30 tháng 11, 2015

Thịt ếch xào lá cách

Lâu lắm rồi, cũng phải trước năm 2000, tôi có chuyến công tác vô Cần Thơ. Trên đường về ghé thăm đồng nghiệp ở Vĩnh Long. Từ Cần Thơ chỉ qua con sông Hậu là đến Vĩnh Long nhưng hồi đó chưa có cầu phải đi phà nên 10 giờ mới tấp được vô thị xã Vĩnh Long. Dân miền Tây hễ đã gặp nhau là phải nhậu mới ra bạn ra bè. Ngồi chưa ấm chỗ đã thấy ông bạn bưng ra một đĩa to món xào thơm nhức với chai rượu gạo nút lá chuối khô trong như mắt mèo. Bạn xởi lởi: Đang mùa nước nổi nên chuột, cá linh, rắn, lươn, ếch về nhiều như lục bình trôi sông, bán đầy chợ rẻ rề. Đây là món thịt ếch xào lá cách nổi tiếng của ẩm thực khẩn hoang Nam Bộ. Mấy ông cầm đũa cho nóng.
Thịt ếch thì đã quá nhiều không kể xiết nhưng xào với lá cách thì đấy là lần đầu tiên tôi được ăn. Món lá cách cho vô miệng nhai thong thả thấy bùi bùi, hăng hăng mà bắt vị qúa chừng. Càng ăn càng thấm càng thấy ngon. Tìm hiểu cho kĩ thì ông bạn kéo ra sau vườn chỉ vô một cây to như cây dâu tằm lá xanh um tùm: Cây lá cách đây. Tên đầy đủ là cây vọng cách, một loại rau rừng của Nam Bộ, thuộc loại thân gỗ, lá to dày, thường mọc dọc bờ kênh rạch, rìa làng, chỉ cần bẻ cành cắm xuống bất kì đâu cũng sẽ mọc lên tươi tốt. Lá ra không kịp hái. Đặc điểm của cây lá cách là không hái từng lá mà phải bẻ cả cành, như thế cây mới mọc cành ra lá non. Không chỉ với ếch mà với chuột, lươn, rắn, cá đồng các loại đem xào nấu với lá cách đều rất bắt miệng, ăn no không biết chán.
Tôi mê lá cách từ bữa đó. Nghĩ bụng có dịp sẽ trồng lấy một cây ăn cho đã.
Năm 2010, vừa định cư vô Sài Gòn thì một ông bạn dạy cùng trường có nhà mãi trên Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức rủ lên chơi. Nhà ổng trên bờ sông Sài Gòn, gió ngoài sông thổi vô mát rười rượi mang theo cả tiếng sóng vỗ bờ ì oạp, cây cối xanh um. Đặc biệt có hai chậu cách một to một nhỏ để sát cổng. Bữa đó ổng cũng hái lá cách vô xào lươn bằm xúc bánh tráng nhậu với rượu ngâm lá cách. Ăn đến no thì thôi. Là nhà khoa học lại là người quê Sóc Trăng miền Tây chính hiệu nên ông bạn rất am hiểu về cây trái miệt vườn. Ông còn giới thiệu thêm về lá cách với nhiều công dụng chữa bệnh như: giảm men gan, thanh nhiệt, giải độc gan, chữa nhức mỏi xương khớp, chống viêm nhiễm và giảm đau vân vân… Lá cách đem phơi khô sao vàng hạ thổ ngâm rượu bữa ăn làm một li thì khỏe cả đời. Lá cách còn là vị thuốc quý.
Tôi nghe càng lấy làm khoái. Khoái hơn nữa là thấy tôi thích nên khi chia tay ông bạn quý đã nhổ luôn cây cách nhỏ cho tôi mang về trồng.
Đã 5 năm nay, cây cách xin từ Hiệp Bình Chánh về được trồng trong cái chậu màu xanh sẫm đẹp nhất luôn xanh tốt trên sân thượng nhà tôi. Thịt ếch thì có sẵn quanh năm ngoài chợ kí chỉ 5 -6 chục nghìn. Đến chủ nhật vợ tôi lại mua ếch về ướp hành tỏi ớt rồi xào với lá cách thái chỉ làm món khoái khẩu cho cả nhà.
Lá cách cũng như trái sầu riêng. Mùi vị rất khó ngửi nhưng ai đã một lần ăn thì nhớ mãi và sẽ thèm thuồng khi nhớ về hương vị của nó. Ăn nhiều sẽ nghiện.
Cách đây hơn tháng, bạn học Nguyễn Xuân Sùng từ Ba Đồn vô Sài Gòn đến chơi, nhằm lúc vợ con đi vắng hết, tôi cũng mua ếch về xuống bếp xắn tay áo lên xào lá cách hái trên sân thượng đãi bạn món ăn đặc trưng của người miền Tây. Dọn lên mâm đĩa thịt ếch xào lá cách bốc khói thơm lừng, tôi nổ với Sùng: Đã nói đến ẩm thực Nam Bộ là phải nói đến thịt ếch xào lá cách. Sùng chăm chú nhìn tôi như nhìn một tay đầu bếp có thứ hạng. Bữa đó tôi nêm nước mắm quá tay nên hơi bị mặn nhưng Sùng cũng khen ngon. Chẳng biết Nguyễn Xuân Sùng khen có thật thà gì không nhưng tôi thì lấy làm mãn nguyện lắm.

 Cây lá cách ông bạn ở Hiệp Bình Chánh cho được tôi trồng trong cái chậu đẹp nhất


Quanh năm xanh tốt. Chỉ đứng gần đã nghe tỏa mùi đặc trưng hăng hắc khỏ tả và khó... ngửi nhưng sẵn sàng gây nghiện khi bạn chỉ một lần thưởng thức  


               Thịt ếch xào lá cách. Món khoái khẩu của dân Nam Bộ




28 tháng 11, 2015

Vòng quanh múa lộn (3)

               Triền miên tiểu thuyết của Lê Quang Phương

Phần một: LÀNG VĂN HÓA CHÂN MÂY

Chương 3 :                                ĐÁNH ĐU

   Trương Văn Hích triệu tập Hội đồng hương ước làng Chân Mây vào một sáng sớm khi loa truyền thanh còn oàm oạp chưa dứt.
  Mấy lão trượng U80, người râu tóc bạc phơ cứ để phơ bạc, kẻ râu tóc bạc phơ nhuộm thành đen óng. Ông đi xe tay ga, ông chống gậy dương ô. Bà bỏm bẻm nhai trầu, bà móm mém làm duyên. Tất cả lấy làm trang trọng và vinh dự khi được Trương trưởng làng gọi tới.
   Khói thuốc lào lại trào tuôn như thường lệ . Như thường lệ, vào những buổi ban mai, các cụ tập dưỡng sinh xong, lại dưỡng phổi bằng thuốc lào. Khói thuốc lại ám thêm vào cột vào xà vào tượng cùng tay ngai cỗ ỷ trong đình.
  Trương trưởng làng e hèm mở đầu cuộc họp rồi đặt vấn đề gồm mấy cái để như sau.
 -  Để về Nông Thôn kiểu mẫu sớm hơn trong hàng huyện nhằm nhận thưởng 50 triệu đồng;
 -  Để mừng hai mươi năm kỉ niệm Làng Văn Hóa Chân Mây (Chân Mây là tên làng có từ xưa, Văn Hóa là mới thêm vào 20 năm nay);
 -  Để cho thiên hạ lác mắt khi đến xem hội làng ngày tết. Lác mắt mà thán phục sự tài ba của hội đồng hương ước làng ta. Thán phục Trương trưởng làng này đã biết cách mần chi để giữ gìn bản sắc dân tộc.
 - Để ra mắt và khẳng đinh câu lạc bộ thơ mà Trương trưởng làng làm chủ nhiệm (trưởng làng Trương mà chủ nhiệm thơ thì, chả cần bảo, dứt khoát thơ phải chất lượng và đặc biệt là số lượng sẽ ăn đứt thơ xã thơ huyện là cái chắc)
 - Để cho đậm đà bản sắc văn hóa làng Chân Mây, dứt khoát phải có chiêu trò đánh đu. Đánh đu cùng mấy trò cờ tướng, kéo co, vật tay, đẩy gậy, đồng cốt. Không thì lấy gì mà chơi. Các trò trên ti vi thì không bê xuống sân đình được. Theo chú Sam để đi tìm triệu phú thì được mấy người. Hay là bắt chước làm theo cậu Hoàng để uốn éo hết giả gái lại giả trai trên ti vi đến là tởm lợm. Hoặc tập theo mấy kiểu bọn tù giây vũ đạo uốn éo múa may như bầy sâu đo ngó ngoáy ngọ nguậy. Trò ấy mà đem tập cho chi đoàn thanh niên làng Chân Mây rồi diễn ngoài đình thì Thành Hoàng làng vật cho sặc máu. Chiêu trò thời mới phần lớn là không nhờ cậy chi cho Văn hóa nông quê được, nên dứt khoát phải là đành đu với ngày xưa.    
  Sau một hồi bàn luận. Thực ra là chả bàn chả luận gì. Chỉ có mỗi cái mồm trưởng làng nói, lúc thì ra rả, lúc lại rin rít. Trương Văn Hích nói cũng như đọc thơ, mồm hơi méo đi, môi dưới hơi trễ xuống để nước dãi sều ra. Dân làng Chân Mây bảo vì Trương trưởng đọc thơ hay và nói vòng vo tam quốc hay nên mới chịu nghe, chứ nhìn vào cái mồm méo luôn chảy dãi thì gớm ghiếc lắm. Trương nói nào là đóng góp nào là công cán, nào là ai nhảy trước nhún sau. Nào là ai làm mẫu (hiển nhiên là lão Trương Bạo coi đình rồi). Nào là ai làm trọng tài cờ tướng (là Trương Bảo em Trương Bạo). Nào ai làm trọng tài kéo co, ai làm thơ ai viết thơ ai đọc thơ mừng làng… đều được ban bổ đâu vào đấy cả. Cứ mỗi lần giải quyết xong một cái nào là - nào là - là một trận tiếng rẹc rẹc nảy ra từ cái nõ điếu cày. Những bức tượng, những câu đối, những kèo những cột lai được khói thuốc và mùi thôi thối phả ra từ miệng trưởng làng và miệng ống điếu nhuộm thêm đậm cái màu sám bẩn, ủ thêm hương cái mùi nước thối. 
  Thảo luận mãi, gần trưa, một loạt các chương trình chào mừng năm Ất Mùi được thông qua.

   Sáng mùng một tết Trương Bạo được lệnh của Trương trưởng làng nổi lên 3 hồi 9 tiếng trống. Trời mưa, trống đã cũ lại thủng, nên Trương Bạo có dùng hết sức lực cái tuổi 75 đang còn hừng hực giống đực vì vợ bỏ đi mười bảy năm rồi, tiếng trống vẫn không vang xa, không  vượt khỏi bốn bức tường quanh đình. Thấy thế Trương Văn Hích đấu loa.
  - A lô! Xin kính thưa cán bộ và các đồng chí đoàn thể hội đoàn trong làng!
  Và a lô nhân dân đồng bào chú ý! chú ý ! Nghe đây nghe đây!
  Sáng nay mùng một tết mời các đồng chí và nhân dân ta ra làng ta để ta mừng xuân Ất Mùi.
  Lác đác đã có người đội ô lò dò đến.
  Vài cô cậu thanh niên đi làm ăn trong Nam ngoài Bắc đem được ít trăm bạc về đang ghi phiếu công đức đôi ba chục đóng góp cho đình.
 Vài cô cậu sinh viên về làng ăn tết tò mò đến nhòm ngó cây đu để ôn cố tri tân.
Nhà thơ cấp huyện đã có mặt tại đình từ lúc Trương Bạo gõ trống. Cái đình này đã gắn bó với thi nhân cấp huyện từ nhỏ. Những lần đánh cờ tướng, những lần xem rước Thành Hoàng, rồi là hội làng, rồi là hát bội hát chèo, rồi là chia xôi chia thịt… bao nhiêu là kỷ niệm. Bom rơi đạn nổ, chiến tranh đã cướp mất đi văn hóa đình. Thời ấy ông mới mười tám đôi mươi, đã được nhún đu cùng mấy người bạn. Ôi chà chà! Một nhún đu đã la là. Nhún thêm nhún nữa đu tà tà ngang. Anh nhấn chị dướn giữa làng/ Mưa xuân tốt cả mấy hàng chân đu. Đánh đu đôi, Người cầm tay đu dướn lên hợp lực với người thụp xuống. Nhịp nhàng lại nhịp nhàng, đu đã dựng đứng, đầu chúi xuống đất, chân chống ngược lên trời. Bốn bàn tay bám chặt tay đu, bốn bàn chân áp chặt vào then đạp. Đu dựng đứng chừng mươi tích tắc nhưng mà đem niềm vui đến nghẹn thở cả mấy chục năm. Rồi đu đổ ập xuống bên nào cũng thích. Thích đến tận khi chết không quên. Đạn bay súng nổ, cây đu đi vào kỷ niệm. Hơn nửa thế kỷ qua chả mấy người thấy bóng cây đu. Nhà thơ bồi hồi và hy vọng.
 Hôm nay cây đu ngày xưa đang đứng đó nhưng chẳng có ma nào đu. Thanh niên trong làng đi xa về khoanh tay đứng nhìn xa lạ dửng dưng. Trương trưởng làng với Trương Bạo, hai thằng già U75 nhưng cố bộ không già. Cưa sừng làm nghé, hai thằng trèo lên đu đưa nhún nhẩy. Đám thanh niên sinh viên thấy kệch cỡm vội vã ra về. Nhún mấy cái chẳng biết do tẽn tò hay do chóng mặt mà Trương Văn Hích vội nói thôi thôi cho tau xuống.
  Một mình Trương Bạo nhún nhẩy lừng khừng như bóng ma hiện hồn dưới mưa mù ngày tết. Trương Bạo là ông Từ của đình, vợ bỏ lâu rồi nên máu dê vẫn còn máu. Thỉnh thoảng bán vài ba buồng chuối xanh trong vườn sau đình, kiếm thêm được vài trăm là Bạo đánh bạo đi đêm đánh bắt.
 Trước khi đi đúc gạch, Bạo hay hỏi dò la giá sàn trong làng dạo này là bao nhiêu. Bạo hỏi giữa đình, không ngần ngại. Đình làng Văn Hóa Chân Mây thời nay là của quân vô học (nhà thơ cấp huyện bảo thế nhưng đâu phải thế). Nó chỉ là nơi đưa chuyện làm quà, săm soi và chọc ngoáy, nói tục rồi hô hố cười trong khói thuốc lào hôi thối. Văn hóa thôn quê thế thôi chứ đâu đến nỗi vô học. Trương Bạo hỏi giá sàn được người này người nọ thông báo cụ thể rằng con ni trăm mốt, con tê thêm năm ngàn, con nọ thích thì cho không, không thích thì phải hai trăm trở lên.
     Trương Bạo thường vào nhà mấy mụ hàng xáo. Nếu giá không mềm thì Bạo từ chối đi tìm mấy ả thu mua phế liệu tuổi đã sồn sồn. Mức mỗi lần thấp hơn giá sàn 5 đến 10 ngàn. Mấy cô ngoài bốn chục đi mua phế liệu thế mà thơm đáo để. Thường mặc áo chống nắng, khăn mũ khẩu trang kín mặt, kính màu che mắt, các cô đạp xe đi mua phế liệu. Nhà nghỉ là nơi các cô hay tìm đến để bán chứ không mua. Một giờ làm đĩ thôi là bằng mấy ngày thu mua phế liệu. Kiếm thêm cho con nộp tiền học, góp thêm cho chồng đóng tiền quỹ làng quỹ xã, xây nhà văn hóa thôn để sớm về nông thôn văn hóa. Nằm ngửa mấy chục phút cho đàn ông vày vò có chi mà thẹn. Nằm trên nệm trắng thơm tho, điều hòa mát rượi lại có tiền tội gì mà không ngửa. Nằm ở nhà nghỉ thơm vào da thịt đến tối chồng lại hít hà khen hít hà thích. Cứ chiều chồng thương con là được. Chỉ xấu hổ khi không có tiền nộp cho làng xã bị bêu riếu lên loa đài. Xấu hổ rồi lại còn sợ, nếu không có tiền góp xây nghĩa địa, bảo vệ nghĩa địa, quỹ tang lễ, đường vào nghĩa địa…thì “bay chết hay cha mẹ bay chết sẽ vất xác trôi sông”  phải nộp cho đủ thì “chết rồi làng mới cho chập cheng” như lời tuyên bố của Trương trưởng làng.
  Nhìn ánh đèn điện xanh đỏ từ mấy nhà nghỉ bên trái bên phải đình nhấp nháy lung linh. Nhìn các cặp trẻ có già có, có tiền có của có sức, đôi một vào ra nhà nghỉ làm cái trò đực cái đêm đêm ngày ngày là Trương Bạo lại liếm nước dãi. Vài tháng mới được ngủ với đàn bà một lần, chã bõ bèn chi nên Bạo dê vẫn cứ dê. Mỗi lần nhún đu một cái là Bạo lại nhìn mấy con mẹ góa mấy mụ ế chồng. Thỉnh thoảng vẫn có mấy cái nhìn từ phía đàn bà trong sân đình ném ra cho Bạo.
  Trương Bạo ngồi trên cây đu như ngồi bệ xí xổm. Bạo nhìn hòm công đức để dưới chân cây đu. Có món rồi. Tối ni phải đưa đươc con mẹ hàng thịt bán rong vào đình. Hai lần ướm nó nhưng hai lần cao giá. Ba trăm là ba chục nải chuối.
 Trương Bạo cứ ngồi xổm trên cây đu mà thao láo nhìn đám đàn bà.
  Nhà thơ cấp huyện vốn thích nhất là trò nhún đu, nhưng nhìn thấy thực tại thi nhân nổi thi hứng và bài thơ Đu Đưa Bên Đình ra đời         
ĐU ĐƯA BÊN ĐÌNH
Cây đu làng dựng bên đình
Cớ sao đu lại một mình chỏng chơ

Mưa xuân rắc nhẹ bụi mờ
Gió xuân nhún thử thẫn thờ. Đu đưa

Khói hương nằng nặng lư đừ
xong ba ngày tết chưa đu lần nào

Sáng nay
Không bẩm không chào
trưởng làng hò hét đấm vào vòm tai
Hội làng Văn Hóa Chân Mây
Mấy ông bà móm con say lên đồng

Thành Hoàng
hoảng hốt lộn sòng
Mái đình
thu vội  làn cong thơ về

Cây đu tò tẽn ê chề
hồn xưa phiêu bạt
vía  về vội bay

 Bài thơ Đu Đưa Bên Đình ra đời và ngay lập tức được photo copy để nhiều người cùng xem nhiều người cùng đọc. Đám đánh cờ tướng ngừng đánh để đọc rồi phán thơ với thiếc. Đám kéo co ngừng co để đọc rồi phán thơ lơ thơ thẩn. Đám tụ năm tụ ba đưa chuyện lại được đề tài để đưa chuyện, đọc thấy vần vè rõ hợp, rõ ràng là đu đưa bên đình rồi. Góc đình kia mấy ông khuyến học, mấy cụ hội người cao tuổi là thi nhân thi hữu trong Câu lạc bộ thơ làng Chân Mây đang phê bình gật gù tâm đắc:
 - Mưa ướt sũng đũng quần mà lại nói rắc nhẹ bụi hờ.
 - Gió xuân mà lại nhún đu chứ.
 - Nhà thơ cấp huyện làm thơ chả ra chi, thua xa nhà thơ cấp làng ta.
 - Chết chết sao Thành Hoàng lại lộn sòng. Chết chết thu lại thu lại.
 - Thơ phản động.
 - Mái đình cong thì vẫn cong chứ ai thu lại được. Thợ mộc chạm vô là bị vặn tay liền
 - Bậy bậy bậy.
 -  Đang cúng đang hương khói sao lại vía về vội bay.
 Đu Đưa Bên Đình được câu lạc bộ thơ Chân Mây bình phẩm.
 Chê nhiều hơn khen.
 Chủ nhiệm câu lạc bộ thơ Trương Văn Hích thấy mình phải có trách nhiệm họa lại bài thơ này và cũng là để chứng tỏ tài năng làng ăn đứt huyện ăn đứt tỉnh. Sự giác ngộ văn hóa cấp làng trong thời kỳ công cuộc đổi mới kiểu mẫu không thể không có thơ đối lại thơ hàng huyện. Trước nay những cái gì của huyện của tỉnh đưa về (đại loại như nghị quyết hay công văn chỉ thị, hoặc to lớn như luật pháp từ mãi cao cao bổ xuống) đều được làng xã này quyết định có làm hay không, lừa huyện tỉnh rồi báo cáo lại bằng cách riêng của làng Chân Mây.      
  Ống điếu thuốc lào lại được Trương Văn Hích bập miệng vào. Tiếng rẹc rẹc khẹc khẹc lại từ nõ điếu bắn ra chen lẫn với tiếng quân cờ chí chát đập mặt nhau.  Miệng Hích lại phì khói. Bởi tết bởi xuân nên đông cụ ra đình chơi, nên lắm kiểu mồm bập vào điếu. Bởi vậy nước điếu lưu kiểu năm cũ sang năm mới hôi lại thêm hôi, thối lại càng thối. Mùi hôi thối theo khói thuốc từ mồm trưởng làng bay ra lại lan tỏa lại nhuộm tẩm đình. Cộng với mùi hương nằng nặng, mùi nước hoa đủ kiểu đủ loại con cháu mọi miền đem về được các bà bôi mừng xuân đón tết đang từ nách, từ rốn các bà các chị các cô ngào ngạt tỏa ra. Lại cộng với mùi rượu thức nhắm dưa hành mừng tết từ mồm mấy ông mặt đỏ mặt tái đang  phẩm bình văn thơ. Tất cả hòa thành cái mùi của làng Văn hóa Chân Mây.
 Hích thường xuất khẩu thành chương. Trong cái không khí văn hóa làng như hôm nay, hôm nay mùng một tết, không khí thực sự là Văn Hóa nên Hích, cứ sau mỗi điếu thuốc là một câu thơ tài hoa ra đời. Rất nhanh mà lại rất hay. Bài thơ Chình Ình Bên Đình của Hích được sáng tạo trong vòng 15 phut. Kể từ điếu thuốc lào đầu tiên vào lúc 10 giờ kém 15 đến khi Hích rít điếu cuối cùng để hạ câu Trương trưởng làng đã ký là vào lúc 10 giờ 00 phút sáng thứ năm, ngày 19 tháng hai năm 2015, nhằm vào giờ Quý Tỵ ngày Bính Dần tháng Mậu Dần năm Ất Mùi ( nhằm mùng một tết – Trương trưởng vẫn còn đánh dấu sự kiện này bằng cách ghi rõ giờ ngày tháng năm ra đời bài thơ này dưới mép tờ báo liếp vẫn treo cạnh trống đình)
 Bài thơ vĩ đại ấy như sau:

CHÌNH ÌNH BÊN ĐÌNH

Chình ình cao lớn ngoài đình
Ai thích thì cứ tự mình đu đưa

Tết mấy ngày vấp phải mưa
Cây đu rất thích một mình đu đưa

Trương Bạo là chính ông từ
Cả ba ngày tết nhún đu một mình

Sáng nay
vui vẻ làm sao
Trưởng làng cùng với đồng bào ta đây
Làng hội Văn Hóa Chân Mây
Mấy bà mom móm cũng say hát đồng

Thành Hoàng
vẫn ở nhà trong
Mái đình vẫn cứ cong cong mái đình

 Câu lạc bộ thơ làng Văn Hóa Chân Mây thẩm bình mãi về hai bài thơ này. Để lưu lại cho con cháu trong làng. Để mai sau và mãi mãi xem Chình Ình Bên Đình như là báu vật, như là di sản phi vật thể, các cụ, trong đó có cụ khuyến học là to mồm nhất đề nghị nên khắc vào bia đá hai bài thơ này. Phải khắc vào bia đá bởi nó cũng văn hóa ngang tầm với thơ Nghĩa địa 1 và Nghĩa địa 2. Và hiển nhiên không nên và không được bao giờ dinh bài này ra nghĩa địa. Cụ Khuyến học kêu giọng the thé quả quyết là vậy.
  Người ra thơ thì dễ, ai mà chả làm được thơ. Câu lạc bộ thơ xóm nào chả có. Phần lớn đứa dở hơi mới làm thơ rồi cho ra thứ thơ dở hơi. Thơ phải ra thơ mới là thơ. Đối thơ họa thơ mới khó. Cực khó. Trương trưởng làng mình, chủ nhiệm câu lạc bộ thơ làng mình quả thật tài hoa lỗi lạc. Đối được thơ của nhà thơ cấp huyện. Thơ cấp huyện âm âm chung chung. Thơ Trương trưởng làng mình sáng rõ như ánh ban mai. Đem đặt hai bài thơ bên nhau mới thấy đối ra đối, họa ra họa.
 Thơ khắc vào bia đá thì chưa thấy đâu, chắc chưa thành nghị quyết thu để ban bổ vào đầu dân nên chưa có kinh phí. Quỹ làng thì Trương trưởng phải nịnh khéo thủ quỹ (là vợ mình) mới được ứng nhỏ giọt. (Bắc thang lên hỏi ông giời / Quỹ làng đưa vợ có đòi được chăng – Trưởng trưởng tự bạch)  
 Trong khi chờ kinh phí khắc bia, mấy cụ nịnh thối trưởng làng Trương là cứ mua tấm bạt đỏ về viết thơ lên cho làng thưởng thức dần đi đã.
 Đây là tấm bạt đề thơ:
ĐU ĐƯA BÊN ĐÌNH

Cây đu làng dựng bên đình
Cớ sao đu lại một mình chỏng chơ

Mưa xuân rắc nhẹ bụi mờ
Gió xuân nhún thử thẫn thờ. Đu đưa

Khói hương nằng nặng lư đừ
xong ba ngày tết chưa đu lần nào

Sáng nay
Không bẩm không chào
trưởng làng hò hét đấm vào vòm tai
Hội làng Văn Hóa Chân Mây
Mấy ông bà móm con say lên đồng

Thành Hoàng
hoảng hốt lộn sòng
Mái đình
thu vội  làn cong thơ về

Cây đu tò tẽn ê chề
hồn xưa phiêu bạt
vía  về vội bay

( Thi Nhân Chân Mây )
           CHÌNH ÌNH BÊN ĐÌNH

Chình ình cao lớn ngoài đình
Ai thích thì đứng dập dềnh đu đưa

Tết mấy ngày vấp phải mưa
Cây đu rất thích một mình chỏng  chơ

Trương Bạo là chính ông từ
Cả ba ngày tết nhún đu một mình

Sáng nay
 vui vẻ làm sao
Trưởng làng cùng với đồng bào ta đây
Làng hội Văn Hóa Chân Mây
Mấy bà mom móm cũng say hát đồng

Thành Hoàng
  vẫn ở nhà trong
Mái đình
vẫn cứ cong cong mái đình

Cây đu vẫn cứ chình ình
Ai mà thấy thích
Thì rinh nó về.

  (Thơ Lục Bát sáu tám đối lại nhà thơ cấp huyện của Trương trưởng làng đã ký)


          Tác giả Lê Quang Phương (ôm nón đứng), Sài Gòn, tháng 5 - 1975


23 tháng 11, 2015

Xứ Nghệ có đồng hoa hướng dương

NTN: Hôm qua đi Thanh Hoá cố về đường Nghĩa Đàn để thăm dò đồng hoa Hướng dương thì thấy chỉ mới ở độ bắt đầu có hoa. Khoảng 10-15 ngày nữa mới rộ mùa. Nhưng ngay từ bây giờ đã thấy dân quanh đấy dựng đầy quán, trại chuẩn bị mọi dịch vụ cho mùa hoa mới. 


Ảnh này Ngọc chụp hơi bị tối, lại tiết kiệm nữa, sao không bấm lấy chục kiểu ở chục góc độ khác nhau. Rồi cánh lều trại của dân làm dịch vụ ăn theo sao không lấy vô hình luôn.

P/S: Chỗ này hồi tháng Tư năm nay tôi và Ngọc Nga đã đến tận nơi. Chỉ khác là khi vụ hoa đã kết thúc. Nhìn những triền hoa hướng dương mọc giữa vùng đồi Nghĩa Đàn thấy thật ngạc nhiên và lạ lẫm. Nó làm tôi liên tưởng đến bài hát tào lao thuở sau cải cách ruộng đất ở miền Bắc: Dân Liên Xô vui hát trên đồng hoa...
Có dịp sẽ quay lại một lần ngắm và chụp hình cho đã. 



22 tháng 11, 2015

Vòng quanh múa lộn (2)

                                        Triền miên tiểu thuyết của Lê Quang Phương

  Phần một:   LÀNG VĂN HÓA CHÂN MÂY

  CHƯƠNG II: Chân Mây có mấy bông Hồng

   Hương Hồng, làng hay gọi Hồng Hương.                                           
  Cô Hồng Hương xóm giữa năm nay 62 tuổi, mới được là Hội Viên chính thức 1 năm. Cô tên Hồng, khi khai lý lịch tại mục bí danh cô viết Hương và đấy, ý cô rằng từ nay đã vào hội rồi là được tiếng thơm. Cô rất thích làm cán bộ. Để có người gánh vác việc chung như ban chấp hành phụ nữ, ban khuyến học, để có người nhập đoàn đi vận động các loại quỹ đóng ghóp mà cô được kết nạp vào hội lúc còn thiếu 9 ngày nữa là tròn 60. Cô góa chồng hơn mười năm rồi nên lúc nào cũng thèm đàn ông. Có vài thằng đĩ đực từ bốn chục đến tám mươi hay vào ra nhà cô. Lúc đầu thì cô tình cho không biếu không. Sau đó cô rao giá hai trăm một đêm nhưng bị Trương trưởng làng phản đối vì giá sàn có trăm tư. Hiện tại thì chẳng có trăm tư hay thấp hơn nữa. Muốn thì cô phải chào mời đàn em cho đến ông anh.
   Mỗi vần thơ của Trương trưởng làng tung ra như một mũi tên tình ái găm vào tim Hồng Hương. Cô phục trưởng làng lắm. Cô mê trưởng làng lắm. Cô hay cho không trưởng làng. Người ta bảo cô là đồ đĩ dại. Đĩ khôn là đĩ kiếm tiền. Đĩ dại là đĩ đem tiền đi cho. Hương Hồng mê thơ của trưởng làng nên cho không chứ không dại gì mà làm đĩ dại. Hương Hồng cũng hay cho không mấy ông cán bộ, kể cả về hưu.
 Mặc dù thỉnh thoảng vẫn đươc Hương Hồng mời nhưng Trương Văn Hích vẫn thèm cô Hồng xóm trại, nhớ cô Hồng xóm Dọc. Thỉnh thoảng Hích lại mượn cớ kiểm tra vệ sinh môi trường để xông thẳng vào thăm cô Hồng xóm Cồn.
  Ba cô Hồng này mỗi cô một độ tuổi, nhưng đều chung một nỗi bồn chồn.
  Cô Hồng xóm Trại (Hồng Trại), chồng đi xuất khẩu lao động ở Đông Đức rồi biền biệt không về. Một tay nuôi mấy đứa con trong những năm khốn khổ. Có anh nào cho bò gạo bó rau nuôi con, tối đến cô đều trả ơn. Cô trả ơn nồng nhiệt cách sao ấy mà càng ngày càng có nhiều người thương cô. Có cả bình dân thương, lại cả thượng lưu cấp xã cấp huyện mến. Trong số tình thương mến thương cô Hồng Trại có cả nhà thơ cấp huyện. Chuyện này bị lộ ra là do dân tình nghe được bài thơ tình của nhà thơ. Do một lần cao hứng bên mâm rượu của một tiệc cưới trong làng, thi nhân cấp huyện đã đọc :
                                        “ Bông hồng chèo chống nuôi con.
                                          Dáng ong lưng thắt lại dòn cái kia
                                            Từ ngày chồng bỏ không về
                                          dáng ong vẫn thất cái kia vẫn dòn…”.
 Trưởng làng Văn Hích khi nghe lại ở đình làng lấy làm căm nhà thơ cấp huyện lắm. Đố kỵ văn chương là thứ đố kỵ nhất. Người làng tự hào đã có nhà thơ Văn Hích nay lại càng tự hào vì có nhà thơ cấp huyện. Làng Chân Mây từ độ ấy thành lập câu lạc bộ thơ. Hiển nhiên Trương Văn Hích là Chủ nhiệm.  
 Từ ngày có một anh thầu xây dựng lắm tiền nhiều của mượn nhà cô Hồng Trại làm cơ sở hai thì như diều gặp gió, Hồng trại phơi phới tươi son như còn đang trẻ.
  Cô Hồng xóm Dọc (Hồng Dọc) có hai gò má cao không đỏ thì hồng, cái môi mỏng lại cong. Năm 30 tuổi cô Hồng dọc đã góa chồng. Cái dạo cơ hàn ấy, nhà thì chật chội có một cái giường vừa là bàn uống nước vừa là chỗ nằm của cả nhà. Anh chồng ngày ấy đói khát, đêm đêm không ngủ được. Cứ không ngủ được đè vợ ra mà đúc gạch. Cứ thế đẻ thêm con lại càng thêm đói khát. Cô vợ đói khát nhưng cứ như cục nam châm hút hết hồn hết tủy chồng. Ma hút hồn không bằn L hút tủy. Một đêm anh chồng nằm trên bụng cố mãi mà không xuống. Chồng mất sớm, nuôi 6 đứa con, cô cũng được tình làng nghĩa xóm đùm bọc. Nhiêu thằng thương, mỗi thằng mỗi cách.  Có thằng ban đêm ra đồng về có xâu ếch là thấm vợ bớt con đem cho. Có thằng đi bè về ném cho bó củi. Lá rách ít đùm là rách nhiều. Đêm đêm không thằng này thì ông khác đến đùm bọc cho vợi nỗi cô đơn đói khát cả bụng cả tình của cả hai phía. Hồng Dọc ngoan chiều chả đòi hỏi mặc cả vật chất, chỉ trao tình. Ai cho gì cũng nhận, không chê ít đòi nhiều. Bây giờ Hồng Dọc đã lên chức bà nội ngoại rồi nhưng chẳng ở với con với cháu. Vì ở một mình nên vẫn có đàn ông đến để đùm bọc cho vẹn tình thủy chung làng xóm.
 Đêm trước trưởng làng đến nhà Hồng Dọc để kiểm tra vệ sinh môi trường và vận động các khoản đóng góp xây Nông Thôn Kiểu Mẫu làng Chân Mây. Mới 20 giờ mà đóng cửa gọi nhỏ rồi gọi to Hồng Dọc không thưa,   
 Sáng hôm rằm cả làng Chân Mây đưa tin người chết trên bụng Hồng Dọc là cụ chủ tịch hội đồng hương ước làng Chân Mây. Lại Nghe mấy đứa nhỏ hỏi nhau tại sao ông mi lại chết trên bụng bà tao, trưởng làng Trương dào dạt thơ trong đầu. Bài thơ “Tình Hận”  có bóng dáng chủ nghĩa hậu hiện đại một cách tự phát (có lẽ do tài năng của trưởng làng) được truyền đi còn nhanh hơn cái chết phạm phòng. Thuộc tính hậu hiện đại của bài thơ nằm trọn trong hai câu :
                           Đêm đêm đé đé đâm đâm
                      Đứa ngửa không chết thằng dâm tơi đòi.
                                                         (Trương Văn Hích trưởng làng đã ký)
 Không tiện chép hết bài thơ ra đây vì nó khó hiểu, bí hiểm trong cấu tứ lại bẩn thỉu ở ngôn từ bởi đó là thuộc tính thơ hậu hiện đại của thời đại hiện nay.
 Nghe thơ này cô Hồng Dọc căm thằng trưởng làng lắm. Từ đấy cấm cửa không cho thằng Hích bén mảng, kể cả khi Hích đi theo đoàn vận động các khoản đóng góp, trong đó có khoản đóng góp xây nghĩa địa mấy chục năm ni Hích vẫn thu cho vào quỹ của vợ.

    Dân làng ngày càng phục tài trưởng làng Trương. Văn Hích đã có uy tín chót vót tuyệt đối vì đã làm được cả thơ đả kích phạm phòng.
Mấy bà vợ có chồng hay đi khám điền thổ, hay đi kiểm tra vệ sinh môi trường hoặc đi đêm vận động nhân dân đóng góp các loại quỹ trên tinh thần lá rách đùm bọc lá lành, mấy bà này hả hê cái chuyện phạm phòng lắm, thuôc và vận dụng tài tình bài thơ này lắm. Cứ khó chịu với chồng mấy mụ ni lại réo gọi chồng là cái thằng dâm tơi đòi, mi có phạm phòng thì phạm ở nhà! Phạm ví tau.

 Bị Hồng Dọc cấm cửa (lại còn giơ chổi dọa quét vào mặt), bị Hồng Trại bĩu môi xem thường sau tiếng xì là câu chửi đểu: “đi mà lẹo chó”; Trương trưởng làng đến với Hồng xóm Cồn (Hồng Cồn). Cô này kén đàn ông. Hạng cán bộ xã gõ cửa ban đêm cô mới cho vào. Có chồng ở nhà cô lừ mắt là chồng phải đi ngay. Xóm Cồn có ao Cồn. Ao Cồn 7 mẫu màu mỡ nên cá mau lớn lắm. Chân Mây có cái  ao Cồn / Ao Cồn bảy mẫu xanh rờn Chân Mây là hai câu thơ trong bài Ao Cồn của nhà thơ cấp huyện. Nhà thơ này nhắc người trong làng khi chép phải viết hoa hai từ Chân Mây vì đó là chơi văn. Ngày xưa chưa lâu lắm, cá ao Cồn đã mau lớn lại cực béo cực thơm vì nó ăn đủ thứ chất từ bệnh viện huyện thải xuống. Ngày bao cấp chỉ có cán bộ hàng huyện mới mơ được phân cân cá mè của ao Cồn làng Chân Mây. Bèo tây, sen và cá ăn hết thứ bẩn do người thải vào ao. Nước ao Cồn trong xanh leo lẻo. Gái xóm Cồn vừa dẻo vừa phây (Ao Cồn). Gái làng Chân Mây hay ra ao Cồn tắm. “Da trắng tắm nước ao cồn / càng tắm càng trắng càng dồn con cu”(Ao Cồn).
  Từ nhỏ Trương Văn Hích vẫn hay rình đàn bà con gái tắm ao Cồn. Cô Hồng trong xóm Cồn mấy lấn sơ ý (hay cố ý) để cho người ta thấy. Bây chừ thì ao Cồn không còn trong xanh như ngày xưa nữa. Chả có ai ra tắm và làm thơ vì chỉ có mùi cứt vịt từ ao thoảng đưa hôi thối như mùi nước ống điếu thuốc lào đặt ở đình… và Từ đó đến nay Hích vẫn thèm nhưng chưa được một lần mặc dù Hồng là nơi để cán bộ xã gửi tiền tiết kiệm. Ao Cồn đã được chồng cô Hồng đứng thầu 50 năm. Đêm ấy một ông xã vào, sáng mai để lại chữ ký. Đêm sau một ông khác vào để thêm một chữ ký nữa. Rồi một đêm nọ con dấu được đóng, thế là đấu thầu đã xong.
 Trưởng làng uy tín tài ba mấy thì vẫn chỉ là trưởng làng, sao dám ho he gì với ông xã. Văn Hích căm trong lòng vì Hồng Cồn chỉ cho nhìn (đã xưa) mà đến nay chưa cho một lần. Căm nữa vì muốn đấu thầu ao nhưng không được. Chỉ có cách làm thơ để gửi cục tức. Thơ có tựa đề Ao Cồn. Trong Ao Cồn có đoạn:
… Ao cồn bảy mẫu xanh rờn
Ba quan đổi một cái L cái trôn
Hồng Dọc Hồng Trại Hồng Cồn
Chưa nhìn cũng biết kém cái L Hồng Hương…    
 Chỉ đoạn thơ này thôi Hích đã trả được cả hận đời lẫn hận tình.
 Theo thông lệ, hãy cứ có thơ ra là Trương Văn Hích đọc to giữa đình mỗi buổi sáng (đôi khi réo cả vào loa) sau đó đem dán vào tờ báo líếp và ghi dưới cùng là Trương trưởng làng đã ký.   Nhưng lần này thì Hích đạp xe lên thị trấn Xuân Tươi nhờ đánh máy rồi photo copy mấy chục bản, đợi khuya đem rải từ sân đình đến cổng UBND, rải ra ngoài xóm Cồn.
 Hích rải thơ đến cổng nhà Hồng, hậm hực định vớ cục gạch bờ ao ném vào nhà ả cho bõ ghét. Nhưng có cái gì là lạ nơi con thuyền giữa ao. Đêm khuya không trăng không sao, chỉ có ánh điện mờ ảo từ đáy ao Cồn hắt lên thế mà cũng rõ mạn thuyền đang dập dềnh như có người nhún người. Quả thật rồi. Đúng thật rồi. Lại thằng xã với ả. Lại đổi chác chi đây. À sắp kiện toàn bộ máy các hội đoàn thể đăc thù của làng của thôn. Mỗi chủ tịch hội đoàn đặc thù là được hưởng phụ cấp triệu mốt, vậy là tranh nhau mua bán. Lần bầu bán trước Trương Văn Hích đã là trưởng làng lại muốn kiêm luôn trưởng thôn. Tiền không muốn bỏ ra, vợ lại già quá đát chả cha nào nhìn, Trương Văn Hích không trúng, nên có thơ đểu ra đời:
 “ Sắp bầu bán cấp quan thôn
 Chồng bàn với vợ đem l… ra mua 
 Phiếu bầu chồng có bị thua 
 Nhưng mà vẫn trúng do mua bằng l…
 (Bài thơ lục bát tứ tuyệt này trên cả tuyệt vời. Trương Hích không ký đề tên bên dưới nhưng bản đáng máy photo copy cả làng đều biết tác giả là ai. Và Trương trưởng làng tài hoa lại uy tín thêm mấy phần)                       
 Hích vung tay ra rồi nhưng kịp hãm lại không ném cục gạch đang sẵn có trong tay. Cứ để cho bay lẹo chắc như chó. Nghĩ vậy vì nhớ lại những lúc thấy chó lẹo chắc ngoài đường là Hích lấy gậy chọc ngang rồi kẹp gậy vào kheo chân kéo lên như người kéo vó. Mặc cho chó đực và chó cái kêu rên xin tha lỗi. Từ ngày tranh được cái chức trưởng làng, Hích không chọc gậy chó lẹo nữa mà lấy gạch ném. Tội nghiệp hai con chó đực và chó cái đang lẹo nhau đến độ gắn kết thăng hoa không rời ra được cũng không nỡ rời, bị thằng người ác hơn chó toáng gạch ném đá đau đớn khôn cùng. Tội nghiệp chó biết chi là lịch sự. Thằng người còn lẹo chắc giữa ban ngày ban mặt tại công viên văn hóa thủ đô. Hoặc tựa vào cột đình giữa làng Văn Hóa Chân Mây để lẹo lấy lẹo để cái trò đực cái (Điều này chỉ Trương trưởng làng và Trương Bạo coi đình biết, trời biết, đất biết). Nếu có ông đoàn thể nào biết thỉ tuyệt nhiên xem như là không biết bởi đang xây dựng làng kiểu mẫu văn hóa nông thôn thì sao lại có chuyện dâm dục xảy ra ngoài đình. Người thì được còn chó thì không. Chó chỉ biết lè lưỡi rớt rãi xin tha mà đâu có được Trương trưởng làng tha. Hích vừa ném gạch đá vào vùng nhạy cảm của chó vừa hét, đại loại: Đồ vô văn hóa, đồ chó. Chó mà dám làm trò chó giữa ban ngày ban mặt. Chó mà dám lẹo chắc giữa làng văn hóa của tao. Đồ chó.
 Hích chọn cục gạch nhỏ hơn, lấy tờ thơ cuộn lại rồi ném tủm ra ao. Sau tiếng tủm là tiếng e hèm.
 Việc ném đá và tiếng e hèm khi đi rải thơ đêm đó là thứ vũ khí lợi hại trong tay Hích. Ông xã nể sợ Hích thêm mấy phần. Vợ Hích lại tiếp tục làm thủ quỹ của cả làng cả xã.
 Bài thơ Ao Cồn được dân làng Văn Hóa Chân Mây gán cho nhà thơ cấp huyện sáng tác vì thi nhân này đã từng có bài Ao Cồn nổi tiếng.      

 Riêng cô Hồng Hương bỗng dưng được cao giá hơn mấy cô Hồng kia nên trong lòng mừng rỡ. Sáng sáng ra đình lại bôi thêm nước hoa vào nách và không quên quệt tí vào mông. Cô nói như vui như đùa, nửa mạc nửa mỡ rằng từ nay cái ngữ sáu bảy tám mươi chớ mà dớ dẩn. 



21 tháng 11, 2015

Cảm thụ tác phẩm nghệ thuật, những điều cần uốn nắn

                                                                      Th.s Chử Anh Đào
Tưởng như là đã cũ, nhưng chuyện nhìn nhận, cảm thụ, đánh giá một tác phẩm nghệ thuật nào đấy lại luôn là thời sự.
Xin bắt đầu từ một mô hình kinh điển của "vòng đời" tác phẩm. Đó là: Hiện thực- nghệ sĩ- quá trình sáng tạo- công chúng. Nghệ sĩ nào trong quá trình sáng tạo cũng  hướng tới công chúng, muốn được đông đảo công chúng chia sẻ với đứa con tinh thần của mình. Vì nếu sáng tác mà không được ai quan tâm, để ý thì chỉ như là tiếng kêu nhỏ nhoi, vô vọng giữa mênh mông sa mạc- như ý của một nhà văn nổi tiếng nhất nhì thế giới.
Nhưng người viết cũng đủ loại. Từ người có năng khiếu trời cho, từ tâm hồn nhân văn, khát vọng nung nấu chia sẻ tới loại háo danh, thừa mứa mọi thứ lại muốn có "danh gì với núi sông". "Ta đây nào phải ai đâu mà rằng" - như một người mẫu trong "Sợi xích" Kiều Như "chỉ khi tôi cởi đồ ra thì cả thiên hạ mới biết" tới ông bộ trưởng nào đó vằng vặc lí lịch ba đời chăn trâu bứt cỏ 400 trang bìa cứng như Lê nin tuyển tập.
Người đọc cũng trong tình hình như vậy.Thời bao cấp, có người bỏ cả một phần tư tháng lương èo ọt để mua chịu sách. Đọc xong, để sách ở phòng tập thể. một sáng mai cuối mùa mưa, nghe cái "rầm". Mối mọt là kẻ thù còn nguy hiểm hơn thực dân đế quốc. Lại có người kê tủ sách trang trọng tiền triệu ở phòng khách sang trọng như một lời cảnh báo: Ta không phải trọc phú đâu nhé. Cũng từng học hành, có văn hóa hẳn hoi...Tôi đã chứng kiến những người và việc ấy.
Trở lại, khi tác phẩm được xuất bản, nhà văn- cha đẻ tinh thần của đứa con ấy không còn toàn quyền với sự mang nặng đẻ đau của mình nữa. Nói như ca dao, giờ thì: "Em như nước giếng giữa đàng/ Người khôn rửa mặt, người quàng rửa chân".
Người đọc, như đã nói ở trên, là vô cùng phong phú và hiển nhiên là phức tạp. Có bao nhiêu người đọc thì có bấy nhiêu cảm xúc, đánh giá nhân vật của đối tượng duy nhất mà tác giả đã sinh ra. Chả thế mà một trong những quan niệm mới mẻ được nhiều nhà nghiên cứu, lí luận phê bình chia sẻ: người đọc là người đồng sáng tạo và một trong những phương pháp dạy văn hiện nay là Đọc hiểu tác phẩm.
Nhiều tác giả đã được người đọc vinh danh và yêu mến. Lại có thực tế khác là bị mỉa mai, coi thường. Vậy đâu là nguyên nhân?
Ngoài viêc chất lượng của tác phẩm quá yếu kém là nguyên nhân khách quan, còn vì sai lầm trong cách cảm thụ, đánh giá tác phẩm.
Xin đưa vài lí do cụ thể:
          1. Yêu ghét cá nhân. Ganh ghét vì người khác hơn mình. "Tên ấy đàn em mà dám hỗn" (Ít thôi. Nhưng vẫn có. Xấu hổ quá!)
          2. Qui kết tác giả không biết gì, phản ánh sai hiện thực. Kiểu: "Đồng bào dân tộc không cuốn chăn vào người bao giờ". "Làm gì có chuyện đồng bào treo chiêng cạnh bếp lửa"(!)...
Rất tiếc, đấy là lại là ý kiến của những nhà quản lí với "ngọn bút son sống thác ở tay", của những người đã học hành qua cử nhân, thạc sĩ chuyên ngành, đang nhận trọng trách vinh quang truyền giáo. Nhận xét của họ trên công luận tổn thương tới phẩm chất, danh dự của ai đó không may lọt trong tầm ngắm sâu bọ.
Nếu có thể, để mọi việc minh bạch và nhân văn hơn, xin nhắc lại những điều đã cũ mà các vị đã có cơ hội học tập (tuy có thể chưa lĩnh hội kịp hoặc đã quên):
          1.Đó là nguyên lí mà Lê nin đã dạy: Nghệ sĩ là người hướng dẫn, giáo dục chứ không phải theo đuôi công chúng.
           2. Nguyên lí: Nghệ thuật phản ánh hiện thực theo quan niệm của tác giả. Nếu phản ánh theo kiểu sao chép, chụp ảnh nguyên xi thì nghệ thuật sẽ rơi xuống cấp minh họa (không còn là nghệ thuật nữa). Cái cách đem hiện thực ra so sánh xem "có giống hay không giống?", "nó cạnh khóe hay nói xấu ai?"...xưa như Diễm rồi! Tin là mọi người đồng ý với tôi ngay khi đọc những câu thơ sau đây của Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu lúc mà các tác giả không sao chép, chụp ảnh:
                        - Trong gang tấc lại gấp mười quan san
                                                                                    (ND)
                        - Gần nhau trong tấc gang
                          Mà biển trời cách mặt.
                                                                                    (HCM)
                        - Em là ai, cô gái hay nàng tiên?
                          Em có tuổi hay không có tuổi
                          Mái tóc em đây hay là mây là suối
                          Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông?
                                                                                    (TH)
(Chị Trần Thị Lí- nguyên mẫu của "Người con gái Việt Nam". Khi nữ anh hùng này ra hậu phương miền Bắc, thương tích đầy mình, đầu cạo trọc...)
Có thể tìm thấy những dẫn chứng này ở các tác phẩm nghệ thuật chân chính. Ngay cả khi phải bàn cãi đi nữa như "Anh chủ nhiệm" của HTT thì nhân vật này vẫn: "Anh giơ tay vẽ giữa đồng xanh/ Vẽ cả ngày mai thành bức tranh".
Để có một thị hiếu nghệ thuật tốt, ngoài phẩm chất tư cách lương thiện, vốn sống, vống văn hóa thì cần được giáo dục về nghệ thuật: thường xuyên tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật chân chính, có kiến thức lí luận về nghệ thuật...
                                                                                    PK21/11/15
                                                                                        C.A.Đ