Triền miên tiểu thuyết của Lê
Quang Phương
Phần một: LÀNG VĂN HÓA CHÂN MÂY
Chương
I: TRƯỞNG
LÀNG VĂN HOÁ
Thôi nhé!
Đừng đem chuyện làng xóm ra mà nói.
Nhắc mãi! Thoả thuận rồi. Dân nào quan vậy.
Dân làng ta thì quan làng ta.
Người có học đi. Kẻ sáng dạ đi. Mấy ông quân
đội cấp uý năm xưa về. Mấy ông hưu trí lù khù ở lại.
Lấy
ai làm cán bộ.
Nhưng này, mấy người cứ khuyên là Hội Viên lại
mang tiếng cán bộ, phải gương mẫu đi họp.
Nhưng mà biết không. Ngồi họp lấy bông nút tai
nhưng vẫn cứ nghe. Không muốn nhìn mà vẫn thấy.
I- Họp
Trưởng làng ta, ôi rõ chi là dân giã.
Đang quán triệt nghị quyết. Trưởng làng đứng
dậy. Nghiêng nghiêng nghiá nghía tìm chiếc điếu cày. Tay trái vê vê viên thuốc
lào cho nhầy nhầy nhựa nhựa ra. Tay phải nhay nháy hộp quẹt. Nghiêng đầu nhô
vai kẹp điếu. Méo miệng phùng mang lác mắt ông rít. Tiếng điếu kêu lẹc khẹc.
Khói thuốc ùn tùm lum cả phòng.
Cô phụ nữ giơ hai tay lẩy phẩy. Bay bớt đi mùi
hôi của khói thuốc. Tống bớt đi mùi thối của nước điếu do nhiều mồm bập chung
một cái miệng ống.
Ông cựu chiến binh ưỡn ngực ra dáng sá gì ba
cái khói thuốc, ta đây đã từng xông pha trận mạc hít chất độc da cam.
Ông khuyến học đỡ chiêu cho trưởng làng bằng
câu : Hút thuốc lào nâng cao sĩ diện, thơm mồm thơm miệng sạch trùng lao.
Cả
hội nghị không ai nói gì. Quan khách lịch sự không nói. Khách quan mà nói thì
có hôi có thối thật. Chỉ vài cái lắc đầu bịt mũi.
Lim dim đôi mắt trưởng làng thưởng thức cái
khoái độc của chất thuốc và để cho mọi người sốt ruột chờ đợi nghe ông nói.
Ông truởng làng văn hoá này đuợc mọi nguời
khen hay khen giỏi. Đuợc lãnh đạo xã ưu ái nghe ông, tôn ông là quân sư tầm cỡ
Gia Cát Khổng Minh.
Ông
tham mưu bán đất, không cần chi đến luật, làm dân tình điêu đứng.
Ông
tham mưu quét đưòng cũ thành đuờng mới, lừa kho bạc lấy tiền nhà nước lần 2!
Ông
tham mưu làm nhà văn hóa thôn, hết chừng bảy trăm ông hô thành tỷ bảy.
Ông
chửi cha chửi mẹ người nghèo, quát nạt họ phải nộp hơn hai chục khoản
tiền.
Ông
làm thơ làm đối treo ngoài đình. Ông đọc cho mấy mụ góa mấy ông mù chữ nghe và
họ khen ông là nhà thơ cấp làng. Họ tự hào vì không làng nào có được người tài
thơ phú văn vẻ như ông.
Mấy
chuyện này rồi sẽ kể
Trưởng
làng Văn hóa họ Trương tên Văn Hích. Vì có máu văn chương nên trưởng làng yêu
cầu công dân trong làng gọi là Trương Văn hoặc Trương trưởng làng. Nhưng tùy
thích ai gọi là gì cũng được.
Tên
làng: LÀNG VĂN HÓA CHÂN MÂY huyện XUÂN TƯƠI tỉnh THIÊN THANH
II- Thơ phú văn chương của Trương trưởng làng
1 - Trương Văn Hích làm câu đối tự suy tôn
mình treo giữa đình làng:
“ Răng TỚ long Đầu phơ bạc nhưng
TỚ một lòng vì giang sơn thôn xóm
Kèm nhèm mắt lẩy bẩy chân TA ĐÂY
sáng gương soi vì thôn xóm giang sơn” .
( Trương trưởng làng đã ký)
Câu đối đỏ vẫn còn treo đó. Đình làng Chân Mây
tuổi 600 năm có lẻ. Đình đã được sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thiên Thanh công nhận
là di sản cấp tỉnh. Đình chỉ thờ thành hoàng làng cùng các anh hùng liệt sỹ.
Nay trưởng làng Trương đang sống (tuy chân lẫy bẫy mắt kèm nhèm chứ chưa chết)
mà vẫn được dự hàng với người đã chết. Ôi vô cùng vinh dự.
Các cụ sáng nào tập thể dục cũng trầm trồ.
Nhất là mấy bà góa xí xớn cùng mấy ông chết vợ rỗi hơi:
- Câu đối hay nhất làng Chân Mây nhất huyện Xuân Tươi vào loại hàng cấp
tỉnh.
Đám hưu trí hay tụ tập ngoài đình, cầu lông
cầu lá dưỡng sinh lại càng thán phục, ngợi ca trưởng làng (Đểu có thật có).
- Trưởng làng mình giỏi thật, gọi là gì nhỉ, à câu đối, hay hiếm có.
Có cả lời bình của ông chủ tịch hội khuyến học
(chưa học hết lớp 7 đi TNXP vê làm hiệu trưởng cấp 1, đã về hưu) phân tích cái
hay của câu đối cho mọi người nghe.
- Đối đây này : Đầu
phơ bạc –
lẩy bẫy chân. Đầu đối với lẩy nhé, phơ bạc đối với bẫy
chân nhé. Nhưng TỚ một lòng
đối với TA ĐÂY vẫn.
Cụ chủ tịch hội người cao tuổi hùa vào:
- Ái chà giang sơn thôn xóm đối với thôn xóm giang sơn
Mấy mụ ế chồng là khen trưởng làng một cách
chân thành nhất:
- Đối giỏi thật chả mấy người làm được.
Chữ TỚ - TỚ ở cột bên ni viết hoa rõ to, lại màu đỏ
nhé. Rõ thích. Chữ TA ĐÂY ở cột bên
nớ cũng viết to lại tô màu vàng để đối TỚ TỚ nhé. Rõ vui mắt.
Được mấy bà góa mấy ông chập khen, trưởng
làng lấy làm khoái chí lắm. Cứ nghe xong mỗi câu khen, Trương lại khẹc khẹc rít
một điếu thuốc lào. Mấy chục lời khen là mấy chục lần chiếc điếu nẩy lên, rên
lẹc khẹc. Mỗi lần ống điếu kêu là mồm và cổ họng Trương trưởng làng chứa đầy
khói thuốc. Lúc đầu Trương ngửa cổ phun lên nóc đình. Những lần sau phun tròn
tứ phía. Để tạ ơn đám đông đang có lời bình tài làm câu đối, trưởng làng phun thẳng một hơi thuốc dài về
phía mọi người.
Khói
thuốc thoảng thoảng hôi, thoang thoảng thối, u ám phủ kín bảy gian đình. Khói
thuốc quần tụ trước bàn thờ hội đồng làng, rồi như có phép lạ, màn khói xám đen
cuộn lại thành từng bó lao vào hâu cung, nơi thờ Thành Hoàng làng Văn Hóa Chân
Mây.
Nghe nói có một nhà thơ là con em của làng
Chân Mây, ra đi rồi phát triển trở thành nhà thơ ngang tầm cấp huyện có làm đôi
câu.
Tôi
thấy tôi thương đình làng tôi
Thương
thôi thương lắm thương lắm thôi…
2- Trương trưởng làng làm Thơ nghĩa
địa:
Bài một – Nghĩa địa 1
Làng tớ nghĩa địa tựa công viên
Người
chết chôn đây thật đã thèm
Người
người phải góp xây nghĩa địa
Chết
rồi làng mới cho chập cheng.
(Trương
Trưởng làng đã ký)
Cứ tết đến và sau hai vụ chiêm mùa, Trương
trưởng làng lại hô hào vận động con em các dòng họ thi đua góp tiền xây nghĩa
địa, làm giàu quỹ tang lễ cho làng. Đứa mới đẻ đến ông đầu bạc. Hộ nghèo kiết
hay tên bệnh tật, trưởng làng hô đóng tuốt. Nếu bay không đóng khi cha mẹ hay
bay chết sẽ vứt xác trôi sông như xác chó. Trương trưởng làng ộp oạp nói trong
cuộc họp những hộ nghèo. Mấy anh nghèo do bệnh tật nhưng vốn có học đã thưa
kiện lên ông huyện Xuân Tươi, nhưng vì không ghi âm được lời trưởng làng nên
thua kiện. Từ đó Trương Văn Hích càng tự đắc càng thấy mình chân lý làm sao,
tài tình làm sao. Cả làng phát khiếp, ngoan ngoãn phục tùng trưởng làng.
Hai chục năm làm trưởng làng văn hóa, tự thu
tự chi mọi nguồn đóng góp, Trương Văn Hích như là (còn hơn) ông lý trưởng cường
hào năm xưa. Dân làng Chân Mây ngoan hiền quá. Không ngoan sao được khi trưởng
làng dọa nếu không đóng góp tiền, làng không đến đưa tang, không cho bản ti đến
ồ í e chập cheng kèn trống. Chết thế thì buồn nhục lắm. Chết nhục thì thà rằng
sống khổ còn hơn. Dân làng Chân Mây bảo thế.
Ngoài bảy mươi, trưởng làng nghĩ đến cái chết
nơi nằm ngoài nghĩa địa. Phải làm sao để người chết trước phải khâm phục ta khi
ta chết sau được cả làng tùng dinh vào nghĩa địa. Vì vậy Trương mới cho ra Thơ
nghĩa địa 1.
Trương trưởng làng sáng nay lại đọc tiếp Thơ
nghĩa địa 2, tại đình làng.
Bài hai - Nghĩa địa 2
Công
viên nghĩa địa làng tớ đẹp
Ai
đến nhìn đây cũng thèm chết
Chán
cơm thèm đất thèm kèn trống
Trưởng
làng ta đây (làm) nghĩa địa đẹp.
(Trưởng làng Trương đã kí)
Hai bài thơ nghĩa địa đã được trưởng làng
khắc vào bia đá. Lúc đầu bia thơ nghĩa địa được
đặt tại đình làng.
Thật là bất ngờ. Thơ nghĩa địa lại có tác
dụng vĩ đại đến thế. Được đông đảo dân làng ca ngợi lại được các ông xã ông
thôn đọc rất ngân nga trong các cuộc họp. Ông văn hóa xã mấy buổi 5 giờ kém
mười lăm sáng đem đọc trên loa phóng thanh của làng.
Sáng sáng ngoài đình làng lại có sự tâng
bốc a dua, có cả sự ngợi ca của cô Hương
Hồng góa chồng.
- Ôi anh Trương trưởng làm thơ hay lắm,
tuyệt lắm, nhưng mà em không muốn chết. Không thèm chết chỉ thèm cái thèm!
Cũng nhờ bài thơ nên mấy chục khoản tiền của
thôn làng xã đổ lên đầu dân, cho dân tự nguyện đóng góp (vinh dự thay) đã hoàn
thành rất nhanh chóng. Không ai bảo ai, sợ lắm, nếu không may bay chết hoặc cha
mẹ bay chết mà không đóng góp thì vứt xác trôi sông như xác chó. Nay lại có thơ
nghĩa địa nữa nhé :
Người người phải góp xây nghĩa địa
Chết rồi làng mới cho chập
cheng.
Uy tín và tài năng của
Trương Văn Hích được mấy ông xã tận dụng. Mấy ông cán bộ về hưu có tí hiểu biết
ngày càng lép vế rồi cũng hùa theo Văn Hích. Họ suy tôn Hích là đại quân sư đại
cố vấn cho ông xã.
Ở cái làng Chân Mây này không ai biết đến luật
thơ luật văn, hiện đại hay hậu hiện đại, cao sang hơn nữa là hậu tương lai là
cái chi chi . Cứ như cách làm thơ làm câu đối của Trương trưởng làng thì đúng
niêm luật cụ thể chỉnh mỉnh lắm rồi. Vừa đúng niêm vừa chuẩn luật lại vừa hậu
hiện đại. Nhà thơ cấp huyện bảo thế.
Nhà thơ cấp huyện thỉnh thoảng lại về đình.
Đọc Thơ nghĩa địa 1 và 2 xong, lúc đầu chỉ tủm tỉm cười. Sau đó cười ha ha rồi
cầm bút đề tô xuống bàn uống nước rằng:
Tôi thấy tôi thương đình làng tôi
Ngàn năm văn hiến ối
ồi ôi !
Sau
đó bài Thơ nghĩa địa 1 và 2 được đem ra gắn ở miếu thần linh ngoài nghĩa địa.
Dòng người đưa thơ từ đình ra toàn là gái góa, mụ ế, ông chập bà vênh, cùng mấy
ông bà rỗi hơi rỗi việc đi tập dưỡng sinh bị trưởng làng bắt nhập vào đoàn.
(Còn tiếp...)
Tác giả Lê Quang Phương thứ hai từ trái sang. Phủ Tây Hồ, Thọ Xuân, Thanh Hóa, 4-2015
(Còn tiếp...)
Tác giả Lê Quang Phương thứ hai từ trái sang. Phủ Tây Hồ, Thọ Xuân, Thanh Hóa, 4-2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có nhận xét mới