thỉnh thoảng vẫn đươc Hương Hồng mời nhưng Trương Văn Hích vẫn thèm cô Hồng xóm trại, nhớ cô Hồng xóm Dọc. Thỉnh thoảng Hích lại mượn cớ kiểm tra vệ sinh môi trường để xông thẳng vào thăm cô Hồng xóm Cồn.
  Ba cô Hồng này mỗi cô một độ tuổi, nhưng đều chung một nỗi bồn chồn.
  Cô Hồng xóm Trại (Hồng Trại), chồng đi xuất khẩu lao động ở Đông Đức rồi biền biệt không về. Một tay nuôi mấy đứa con trong những năm khốn khổ. Có anh nào cho bò gạo bó rau nuôi con, tối đến cô đều trả ơn. Cô trả ơn nồng nhiệt cách sao ấy mà càng ngày càng có nhiều người thương cô. Có cả bình dân thương, lại cả thượng lưu cấp xã cấp huyện mến. Trong số tình thương mến thương cô Hồng Trại có cả nhà thơ cấp huyện. Chuyện này bị lộ ra là do dân tình nghe được bài thơ tình của nhà thơ. Do một lần cao hứng bên mâm rượu của một tiệc cưới trong làng, thi nhân cấp huyện đã đọc :
                                        “ Bông hồng chèo chống nuôi con.
                                          Dáng ong lưng thắt lại dòn cái kia
                                            Từ ngày chồng bỏ không về
                                          dáng ong vẫn thất cái kia vẫn dòn…”.
 Trưởng làng Văn Hích khi nghe lại ở đình làng lấy làm căm nhà thơ cấp huyện lắm. Đố kỵ văn chương là thứ đố kỵ nhất. Người làng tự hào đã có nhà thơ Văn Hích nay lại càng tự hào vì có nhà thơ cấp huyện. Làng Chân Mây từ độ ấy thành lập câu lạc bộ thơ. Hiển nhiên Trương Văn Hích là Chủ nhiệm.  
 Từ ngày có một anh thầu xây dựng lắm tiền nhiều của mượn nhà cô Hồng Trại làm cơ sở hai thì như diều gặp gió, Hồng trại phơi phới tươi son như còn đang trẻ.
  Cô Hồng xóm Dọc (Hồng Dọc) có hai gò má cao không đỏ thì hồng, cái môi mỏng lại cong. Năm 30 tuổi cô Hồng dọc đã góa chồng. Cái dạo cơ hàn ấy, nhà thì chật chội có một cái giường vừa là bàn uống nước vừa là chỗ nằm của cả nhà. Anh chồng ngày ấy đói khát, đêm đêm không ngủ được. Cứ không ngủ được đè vợ ra mà đúc gạch. Cứ thế đẻ thêm con lại càng thêm đói khát. Cô vợ đói khát nhưng cứ như cục nam châm hút hết hồn hết tủy chồng. Ma hút hồn không bằn L hút tủy. Một đêm anh chồng nằm trên bụng cố mãi mà không xuống. Chồng mất sớm, nuôi 6 đứa con, cô cũng được tình làng nghĩa xóm đùm bọc. Nhiêu thằng thương, mỗi thằng mỗi cách.  Có thằng ban đêm ra đồng về có xâu ếch là thấm vợ bớt con đem cho. Có thằng đi bè về ném cho bó củi. Lá rách ít đùm là rách nhiều. Đêm đêm không thằng này thì ông khác đến đùm bọc cho vợi nỗi cô đơn đói khát cả bụng cả tình của cả hai phía. Hồng Dọc ngoan chiều chả đòi hỏi mặc cả vật chất, chỉ trao tình. Ai cho gì cũng nhận, không chê ít đòi nhiều. Bây giờ Hồng Dọc đã lên chức bà nội ngoại rồi nhưng chẳng ở với con với cháu. Vì ở một mình nên vẫn có đàn ông đến để đùm bọc cho vẹn tình thủy chung làng xóm.
 Đêm trước trưởng làng đến nhà Hồng Dọc để kiểm tra vệ sinh môi trường và vận động các khoản đóng góp xây Nông Thôn Kiểu Mẫu làng Chân Mây. Mới 20 giờ mà đóng cửa gọi nhỏ rồi gọi to Hồng Dọc không thưa,   
 Sáng hôm rằm cả làng Chân Mây đưa tin người chết trên bụng Hồng Dọc là cụ chủ tịch hội đồng hương ước làng Chân Mây. Lại Nghe mấy đứa nhỏ hỏi nhau tại sao ông mi lại chết trên bụng bà tao, trưởng làng Trương dào dạt thơ trong đầu. Bài thơ “Tình Hận”  có bóng dáng chủ nghĩa hậu hiện đại một cách tự phát (có lẽ do tài năng của trưởng làng) được truyền đi còn nhanh hơn cái chết phạm phòng. Thuộc tính hậu hiện đại của bài thơ nằm trọn trong hai câu :
                           Đêm đêm đé đé đâm đâm
                      Đứa ngửa không chết thằng dâm tơi đòi.
                                                         (Trương Văn Hích trưởng làng đã ký)
 Không tiện chép hết bài thơ ra đây vì nó khó hiểu, bí hiểm trong cấu tứ lại bẩn thỉu ở ngôn từ bởi đó là thuộc tính thơ hậu hiện đại của thời đại hiện nay.
 Nghe thơ này cô Hồng Dọc căm thằng trưởng làng lắm. Từ đấy cấm cửa không cho thằng Hích bén mảng, kể cả khi Hích đi theo đoàn vận động các khoản đóng góp, trong đó có khoản đóng góp xây nghĩa địa mấy chục năm ni Hích vẫn thu cho vào quỹ của vợ.

    Dân làng ngày càng phục tài trưởng làng Trương. Văn Hích đã có uy tín chót vót tuyệt đối vì đã làm được cả thơ đả kích phạm phòng.
Mấy bà vợ có chồng hay đi khám điền thổ, hay đi kiểm tra vệ sinh môi trường hoặc đi đêm vận động nhân dân đóng góp các loại quỹ trên tinh thần lá rách đùm bọc lá lành, mấy bà này hả hê cái chuyện phạm phòng lắm, thuôc và vận dụng tài tình bài thơ này lắm. Cứ khó chịu với chồng mấy mụ ni lại réo gọi chồng là cái thằng dâm tơi đòi, mi có phạm phòng thì phạm ở nhà! Phạm ví tau.

 Bị Hồng Dọc cấm cửa (lại còn giơ chổi dọa quét vào mặt), bị Hồng Trại bĩu môi xem thường sau tiếng xì là câu chửi đểu: “đi mà lẹo chó”; Trương trưởng làng đến với Hồng xóm Cồn (Hồng Cồn). Cô này kén đàn ông. Hạng cán bộ xã gõ cửa ban đêm cô mới cho vào. Có chồng ở nhà cô lừ mắt là chồng phải đi ngay. Xóm Cồn có ao Cồn. Ao Cồn 7 mẫu màu mỡ nên cá mau lớn lắm. Chân Mây có cái  ao Cồn / Ao Cồn bảy mẫu xanh rờn Chân Mây là hai câu thơ trong bài Ao Cồn của nhà thơ cấp huyện. Nhà thơ này nhắc người trong làng khi chép phải viết hoa hai từ Chân Mây vì đó là chơi văn. Ngày xưa chưa lâu lắm, cá ao Cồn đã mau lớn lại cực béo cực thơm vì nó ăn đủ thứ chất từ bệnh viện huyện thải xuống. Ngày bao cấp chỉ có cán bộ hàng huyện mới mơ được phân cân cá mè của ao Cồn làng Chân Mây. Bèo tây, sen và cá ăn hết thứ bẩn do người thải vào ao. Nước ao Cồn trong xanh leo lẻo. Gái xóm Cồn vừa dẻo vừa phây (Ao Cồn). Gái làng Chân Mây hay ra ao Cồn tắm. “Da trắng tắm nước ao cồn / càng tắm càng trắng càng dồn con cu”(Ao Cồn).
  Từ nhỏ Trương Văn Hích vẫn hay rình đàn bà con gái tắm ao Cồn. Cô Hồng trong xóm Cồn mấy lấn sơ ý (hay cố ý) để cho người ta thấy. Bây chừ thì ao Cồn không còn trong xanh như ngày xưa nữa. Chả có ai ra tắm và làm thơ vì chỉ có mùi cứt vịt từ ao thoảng đưa hôi thối như mùi nước ống điếu thuốc lào đặt ở đình… và Từ đó đến nay Hích vẫn thèm nhưng chưa được một lần mặc dù Hồng là nơi để cán bộ xã gửi tiền tiết kiệm. Ao Cồn đã được chồng cô Hồng đứng thầu 50 năm. Đêm ấy một ông xã vào, sáng mai để lại chữ ký. Đêm sau một ông khác vào để thêm một chữ ký nữa. Rồi một đêm nọ con dấu được đóng, thế là đấu thầu đã xong.
 Trưởng làng uy tín tài ba mấy thì vẫn chỉ là trưởng làng, sao dám ho he gì với ông xã. Văn Hích căm trong lòng vì Hồng Cồn chỉ cho nhìn (đã xưa) mà đến nay chưa cho một lần. Căm nữa vì muốn đấu thầu ao nhưng không được. Chỉ có cách làm thơ để gửi cục tức. Thơ có tựa đề Ao Cồn. Trong Ao Cồn có đoạn:
… Ao cồn bảy mẫu xanh rờn
Ba quan đổi một cái L cái trôn
Hồng Dọc Hồng Trại Hồng Cồn
Chưa nhìn cũng biết kém cái L Hồng Hương…    
 Chỉ đoạn thơ này thôi Hích đã trả được cả hận đời lẫn hận tình.
 Theo thông lệ, hãy cứ có thơ ra là Trương Văn Hích đọc to giữa đình mỗi buổi sáng (đôi khi réo cả vào loa) sau đó đem dán vào tờ báo líếp và ghi dưới cùng là Trương trưởng làng đã ký.   Nhưng lần này thì Hích đạp xe lên thị trấn Xuân Tươi nhờ đánh máy rồi photo copy mấy chục bản, đợi khuya đem rải từ sân đình đến cổng UBND, rải ra ngoài xóm Cồn.
 Hích rải thơ đến cổng nhà Hồng, hậm hực định vớ cục gạch bờ ao ném vào nhà ả cho bõ ghét. Nhưng có cái gì là lạ nơi con thuyền giữa ao. Đêm khuya không trăng không sao, chỉ có ánh điện mờ ảo từ đáy ao Cồn hắt lên thế mà cũng rõ mạn thuyền đang dập dềnh như có người nhún người. Quả thật rồi. Đúng thật rồi. Lại thằng xã với ả. Lại đổi chác chi đây. À sắp kiện toàn bộ máy các hội đoàn thể đăc thù của làng của thôn. Mỗi chủ tịch hội đoàn đặc thù là được hưởng phụ cấp triệu mốt, vậy là tranh nhau mua bán. Lần bầu bán trước Trương Văn Hích đã là trưởng làng lại muốn kiêm luôn trưởng thôn. Tiền không muốn bỏ ra, vợ lại già quá đát chả cha nào nhìn, Trương Văn Hích không trúng, nên có thơ đểu ra đời:
 “ Sắp bầu bán cấp quan thôn
 Chồng bàn với vợ đem l… ra mua 
 Phiếu bầu chồng có bị thua 
 Nhưng mà vẫn trúng do mua bằng l…
 (Bài thơ lục bát tứ tuyệt này trên cả tuyệt vời. Trương Hích không ký đề tên bên dưới nhưng bản đáng máy photo copy cả làng đều biết tác giả là ai. Và Trương trưởng làng tài hoa lại uy tín thêm mấy phần)                       
 Hích vung tay ra rồi nhưng kịp hãm lại không ném cục gạch đang sẵn có trong tay. Cứ để cho bay lẹo chắc như chó. Nghĩ vậy vì nhớ lại những lúc thấy chó lẹo chắc ngoài đường là Hích lấy gậy chọc ngang rồi kẹp gậy vào kheo chân kéo lên như người kéo vó. Mặc cho chó đực và chó cái kêu rên xin tha lỗi. Từ ngày tranh được cái chức trưởng làng, Hích không chọc gậy chó lẹo nữa mà lấy gạch ném. Tội nghiệp hai con chó đực và chó cái đang lẹo nhau đến độ gắn kết thăng hoa không rời ra được cũng không nỡ rời, bị thằng người ác hơn chó toáng gạch ném đá đau đớn khôn cùng. Tội nghiệp chó biết chi là lịch sự. Thằng người còn lẹo chắc giữa ban ngày ban mặt tại công viên văn hóa thủ đô. Hoặc tựa vào cột đình giữa làng Văn Hóa Chân Mây để lẹo lấy lẹo để cái trò đực cái (Điều này chỉ Trương trưởng làng và Trương Bạo coi đình biết, trời biết, đất biết). Nếu có ông đoàn thể nào biết thỉ tuyệt nhiên xem như là không biết bởi đang xây dựng làng kiểu mẫu văn hóa nông thôn thì sao lại có chuyện dâm dục xảy ra ngoài đình. Người thì được còn chó thì không. Chó chỉ biết lè lưỡi rớt rãi xin tha mà đâu có được Trương trưởng làng tha. Hích vừa ném gạch đá vào vùng nhạy cảm của chó vừa hét, đại loại: Đồ vô văn hóa, đồ chó. Chó mà dám làm trò chó giữa ban ngày ban mặt. Chó mà dám lẹo chắc giữa làng văn hóa của tao. Đồ chó.
 Hích chọn cục gạch nhỏ hơn, lấy tờ thơ cuộn lại rồi ném tủm ra ao. Sau tiếng tủm là tiếng e hèm.
 Việc ném đá và tiếng e hèm khi đi rải thơ đêm đó là thứ vũ khí lợi hại trong tay Hích. Ông xã nể sợ Hích thêm mấy phần. Vợ Hích lại tiếp tục làm thủ quỹ của cả làng cả xã.
 Bài thơ Ao Cồn được dân làng Văn Hóa Chân Mây gán cho nhà thơ cấp huyện sáng tác vì thi nhân này đã từng có bài Ao Cồn nổi tiếng.      

 Riêng cô Hồng Hương bỗng dưng được cao giá hơn mấy cô Hồng kia nên trong lòng mừng rỡ. Sáng sáng ra đình lại bôi thêm nước hoa vào nách và không quên quệt tí vào mông. Cô nói như vui như đùa, nửa mạc nửa mỡ rằng từ nay cái ngữ sáu bảy tám mươi chớ mà dớ dẩn. 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có nhận xét mới