30 tháng 1, 2015

Nhân đám cưới con ông bạn

Thưng thì khi bn bè mi đi d đám cưi, ca bạn hoc ca con bạn, thm chí là ca cháu bạn, tôi ít khi b đám nào trừ khi tôi không có mặt ở Thành phố. Bi nghĩ rng: Trưc khi gi thip mi cho mình, bạn đã phi suy nghĩ nát c óc ra ri. C mt danh sách dài, mi ai, b ai là c mt vn đ gây… nhc đu ngưi mi. Vy mà mình n lòng nào không đi. Không đi thì mình có còn ra cái ging ngưi na không, ch đng nói là bè bn.
Sài Gòn, đi đám cưi ngi nht là t nn gi cao su.  Mi 17h nhưng nếu đến đúng gi đó thì  bn s tr thành ngưi đến sm nht ngi chơ vơ vô duyên mt mình. 19h mi bt đu rc rch MC thưa gi 2 h và quan khách. 19h30 xong phn nghi l mi đưc cm đũa. V đến nhà có khi đã là 22h khuya. Nhưng đi đám cưi cũng có cái hay khi đó là dp đ gp g bn bè. Tiếng là cùng mt thành ph nhưng có khi c năm bn bè không gp nhau nếu không có my v đi đám cưi và c đám…ma. Đi đám cưi còn có cái li na là nh đó mà mình biết thêm mt đa danh, mt nhà hàng, khách sn mt qun nào đó ca Sài Gòn mà nếu không đi thì mình có th chng bao gi biết.
Đám cưi tưng ging nhau mà rt khác nhau. Mi nơi mt kiu. Quy Nhơn, dân s ít ch đâu chc vn ngưi nhưng đám cưi thưng rt đông khách, có khi c t 500 đến 700 ngưi, thậm chí là c ngàn ngưi d là thưng bởi thành phố nhỏ tỉnh lẻ nên ai cũng biết nhau hết và vì thế mà khi có đám cưới thì mời rất đông. Trong lúc Sài Gòn thành ph c chc triu dân nhưng ít quen biết nhau và mọi người cũng ít màng đến nhau nên đám cưi đông lm cũng ch vài ba trăm khách mi. Sài Gòn đến ngi đám cưi đau c lưng, bng đói mun tt c huyết áp, nói hết c chuyn mà 2 tiếng sau mi có th đưc ăn. Nhưng Đng Hi thì rt khác. Có ln tôi v thăm quê đúng dp đám cưi con ông bn hc cp 3 t chc KS Sài Gòn Đng Hi. Đám cưi rt đúng gi. Mi 11h trưa thì đúng 11h trưa đưc cng li cm đũa. Thm chí có đám mâm nào đ ngưi trưc thì c vic ăn trưc. Mâm nào ăn xong trưc v trưc. Mâm nào ăn xong sau v sau. Rt chi là Đng Hi.  Nghi l trên sân khu vi nhng cô dâu chú r rót rưu và ôm hôn nhau ch là cái đinh...rỉ. Ln đó tôi cht nhn ra cái văn minh tiến b ca dân Đng Hi và cái lc hu trì tr ca dân Sài Gòn trên phương din đám cưi. 
Đám cưi có khi có MC, dàn nhc và ca sĩ hát nhc sng ri quay phim chp hình rn ràng. Có đám ch m băng đĩa nghe dìu dt mơ màng t xa. Nhưng cũng có đám thm chí MC không mà nhc nho, quay phim chp hình cũng không. M đu bng cách có mt ông nào đó lên tuyên b đôi câu ri mi ngưi c thế rót rưu bia cho nhau và chuyn trò m ĩ. Đến khi nào thy nhà hàng dn món tráng ming ra thì lc tc đng dy chào anh tui dzìa. Khách d cũng không vì thế mà nói đám có cái này thì sang, đám không có cái kia thì hèn. Bi đi ăn cưi không phi đ nghe ca nhc, đ đưc quay phim chp hình, cũng không hn là đ ăn. Đi ăn cưi là đ làm vui lòng ngưi mi, là đ chung vui vi bn bè, và còn đ khi… băn khoăn vì t thy mình không ra gì khi bn bè có li mi  mà mình li không đi.
Sài Gòn phong bì đám cưi t nht cũng 500 ngàn, nếu đi c 2 v chng cho lch s văn minh thì phong bì phi nhân đôi thành 1 triu. Nhà tôi có mt quy đnh gn như thành văn đ tránh mt thì gi và cũng đ gim… hao. Nếu là bn ca v mi thì v đi. Là bn ca chng mi thì chng đi. Còn đám nào mà c hai v chng cùng chơi thì đi c đôi. Quy đnh này hình như nhiu nhà khác cũng áp dng ph biến vì tôi thy Sài Gòn ít khi c hai v chng cùng nhau đi d mt đám cưi.
Không phải bỗng dưng mà hôm nay tôi li viết bài v đám cưi vì sáng nay cùng lúc nhn đưc 2 thip mi nâng sng đám cưi phi đi trong tháng áp Tết này lên con s 4. Li thêm hôm qua đang gi làm thì ông bn Ch Anh Đào trên Gia Lai gi đin thoi nói trong tiếng còi xe n ào: Đào đang gi cho anh t Đông Hà đây. Tôi ngc nhiên hi ch ông đi đâu ra tn ngoài đó. Hn tr li là đi đám cưi cho con gái. Con gái Đào Pleiku nhưng ly chng là mt anh chàng dân Đông Hà. Vy là t nay Ch Anh Đào có thêm mt con dê c (con r c). Chúc mng. Nh hi còn Quy Nhơn cách đây ít nht cũng 5-6 năm gì đó, Đào cưi v cho con trai. Hn gi xung nói ch đ là báo h ch cũng không có ý mi mc gì. Nhưng tôi đã lin nhy xe đò lên chung vui vi bn. Ln này cũng mun đưc làm như vy nhưng tiếc là... Cht nghĩ nếu túi mình mà có đng tin rủng rỉnh mt chút như nhiu ngưi khác thì cũng đâu đến ni. Ch cn ra Tân Sơn Nht ly cp vé kh hi thì ch hơn 1 tiếng sau là đã đưc ôm cht nhau và bt tay chúc mng ngày vui ca cha con bn. Nghèo thưng đi đôi vi hèn là vy (giàu chưa hẳn đã sang nhưng nghèo chắc chắn là hèn).
Thế mi biết tin không phi là mc đích ca cuc sng nhưng nếu cuc sng mà không có tin thì bn s không làm đưc cái gì cả, dù ch là đi d mt đám cưi.



25 tháng 1, 2015

Giáo sư Trần Đình Sử đã lên đường...theo chặng mới

HTS: Thông tin về học thuật lí luận văn học rất mới và rất có lí. Mạn phép đưa về đây để làm tư liệu (GS Trần Đình Sử là thầy dạy tôi hồi cao học. Tiếng nói của ông từ trong sách vở, giáo trình đến ngoài đời, bao giờ cũng mới và cách mạng - hiểu theo nghĩa triết học). 



  Nguyễn Xuân Diện 


Tường thuật Tọa đàm "Trần Đình Sử trên đường biên của lí luận văn học" 
Nhân dịp ra mắt cuốn sách “Trên đường biên của Lý luận văn học” của tác giả Trần Đình Sử, chiều 23 tháng 1 năm 2015, Khoa Viết văn báo chí, ĐH Văn hóa HN đã tổ chức tọa đàm “Trần Đình Sử trên đường biên lý luận văn học”. Đông đảo các nhà lý luận phê bình văn học, các giảng viên, giáo sư đại học và các học viên cao học, nghiên cứu sinh đã đến dự. 

Trong một hội trường khiêm tốn, khoảng 60 người đã có mặt ngay từ khi buổi tọa đàm chưa bắt đầu, với sự có mặt của các học giả, nhà nghiên cứu: Đỗ Lai Thúy, La Khắc Hòa., Trương Đăng Dung, Nguyễn Hùng Vỹ, Đoàn Ánh Dương, Mai Anh Tuấn, Lưu Khánh Thơ, Đoàn Tử Huyến, Phạm Duy Nghĩa. Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Xuân Đức, Nguyễn Đức Mậu, Lại Nguyên Ân, Trần Ngọc Hiếu, Phùng Ngọc Kiếm… 


Cuộc tọa đàm do Nhà văn, PGS.TS Ngô Văn Giá, chủ nhiệm khoa Viết văn Báo chí (ngày xưa khoa này chính là một trường riêng, gọi là Trường Viết văn Nguyễn Du) chủ trì, và Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên dẫn dắt. 

Mở đầu, nhà văn Văn Giá giới thiệu từng vị khách có mặt, với mục đích để cho sinh viên và học viên, nghiên cứu sinh được thấy những gương mặt khả kính của làng lý luận mà họ mới chỉ được đọc trên tác phẩm. Sau đó nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên giới thiệu về diễn giả cũng là tác giả của “Trên đường biên của Lý luận văn học” – Nhà lý luận Trần Đình Sử với những lời rất trân trọng, kính yêu. 

Đại để, ông Nguyên nói: Giáo sư Trần Đình Sử là một nhà lý luận phê bình được đào tạo chính quy nhất từ hai nước Liên Xô và Trung Quốc. Ông là nhà khoa học hàn lâm, đã từng giới thiệu lý thuyết về Thi pháp học về Việt Nam và áp dụng thành công (Thi pháp Truyện Kiều, thi pháp thơ Tố Hữu). Trần Đình Sử suốt đời theo dõi đời sống lý luận và đời sống văn học Việt Nam một cách sát sao, vì vậy tiếng nói của ông là tiếng nói của một người có thẩm quyền bậc nhất. Và hôm nay, nhân dịp xuất bản cuốn sách mới nhất khi ông 75 tuổi, ông sẽ dành cho chúng ta một vinh dự là được nghe ông nói về cuốn sách của mình.

Tiếp theo, Trần Đình Sử, với giọng nói âm sắc Bình Trị Thiên nhưng khá cuốn hút đã trình bày về 3 phần của cuốn sách, và đặc biệt nhấn mạnh đến phần 1 “Mấy vấn đề lí luận Marxist và lí thuyết hiện đại”. 

Ngắn gọn, súc tích, đầy đủ, chừng mực và giàu sức thuyết phục, ông nói về:

Văn học và ý thức hệ xã hội, trong đó ông phân biệt ý thức hệ chính đảng với ý thức hệ giai cấp; ông nói rất, mạch lạc về ý thức hệ chỉnh thể. Và ông dứt khoát văn học chỉ có trong đó ý thức hệ chỉnh thể mà thôi.

Văn học phản ánh hiện thực là gì? Đó chính là đặc sản của Lenin. Thực ra, phản ánh không phải là coppy, sao chép, chụp ảnh, mà chính là kiến tạo tạo và luôn phải có kiến tạo tạo.

Về phương pháp sáng tác, ông khẳng định không có phương pháp sáng tác chung chung như bấy lâu nay mọi người vẫn hiểu, mà chỉ có phương pháp sáng tác riêng của từng nghệ sỹ. Ông cho biết cả Liên Xô (cũ) và Trung Quốc đều đã không còn dạy dỗ rao giảng gì về vấn đề phương pháp sáng tác như trước kia nữa.

Về lý thuyết hình tượng. Sai lầm của Lenin là không đề cập đến tính ký hiệu của hình tượng, đồng thời cũng chưa nói được bản chất giao tiếp của văn học nghệ thuật.

Văn học không phản ánh hiện thực, mà phản ánh cái khả nhiên, cái khả nhiên phong phú hợn hiện thực nhiều.

Về quan hệ văn học và hiện thực, ông cho rằng nhà văn đi vào nhà máy, công xưởng, ruộng đồng chỉ để sang tạo cái biểu đạt. Nhà văn phản ánh ý nghĩa nhân sinh của cuộc sống.

Trần Đình Sử kết thúc 30 phút trình bày của mình rằng: Lý luận văn học Mác xít có rất nhiều nhầm lẫn. Và chúng ta phải nhận thức lại. 

Tiếp theo, theo lời mời của Phạm Xuân Nguyên là lần lượt ý kiến của Phạm Xuân Nguyên, La Khắc Hòa, Trương Đăng Dung, Đỗ Lai Thúy, Trần Ngọc Hiếu, Lại Nguyên Ân, Văn Giá, Nguyễn Xuân Đức, Mai Anh Tuấn, Phùng Ngọc Kiếm, Đoàn Ánh Dương, Nguyễn Đăng Điệp. Riêng ba tiến sĩ Nguyễn Đức Mậu, Lưu Khánh Thơ, Nguyễn Xuân Diện (ngoại đạo) không được mời phát biểu.


 Nhà phê bình Lại Nguyên Ân (bên phải) phát biểu


 PGS.TS La Khắc Hòa phát biểu




 PGS. TS Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy phát biểu

GS. La Khắc Hòa khẳng định tầm quan trọng của vấn đề mà cuốn sách nêu ra, đó là phải truy vấn lại tất cả các lý thuyết mà chúng ta được trang bị lâu nay, hoài nghi, bàn thảo, truy vấn tất cả và cuối cùng là để kiến tạo những lý thuyết mới. 

Nhà phê bình Lại Nguyên Ân đánh giá cao sự xuất hiện của cuốn sách trong bối cảnh hiện nay khi mà bầu trời lý thuyết lý luận đầy u ám. 

Các nhà phê bình văn học trẻ như Trần Ngọc Hiếu, Mai Anh Tuấn, Đoàn Ánh Dương tìm thấy trong cuốn sách sự dẫn lối và nghe thấy trong đó hồi kèn hiệu triệu của một bậc lão làng trong làng phê bình, lý luận văn học. Mai Anh Tuấn, Nguyễn Đăng Điệp phát hiện cuốn sách xuyên suốt là một giọng điệu hóm hỉnh của một bậc trưởng thượng mà “ngoan đồng”. 

Là người phát biểu cuối cùng, bằng một giọng nói xúc động mà vui vẻ Giáo sư Trần Đình Sử đã nói lời tâm sự của một người cả đời đi tìm kiếm và áp dụng lý luận cho ngành phê bình và nghiên cứu văn học. 

Ông nói: “Nền lý luận mà chúng ta đang có cũ quá rồi! Quá date rồi! Chúng ta, trong đó có tôi đã sai lầm, đã ấu trĩ, đã ngộ nhận nhiều rồi. 

Các anh chị khi lên lớp hãy nói cho sinh viên rằng: Phản ánh hiện thực là Kiến tạo tạo hiện thực. Khi dạy về hình tượng thì hãy nói Hình tượng là ký hiệu. Tất cả chúng ta hãy góp sức làm thay đổi hệ thống lý luận, làm thay đổi bức tranh lý luận. 


Đổi mới lý luận là phải có nhiều người cùng làm, mà mỗi người là một khác nhau chứ không phải là bè cánh. Tôi mừng thấy thế hệ trẻ đã có cái mới và sẽ đem cái mới về cho nền lý luận văn học của chúng ta”. 


Rồi ông nói vui: “Tôi là một tội đồ đã reo rắc bao nhiêu sai lầm cho bao nhiêu thế hệ sinh viên học sinh. Tôi muốn làm một việc gì đó, để sửa sai cho mình, trước hết được nói ở trong cuốn sách này”. 

Cuộc tọa đàm diễn ra trong 3 tiếng đồng hồ, với khoảng 60 người tham dự. Rất hiếm hoi có một cuộc sinh hoạt học thuật về lý luận mà lại hấp dẫn, lôi cuốn được từ đầu đến cuối trong chừng ấy tiếng đồng hồ.


PGS. TS. Nhà văn Văn Giá, trưởng khoa Viết Văn Báo Chí tặng hoa GS. TS Trần Đình Sử

Trần Đình Sử là Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân Dân. Ông là một nhà khoa học uyên bác và có thẩm quyền trong làng lý luận văn học lâu nay. Với 75 tuổi đời, ông vẫn hàng ngày cặm cụi bên bàn làm việc nhiều giờ, đọc trực tiếp những bài viết, công trình mới nhất từ nguyên bản tiếng Nga và tiếng Trung trên bản điện tử, vẫn viết với cường độ mà nhiều anh em trẻ cũng khó theo kịp. Vẫn chấm các luận văn luận án, viết bài cho các hội thảo và theo dõi sát sao đời sống văn học và lý luận nước nhà. Trần Đình Sử đã là một cây đa, cây đề, một bậc danh vọng trong làng phê bình và nghiên cứu văn học. 

Sương tuyết đã nhuộm trắng mái đầu, Trần Đình Sử vẫn luôn đổi mới, quyết lòng tính sổ và bỏ lại phía sau những gì đã lỗi thời, lạc hậu, trì trệ và áp đặt thô thiển – mặc dù có khi chính cái đó đã mang lại danh vọng cho ông, để lên đường, chặng mới của hành trình đổi mới lý luận văn học… 

N.X.D
Nguồn: Tễublog




19 tháng 1, 2015

Lời cảm tạ

                  Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 1 năm 2015

Cha tôi là Hà Thuyên, sinh năm Giáp thân 1922, từ trần ngày 11 tháng 1 năm 2015 (tức ngày 21 tháng 11 âm lịch), hưởng thọ 93 tuổi.
Tang lễ được cử hành tại tư gia thôn Nam Lộc, xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Thay mặt Ban Lễ tang cùng toàn thể gia đình, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Tỉnh ủy và Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình
Huyện ủy, UBND, UBMT Tổ quốc huyện Bố Trạch
Đảng ủy, UBND xã Vạn Trạch
Cùng rất nhiều cơ quan, đơn vị, sở, ban ngành các cấp trong và ngoài tỉnh Quảng Bình; 
Các gia đình thông gia, cùng toàn thể quý ông, bà, cô, bác, anh chị em nội ngoại, thân bằng quyến thuộc; bà con dòng tộc họ Hà; dân làng Thọ Lộc và các làng xóm khác trong xã Vạn Trạch cùng bạn bè thân hữu gần xa đã gửi điện, vòng hoa, trướng liễn phúng điếu, email, tin nhắn chia buồn; cũng như đã có sự giúp đỡ to lớn và quý báu cho lễ tang của cha tôi được diễn ra chu đáo và trọn vẹn; đưa tiễn cha tôi về nơi an nghỉ cuối cùng.
Trong lúc tang gia bối rối, có điều gì sơ suất Ban Lễ tang cùng gia đình chúng tôi xin được niệm tình tha thứ.
                                                              
                                                                               Đa tạ
                                           Trưởng nam: Hà Tùng Sơn 



                                       Bàn thờ cha tôi ở Tp. Hồ Chí Minh

                               

16 tháng 1, 2015

Hoa trạng nguyên vẫn nở

Những lùm hoa trạng nguyên do ba tôi trồng làm bờ rào trước nhà dọc theo con đường làng

                                 đã nở ngút ngàn ...


                                    ... ngày ba tôi đi xa 


Con đường xuyên cánh đồng nối từ làng sang khu mộ ba tôi. Chiều ngày 12 tháng 1 năm 2015, rất đông dân làng Thọ Lộc đã đưa tiễn ba tôi đi trên con đường này đến nơi an nghỉ cuối cùng. 


 Một trong những cây mít cao nhất trong vườn nhà rụng hết lá rồi chết khô ngày ba tôi đi xa

Những ngày ba tôi sắp đi, một trong những cây mít cao nhất trong vườn nhà bỗng dưng rụng hết lá, khô héo rồi chết đứng. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao khi người chủ nhà qua đời, những cây to trong vườn nhà cũng được chít khăn tang. 
Ngày ba tôi đi, sau khi liệm xong, con chó mực khôn ngoan và trung thành ra sau vườn tru lên những hồi dài như tiếng người khóc. Rồi nó bỏ ăn, suốt ngày nằm sau vườn, gầy tọp đi. Chiều hôm qua tôi phải ra sau vườn chia tay nó để về lại Sài Gòn. Khi tôi xoa xoa đầu tạm biệt, nước mắt nó cứ chảy ra.  

                                             Vậy là ba tôi đã mồ yên mả đẹp rồi


12 tháng 1, 2015

Điếu văn đọc tại lễ truy điệu đồng chí Hà Thuyên

(Do ông Nguyễn Phượng, Bí thư Đảng ủy xã Vạn Trạch, Trưởng ban lễ tang đọc tại Lễ truy điệu đồng chí Hà Thuyên; làng Thọ Lộc, ngày 12 tháng 1 năm 2015)

 Kính thưa gia quyến đồng chí Hà Thuyên
Kính thưa các cụ
Thưa bà con hàng xóm láng giềng, cùng đồng chí, bạn bè thân hữu của đồng chí Hà Thuyên
     Hôm nay trong nỗi buồn khôn xiết, chúng ta cùng có mặt tại đây để tiễn biệt đồng chí Hà Thuyên về nơi an nghỉ cuối cùng.
Đồng chí Hà Thuyên, người cán bộ lão thành cách mạng; là người chồng, người cha, người ông mẫu mực, thân yêu của gia đình;  người đồng chí, người anh, người bạn thân thương của chúng ta… không còn nữa. Thời gian qua, mặc dù đã được các thầy thuốc, gia đình cùng bạn bè chăm sóc, cứu chữa nhưng do tuổi cao, sức yếu, đồng chí đã chia tay chúng ta về với cõi vĩnh hằng lúc 5 giờ 40 phút ngày 11 tháng 1 năm 2015 (nhằm ngày 21 tháng 11 năm giáp ngọ) tại tư gia quê nhà, hưởng thọ 93 tuổi; để lại cho gia quyến, đồng chí, bạn bè cùng bà con lối xóm, làng xã niềm tiếc thương vô hạn!
     Đồng chí Hà Thuyên, bí danh Quyết Chí sinh ngày 10 tháng 3 năm 1922 tại làng Thọ Lộc, xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương giàu truyền thống cách mạng, đồng chí sớm được học hành đầy đủ và giác ngộ cách mạng; được rèn luyện trong cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp. Đồng chí tham gia hoạt động cách mạng từ tháng 2 năm 1944, vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 7 tháng 3 năm 1946. Trưởng thành từ một đảng viên trẻ, sớm tham gia cấp ủy, đồng chí đã từng giữ nhiều chức vụ:
-      Năm 1946, đồng chí làm Chủ nhiệm Việt Minh và Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến xã Phú Lộc.
-      Năm 1948 đồng chí làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến xã Vạn Trạch.
-      Năm 1949 đồng chí là Huyện ủy viên phụ trách Đảng bộ Xã Sơn Trạch.
-      Năm 1950 đồng chí là Huyện ủy viên, Trưởng ban Tuyên huấn Huyện ủy Bố Trạch.
-      Năm 1956 đồng chí là Thường vụ Huyện ủy, Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính huyện Bố Trạch.
Từ tháng 10 năm 1960 đồng chí được chuyển công tác từ huyện nhà vào Đồng Hới, làm Bí thư Đảng ủy ngành, Phó trưởng Ty Lâm Nghiệp Quảng Bình kiêm giữ các chức vụ: Chi cục trưởng chi cục Kiểm lâm tỉnh, Giám đốc Công ty Vật tư Lâm sản Bình Trị Thiên cho đến ngày về hưu tháng 5 năm 1977.

                                           Hà Thuyên (1922-2015)

Trải qua gần nửa thế kỉ hoạt động cách mạng với nhiều cương vị khác nhau, đồng chí Hà Thuyên đã được rèn luyện, thử thách trong mọi hoàn cảnh ác liệt của hai cuộc kháng chiến. Dù ở đâu, làm việc gì, đồng chí Hà Thuyên của chúng ta vẫn luôn nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, vượt qua mọi khó khăn thử thách, cần cù tận tụy trong công tác. Đồng chí luôn là tấm gương cho chúng ta học tập về đức tính tận tụy trong công việc nhằm thực hiện mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Trong sinh hoạt tập thể và cuộc sống với bà con làng xóm, với đồng chí và bạn bè, đồng chí luôn gương mẫu, được anh em cán bộ và nhân dân ở những nơi mà đồng chí đã từng công tác quý mến tin yêu. Đồng chí đã đóng góp phần lớn công sức của mình để phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân.
Năm 1977 đồng chí nghỉ hưu. Năm 1981, đồng chí chuyển gia đình từ Đồng Hới về sống với bà con làng xóm tại quê nhà, làng Thọ Lộc, xã Vạn Trạch. Dù đã nghỉ hưu nhưng đồng chí luôn nêu cao tinh thần gương mẫu trong sinh hoạt nơi làng xã, đóng góp nhiều ý kiến xây dựng để địa phương ngày càng phát triển.
     Với những công lao cống hiến cho đất nước và cách mạng, đồng chí Hà Thuyên đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý :
- Huân chương Độc lập hạng Ba
 - Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Ba
 - Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất;
 - Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng
Cùng nhiều huy chương, kỉ niệm chương và bằng khen các cấp khác. 
Kính thưa gia quyến đồng chí Hà Thuyên
Thưa đồng chí và đồng bào
 Cả cuộc đời hoạt động của đồng chí Hà Thuyên  thể hiện một phẩm chất cao đẹp của người Đảng viên cộng sản, không quản ngại gian khổ hy sinh; luôn tận tụy phấn đấu, gương mẫu trong công tác cũng như trong sinh hoạt, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó ; đối với đồng nghiệp, bạn bè đồng chí luôn chân thành, thân ái; đối với gia đình đồng chí hết mực chăm sóc, yêu thương.
Với 93 năm cuộc đời, gần 40 năm cống hiến cho đất nước, nay đồng chí Hà Thuyên đã vĩnh viễn ra đi. Dù vẫn biết rằng sự ra đi là quy luật của tạo hóa, nhưng tình cảm, nhân cách, trí tuệ và tấm gương của Đồng chí mãi mãi để lại niềm thương tiếc khôn nguôi với chúng ta, với đồng nghiệp, bạn bè, với gia quyến, cháu con, họ hàng. 
 Đồng chí Hà Thuyên mất đi, Đảng và Nhà nước mất đi một người đảng viên lão thành trung hiếu; gia đình, họ hàng mất đi một người chồng, người cha, người ông thương yêu; chúng ta mất đi một người ông, người bác, người anh lớn, người bạn, người đồng chí thân thương.
Đồng chí Hà Thuyên ra đi để lại cho bà con làng xã, quê hương những tình cảm chân tình và nhiều kỷ niệm ấm lòng.
Từ nay trên con đường làng, bà con sẽ không còn gặp bóng dáng thân quen của người ông, người anh, người bạn… gặp ai cũng hỏi chào, thân thương và quen thuộc.  
Trong giờ phút đau thương này, chúng ta xin chia sẻ niềm tiếc thương vô hạn đến gia quyến đồng chí Hà Thuyên.
Thay mặt Ban lễ tang, chúng tôi trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng và Chính quyền, các cơ quan, Ban, Ngành, Đoàn thể cùng bạn bè thân hữu, bà con hàng xóm gần xa đã gửi điện chia buồn, gửi vòng hoa viếng, đến phúng điếu, dự lễ truy điệu và tiễn đưa Đồng chí Hà Thuyên về nơi an nghỉ cuối cùng.
Xin vĩnh biệt Đồng chí Hà Thuyên.
Xin đề nghị các vị đại biểu, các đồng chí, bạn bè gần xa cùng bà con xóm làng, thân hữu hãy nghiêng mình trước linh cữu, dành một phút mặc niệm để tỏ lòng thương tiếc và vĩnh biệt đồng chí Hà Thuyên.

Cầu mong cho hương hồn Đồng chí Hà Thuyên được siêu thoát, an lạc, an giấc ngàn thu./.

HTS: Và lần này về, con vẫn mua yến sào như mọi lần. Nhưng ba chê không ăn nữa, dù chỉ là một muỗng nước.


Ngôi mộ bằng đá granite đen này tôi lấy mẫu từ trên mạng. Tôi đã phóng to trên màn hình máy tính đưa cho ba tôi xem khi cụ còn tỉnh táo. Cụ xem và gật đầu ưng ý. Mấy anh em tôi liền đặt thợ làm sẵn. An táng xong là xây ngay trong ngày. 

                             Một ngôi mộ đá theo trường phái đơn giản mà hiện đại.


 Khu nghĩa trang gia tộc này đã có 4 ngôi mộ của ông bà nội và hai ông bác. Nay thêm mộ ba tôi. Một kim tĩnh ở góc trái để dành cho mẹ tôi khi hữu sự.