27 tháng 10, 2018

Tôi đã bỏ thuốc lá như thế nào


Tôi bắt đầu tập tọng hút thuốc lá từ năm 1972, năm mà tôi phải rời ghế sinh viên ở trường ĐHSP để đi lính. Vào lính nghĩa là bạn phải chấp nhận một cuộc sống phi lí, máy móc theo kiểu hầm bà lằng.  Ở môi trường lính không có chỗ cho những khái niệm xa xỉ như dân chủ, tự do và công bằng. Ở đó cũng không có chỗ cho cái gọi là chân lí tồn tại. Vì thế mà những thằng lính, nhất là lính có học như tôi thường thấy bi quan, chán đời. Khi đó thuốc lá sẽ là thứ giải khuây rất tuyệt vời.
Đầu tiên khi còn huấn luyện ở Quảng Bình tôi và đồng đội (100%) hút các loại thuốc điếu thuộc loại sang của thời đó như Điện Biên, Tam Đảo, Trường Sơn. Khi mà túi hết nhẵn tiền thì chuyển sang hút thuốc lào. Chúng tôi vừa hút vừa triết lí: hút thuốc lào nâng cao sĩ diện. Hình như hồi đó, có hút thuốc mới gọi là người lớn, mới là sang trọng (không có hùng dũng nhé). Ngày đó gặp nhau sau cái bắt tay là lấy bao thuốc từ túi áo ngực ra mời nhau như một cử chỉ lịch thiệp và văn minh. Lại còn bật lửa châm thuốc cho nhau nữa mới thân thiện.
Rồi mưa dầm nhưng thấm rất nhanh, tôi nghiện hút thuốc mau chóng. Kịp đến khi đi B vào chiến trường miền Nam, không có thuốc lào, tôi đã được đồng đội trong tiểu đội như Lê Quang Phương, Sáng, Phát, Cao Ngọc Năm… dạy cho cách lấy lá đu đủ, là chu ke khô bỏ vô nỏ điếu thay thế. Hút vẫn kêu long sòng sọc như còi trực ban đại đội, khói vẫn tỏa ra mù mịt. Nhưng cái họng thì rát vô cùng. Kệ, đến thân mình còn chẳng biết sống chết khi mô, sức khỏe là cái đếch.
Có lẽ đời hút thuốc của tôi sướng nhất là kể từ khi  vào giải phóng Sài Gòn 30 tháng Tư năm 1975 và ở lại làm quân quản cho đến cuối năm đó trước khi được rời đời lính trở lại trường đại học. Những tháng ngày đó tôi chuyên trị loại thuốc lá thơm ngất trời của quân lực Việt Nam Cộng Hòa gọi là Ru bi quân tiếp vụ. Bao thuốc có vỏ màu xanh, có hình anh lính nhảy sào rất cao. Mỗi ngày công tác ở Ủy ban quân quản phường Hiền Vương quận 3 lúc đó ít nhất tôi cũng đốt hết một bao quân tiếp vụ như thế.
Sau này khi đã tốt nghiệp đại học trở thành giảng viên đại học, lên lớp tôi cũng bắt chước các bậc đàn anh lâu lâu lại châm điếu thuốc vừa dạy vừa rít vài hơi gọi là để nâng cao chất lượng giảng dạy, làm le với sinh viên.
Đến quãng thời gian chuyển sang làm việc ở đài truyền hình với cương vị là trưởng phòng biên tập, tôi được cánh phóng viên và các đàn em tha hồ làm hư hỏng khi mỗi lần đi đâu về cũng dúi vô ngăn kéo cho vài gói, thậm chí là cả tút 10 gói khi thì 3 số 5, khi thì Zet hoặc con ngựa trắng…   
Tôi hút vô thiên lủng bất chấp những lời báo đài (trong đó có cả đài tôi) ra rả về tác hại của thuốc lá. Kể cả khi tham gia làm những phóng sự về tác hại của thuốc lá với sức khỏe con người thì tôi vẫn vừa duyệt phim vừa hút.
Thiệt là ngông nghênh và ngu xuẩn hệt một kẻ vô học. Lời vợ khuyên tôi bỏ ngoài tai.
Nghiện thuốc lá tôi mới nghiệm ra sự kì lạ của nó. Khi vui hút thấy vui thêm, khi buồn hút thấy buồn thêm. Khi không vui không buồn cũng hút. Có khi lấy điếu thuốc ra bật lửa châm hút như một sự vô thức, không nghĩ là mình đang hút thuốc. 
Thế rồi vào năm 2000 trong một dịp đi công tác dài cả chục ngày ở Cần Thơ, nằm ngủ trong một khách sạn rất lớn có tên là Cửu Long, nửa đêm về sáng của khí hậu trong lành miền Tây tôi nổi cơn ho sù sụ, ngực đau rát chịu không nổi. Tôi lúc đó mới thấm hết cái hại của thuốc lá.  Không nói cho ai biết vì sợ chúng nó phá, tôi âm thầm bỏ hút thuốc lá. Bỏ được 3 ngày thì thấy đêm nằm không còn ho hen nữa. Rồi tôi bỏ hẳn cho đến ngày nay, 15 năm đã trôi qua. Tính từ năm 1972 đến năm 2000, tôi đã mất gần 30 năm để thấy được tác hại của thuốc lá và từ bỏ nó. Không ngu lâu mới lạ.
Bây giờ thì ngược lại, tôi thấy những người hút thuốc thật đáng có vấn đề. Nhưng tôn trọng quyền tự do của họ, tôi không dám phê phán ai và tỏ bất cứ một thái độ gì. Tôi mong đến một ngày nào đó khi gặp sự xuống cấp về sức khỏe may ra sẽ đánh thức hành động của họ.  
Càng sống tôi càng thấm thía câu: Từ nhận thức đến hành động là cả một quá trình. Và tôi muốn bổ sung thêm: Quá trình đó có thể dài, rất dài. Người ta còn phải trả giá đắt thậm chí cả sức khỏe và tính mạng của mình để biến được nhận thức thành hành động.
Tôi đã bỏ thuốc lá như thế đấy.

20 tháng 10, 2018

Cháu ngoại


Lần đầu tiên tôi có cháu gọi bằng ông. Con gái đầu là Hà Thị Thanh Tùng đã sinh một đứa cháu ngoại.
Cháu được bố mẹ đặt tên là Nguyễn Phúc An Khánh.
Cháu sinh lúc 10:10AM ngày 28/9/2018 nhằm ngày 19/8 âm lịch (Mậu Tuất 2018) tại Bệnh viện Từ Dũ, 284 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão Quận 1, HCM.
Trọng lượng khi sinh 3.1kg. Sinh thường không phải mổ.
Cháu rất ngoan, chỉ ăn và ngủ suốt ngày như cún con.
Có cháu thật là thích. Chỉ cần nhìn cháu ngủ cũng đủ thích. Mỗi lần đi qua phòng mẹ con cháu nằm ổ tôi đều phải vào ngắm cháu một lúc.


Bé An Khánh 1 ngày tuổi. Vừa từ phòng hộ sinh ra phòng hậu sản. Cháu mặc đồng phục của BV Từ Dũ.

Nguyễn Phúc An Khánh-7 ngày tuổi

17 tháng 10, 2018

Sự khác nhau giữa đàn ông và đàn bà

Đàn ông vào bếp khi đàn bà đi khỏi nhà. Đàn bà vào bếp khi có đàn ông ở nhà.

Đàn ông ra chợ mua cái mình cần. Đàn bà ra chợ tìm cái mình cần mua.
Đàn ông ra chợ thấy hàng hóa ê hề tha hồ mua. Đàn bà ra chợ thường than không biết mua gì.
Đàn ông ra chợ mua cái gì cũng thấy rẻ. Đàn bà ra chợ mua cái gì cũng thấy đắt.
Đàn ông chỉ cần 10 phút để ra khỏi nhà. Đàn bà cần 60 phút để ra khỏi nhà.
Đàn ông ra khỏi nhà là lên xe đi ngay. Đàn bà ra khỏi nhà còn chạy vào chạy ra vài lần rồi mới lên xe đi.
Đàn ông bạc tóc vì sự chờ đợi. Đàn bà bạc tóc vì đàn ông không biết chờ đợi.
Đàn ông nói nhiều khi chưa lấy vợ. Đàn bà nói nhiều từ khi lấy chồng.
Đàn ông nói nhiều khi say. Đàn bà nói nhiều khi đàn ông say.
Đàn ông say sẽ nghĩ về người đàn bà không phải của họ. Đàn bà say sẽ nghĩ về người đàn ông đã bỏ rơi họ.
Đàn ông ăn cơm nhà nói chuyện thế giới. Đàn bà dù ăn cơm thế giới vẫn chỉ nói chuyện nhà.
Đàn ông thành đạt sẽ có thêm đàn bà. Đàn bà thành đạt sẽ mất đi người đàn ông của chính họ.
Đàn ông thường nhớ về người đàn bà đầu tiên. Đàn bà nhớ người đàn ông cuối cùng.
Đàn ông khi nào cũng thấy mình còn tiền. Đàn bà lúc nào cũng kêu hết tiền.
Mĩ phẩm đem lại cho đàn bà sự tự tin. Với đàn ông đó là sự lừa dối.
Đàn ông thường ngắm mình qua những tấm gương treo nơi công cộng. Đàn bà thường soi gương khi ở nhà.
Đàn ông lúc nào cũng thấy mình có nhiều quần áo. Đàn bà đứng trước cả tủ quần áo vẫn kêu không có gì để mặc.
Đàn ông đi xa 5 ngày chỉ mang quần áo đủ mặc 3 ngày (nếu thiếu họ lấy đồ cũ ra mặc lại). Đàn bà đi xa 5 ngày sẽ mang quần áo đủ mặc cho 10 ngày (kết cục họ vẫn bị thiếu một cái gì đó quên không mang theo).


Đàn ông ít khi thấy nhà bẩn. Đàn bà lúc nào cũng thấy nhà bẩn.
Đàn ông ăn món mà mình thích. Đàn bà ăn món mà đàn ông không thích.
Đàn ông thường ân hận vì sự khờ khạo trước đàn bà. Đàn bà thường ân hận vì sự khôn ngoan trước đàn ông.
Đàn ông về già mới phong độ. Đàn bà chỉ phong độ khi còn trẻ.
Đàn ông thường về già mới có giá. Đàn bà chỉ có giá khi còn trẻ.
Đàn ông thường nói xấu vợ khi ra khỏi nhà. Đàn bà chỉ nói xấu chồng ở trong nhà. 
Đàn ông thấy yêu đời khi gặp một cô gái trẻ. Đàn bà thấy chán đời khi đi qua một cô gái trẻ.
Đàn ông lấy vợ rồi mới nghĩ đến tương lai. Đàn bà chỉ có tương lai khi lấy chồng.
Đàn ông thành đạt khi kiếm được nhiều tiền. Đàn bà thành đạt khi kiếm được người đàn ông nhiều tiền.
Cuối cùng, đàn ông luôn cần có đàn bà nhưng họ không không bao giờ muốn biến thành đàn bà. Đàn bà cũng cần có đàn ông nhưng nhiều lúc họ lại muốn được như đàn ông..  

14 tháng 10, 2018

Chả có cái dại nào giống cái dại nào


Cô bạn học cùng lớp đại học gọi cho tôi vào lúc nửa đêm với giọng thảng thốt. Anh Sơn ơi giúp em với. 
Tôi lo lắng, chắc bạn mình có vụ chi nguy cấp lắm mới gọi vào giờ này và với cái giọng như cháy nhà đến nơi ấy.
Bình tĩnh. Hãy hít một hơi thật sâu rồi có chuyện gì nói anh nghe.
Anh đảng viên lâu năm rồi chắc có nhiều kinh nghiệm, làm sao giúp con bé em ra khỏi đảng.
Thế rồi cô bạn mới kể lại đầu đuôi câu chuyện.
Con gái bạn tôi học giỏi ngoan, từ năm thứ 3 đã được trường đại học kết nạp vào đảng. Đó là một niềm tự hào hồn nhiên của tất cả người VN chúng ta từ ngày có đảng đến nay. Nhớ hồi giải phóng miền Nam đang làm quân quản ở Sài Gòn, ba tôi đã viết cho tôi một bức thư dặn rằng nếu chưa trở thành đảng viên thì con hãy ở lại quân đội phấn đấu khi nào được kết nạp đảng rồi hãy trở lại trường đại học. May mà tôi đã được chi bộ C20 thuộc đảng ủy Phòng Tham mưu Sư đoàn 341 kết nạp ngay đêm trước ngày ra quân trở lại trường. Chuyện này có đồng đội Hoàng Tấn Quả nhớ rất rõ vì Quả có đọc bức thư ấy và thỉnh thoảng gặp nhau bạn vẫn nhắc lại..
Trở lại trường hợp của con gái bạn tôi.
Ra trường do giỏi chuyên môn nên cháu thường xuyên được cử đi làm việc ở nước ngoài. Mấy năm trước thì làm ở Singapore. Từ năm ngoái cháu được chuyển qua làm việc lâu dài tại Mĩ. Đi thì được mang cả gia đình chồng con đi theo với công ăn việc làm và học hành đầy đủ. Đó cũng là một niềm tự hào nữa. Bố mẹ nào mà không tự hào về điều đó dù cô bạn tôi rất kín tiếng ít khi kể về con cái với tất cả niềm tự hào mà không ít ông bố bà mẹ chỉ muốn khoe to với cả thế giới ấy bởi có người có cháu chỉ mới tốt nghiệp mầm non mà đã khoe ầm ĩ trên fây rồi.
Vấn đề ở chỗ là vì sang Mĩ lâu năm, làm việc có thu nhập cao, cháu đủ điều kiện làm thẻ xanh để cư trú lâu dài và từ đó có thể nhập quốc tịch Mĩ – niềm mơ ước của hầu hết nếu không nói là tất cả những người thuộc phe XHCN chúng ta. Tuy nhiên, điều kiện để nhập tịch cư trú lâu dài của Hợp chủng quốc Hoa Kì là người đó phải có xác nhận không phải là đảng viên CS. Bởi ở Mĩ, có 2 loại người bị coi là không đủ tư cách làm công dân Mĩ. Đó là những người theo chủ nghĩa phát xít và những người theo chủ nghĩa cộng sản. Tôi có ông bạn đi Mĩ về đã thầm thì như buôn thuốc phiện kể lại câu chuyện ở bên đó có hai khu tượng đài quan trọng mà ai đặt chân đến nước Mĩ cũng thường đến. Đó là khu tượng đài tưởng niệm những nạn nhân của chủ nghĩa phát xít và khu tượng đài tưởng niệm những nạn nhân của chủ nghĩa CS.
Con gái bạn tôi biết trước chuyện này nên từ mấy năm trước khi ra nước ngoài làm việc đã lẳng lặng từ bỏ sinh hoạt đảng. Nghĩa là nó đã không còn tên trong danh sách hơn 3 triệu con người được xem là thuộc lớp người ưu tú của nước Việt Nam nữa. Nhưng với người Mĩ không đơn giản như thế. Cơ quan nhập cư Mĩ cần một cái giấy xác nhận từ một cơ quan đảng CS ở VN (ít nhất cũng cấp đảng ủy phường) là cháu không còn là đảng viên CS nữa. Bạn tôi đã chạy khắp nơi nhưng đến đâu cũng không xin được cái giấy xác nhận cho một thực tế rất rõ ràng ấy. Chuyện tưởng đơn giản mà thành ra rất nan giải.
Vì thế mà bạn tôi đã gọi nhờ tôi, người ở trong đảng từ ngày giải phóng đến nay xin tư vấn.
Đúng là ở đời chả có cái dại nào giống cái dại nào. Người xưa thường nhắc chuyện tái ông thất mã cũng là để nói về những chuyện tương tự như thế này.
Ai có cao kiến gì giúp bạn tôi không.




11 tháng 10, 2018

Vì sao triều đại nhà Hồ sụp đổ nhanh chóng


Theo Facebook Nguyễn Xuân Diện.
HTS: Thông tin quá hay. Thảo nào ở Sài Gòn có đường Trần Khát Chân mà không có đường Hồ Quý Ly. Chỉ một cuộc trao đổi ngắn mà làm rõ cả một sự thật lịch sử. Lâu nay tôi cứ mơ hồ về triều đại nhà Hồ với nhân vật Hồ Quý Ly. Nay thì rõ ra nhiều.
Ngay cả khi phân tích câu "Vừa rồi nhân họ Hồ chính sự phiền hà..." trong Cáo bình Ngô của cụ Ức Trai nhiều gv cũng chưa thấu hiểu hết ý nghĩa của mấy từ "chính sự phiền hà" nghĩa là gì.


VÌ SAO THÀNH NHÀ HỒ
VÀ TRIỀU ĐẠI NHÀ HỒ SỤP ĐỔ NHANH CHÓNG?
THÀNH NHÀ HỒ VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ HỒ QUÝ LY
Trò chuyện cùng Nhà văn Hoàng Quốc Hải
Đã hơn một năm Thành nhà Hồ được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa vật thể của nhân loại (27-6-2011). Mới đây, tỉnh Thanh Hóa cũng đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa tại chính Thành nhà Hồ. Nhân dịp này chúng tôi đã có cuộc trao đổi thú vị xung quanh nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly và Thành nhà Hồ cùng nhà văn Hoàng Quốc Hải.
Là nhà văn duy nhất cho đến nay viết hai bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ về thời đại nhà Lý và nhà Trần, cũng là người am hiểu sâu sắc lịch sử, đặc biệt thời kỳ Lý - Trần - Lê (trong đó có giai đoạn nhà Hồ nắm quyền); theo nhà văn, vì sao nhà Hồ lại nhanh chóng sụp đổ?
- Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Vâng, đã hơn một năm Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa vật thể của nhân loại.
Đó là niềm vinh hạnh cho nền văn hóa nước nhà. Ngôi thành đá kiên cố, hơn 600 năm xem ra vẫn còn chắc vững lắm. Thế mà cái thời đại đẻ ra ngôi thành đó, tức nhà Hồ, lại sụp đổ nhanh chóng đến bất ngờ.
Xét Hồ Quý Ly lấy ngôi nước từ nhà Trần trên cơ sở điêu trá và tàn bạo. vốn liếng chính trị ông gây dựng trên cái nền của lòng dân chán ghét, nội bộ chia lìa; tất cả những yếu tố khiến cho sức mạnh quốc gia dần đi vào thế bại liệt, đều do một tay Hồ Quý Ly bày xếp cả. Và cái thế nước lụi tàn ấy, làm sao mà che bịt được những đôi mắt gian giảo của bầy ác thú phương Bắc.
Chính cha con Hồ Quý Ly chứ không phải ai khác, đã tiến hành những cuộc tàn sát khủng khiếp đối với những người chống đối, hoặc chỉ có ý nghĩ không tùng phục mà có kẻ tố giác, cũng bị rơi đầu. Quân lính của ông luôn luôn bận mải hành quân đàn áp nhân dân nổi dậy từ khắp mọi nơi, cả nước tràn ngập không khí tang tóc và tù ngục. Lòng dân oán hận triều đình đến cùng cực, chia rẽ đến tột cùng, đói khổ đến tột cùng.
Để cho đất nước rơi vào thảm cảnh đó, cũng có nghĩa tự mình tạo điều kiện tốt nhất cho giặc ngoài vào xâm lấn, và cũng có khác chi tự mình đem nước dâng cho giặc.
Đúng vào thời điểm bi đát nhất của nước mình, thì Minh Thành tổ sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bôn.... đem 40 vạn quân vào xâm lược nước ta. Chỉ vài trận ra quân, giặc Minh đã đánh sập triều đình nhà Hồ. Và chỉ năm, sáu tháng sau, từ khi quân Minh vào cõi, cả ba cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, Hồ Nguyên Trừng đều bị giặc Minh bắt đem về Kim Lăng.
Nhà Hồ sụp đổ nhanh chóng như vậy, chỉ có một nguyên nhân duy nhất có thể cắt nghĩa là bởi nó khinh dân, nó chống lại nguyện vọng chân chính của toàn dân, và vì thế cả dân tộc không hợp tác với nó, khiến nó bị diệt vong.
Nhớ câu nổi nổi tiếng của Hồ Nguyên Trừng trả lời khi Hồ Quý Ly hỏi: “Ta ước sao có được một trăm vạn quân để chống lại người Minh”. Trừng đáp: “Thưa cha, quân không sợ thiếu, chỉ sợ lòng dân không theo”.
Vậy là bài học muôn thuở, vẫn là BÀI HỌC LÒNG DÂN.
- Lịch sử cho đến hôm nay vẫn ca ngợi những cải cách táo bạo của Hồ Quý Ly, và giá như không có giặc ngoại xâm thì có lẽ... ! Là nhà văn viết về lịch sử, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
- Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Đây là câu hỏi vừa thú vị vừa hóc búa. Nó đủ sức bao chứa một luận văn tiến sĩ có tầm cỡ.
Trước hết ta hãy khảo sát những cải cách của Hồ Quý Ly và thử bình giá, xem những cải cách ấy nếu không bị chiến tranh cản trở thì nó sẽ đóng góp được gì cho sự phát triển đất nước. Hồ Quý Ly soạn một cuốn sách có tên Minh Đạo (Con đường sáng) - nay đã thất lạc.
Trong đó ông đề cập:
Chu Công là tiên thánh.
Khổng Tử là tiên sư.
Ngôi vị thờ trong Văn Miếu thì đặt tượng Chu Công ở chính giữa, mặt ngoảnh về phương Nam, Khổng Tử đặt ở bên, mặt ngoảnh về phương Tây. Ông cho cuốn Luận Ngữ của Khổng Tử có bốn chỗ ngờ...
Các vấn đề Hồ Quý Ly đặt ra trong sách Minh Đạo, có nhẽ nổi hơn cả để đương thời bàn tán, chủ yếu là hai vấn đề trên.
Xét cho cùng thì đây là quan điểm của một người đọc sách hoặc phê bình sách, vấn đề đặt ra rất vụn vặt. Nó không có đóng góp gì cho học thuật nước nhà tròng giai đoạn đó. Việc làm sách này cũng chỉ là một thủ đoạn, nhằm tăng thêm vốn liếng chính trị cho nhà học phiệt Hồ Quý Ly mà thôi. Bằng chứng là Quốc tử trợ giáo Đoàn Xuân Lôi dâng thư nói: “Bàn thế là không phải” bèn bị Hồ Quý Ly cho lưu đày đi cận châu (tức châu gần). Còn trạng nguyên Đào Sư Tích vì có xem thư của Đoàn Xuân Lôi cũng bị biếm chức.
Một cải cách nữa mà ba bốn thập niên gần đây các học giả, các sử gia hiện đại cho là cải cách táo bạo, ấy là việc bỏ tiền đồng, tiêu tiền giấy.
Tháng 4 năm Bính tý (1396), Quý Ly cho phát hành tiền giấy “Thông bảo hội sao”. In xong, hạ lệnh cho mọi người đem tiền đến đổi. Cấm hẳn việc tiêu tiền đồng.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, trên tờ tập san Văn - Sử - Địa, tôi thấy nhiều học giả ca ngợi việc tiêu tiền giấy của Hồ Quý Ly là một bước tiến vượt bậc, đi trước thời đại, hơn nhiều nước châu Á và một số nước châu Âu.
Ngày ấy tôi tín điều mà các học giả ca ngợi Hồ Quý Ly, nhưng khi viết tiểu thuyết lịch sử đến giai đoạn suy thoái của nhà Trần, và khi Hồ Quý Ly đang ngấp nghé ngôi báu của nhà Trần, thì thấy hoàn cảnh xuất hiện tiền giấy vào năm 1396 không ăn nhập gì với nhận định của các học giả, các sử gia. Vì rằng đó là giai đoạn kinh tế nhà Trần suy thoái đến tột độ. Nền nông nghiệp lạc hậu, ruộng đất tập trung trong tay giới quý tộc. Một số không nhỏ nông dân bị bắt làm điền nô, số còn lại không có ruộng đất hoặc có rất ít lại bị tô thuế cao, bị bắt đi lính hoặc đi phu phen tạp dịch, nên đói là vấn nạn thường trực đối với đa số dân nghèo. Vì vậy giặc cướp nổi lên tứ tung, nông dân tụ tập khỏi nghĩa, lấy của người giàu chia cho người nghèo. Ngay cả nhà sư như Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai cũng kêu gọi dân nghèo tụ nghĩa chống lại triều đình.
Một xã hội nghèo xác nghèo xơ lại luôn luôn bất ổn, không hề có một nhân tố nào cho kinh tế hàng hóa phát triển. Mà theo như Karl Marx, sản xuất hàng hóa phát triển là tiền đề cho tiền giấy ra đời.
Rõ ràng cái xã hội mà Hồ Quý Ly cai trị không có một mảy may nào, một mầm mống nào cho sự phát triển kinh tế hàng hóa.
Thế thì dựa trên cơ sở nào Hồ Quý Ly phát hành tiền giấy, cấm ngặt việc tiêu và trao đổi hoặc tàng trữ tiền đồng.
Khảo sát lịch sử, tình hình trong nước như phần trên đã nói, còn phần ngoài nước, đặc biệt là đốỉ với nhà Minh bên Trung Hoa. Tới lúc này, nhà Minh đang nhìn vào nội tình nước ta như cú dòm nhà bệnh, và họ đang ấp ủ một âm mưu thôn tính. Vì vậy họ cấm họp các chợ đường biên, cũng tức là cấm dân ta trao đổi hàng hóa (ngày nay gọi là cấm vận). Đặc biệt nghiêm cấm người nước ta qua lại đất Minh mua bán hàng hóa, nghiêm cấm và trị tội nặng đối với việc đưa các hàng đồng, sắt sang An Nam.
Trước sự uy hiếp của nhà Minh, buộc Hồ Quý Ly phải gấp rút tăng cường binh bị, chế tác vũ khí.
Chế tác vũ khí thì phải có kim khí. Vừa không khai thác được mỏ đồng trong nước, vừa bị bao vây cấm vận, nhưng không thể không có kim khí để sản xuất khí giới chống giặc. Trước nhu cầu cấp bách về sự tồn vong của sinh mệnh quốc gia, cha con Hồ Quý Ly nảy sinh sáng kiến phát hành tiền giấy, thu về tiền đồng để làm nguyên liệu chế tác binh khí.
Phải xem đây là một sáng kiến vĩ đại, nó xuất phát từ nhu cầu phục vụ chiến tranh chứ không phải nhu cầu phát triển kinh tế hàng hóa.
Sự ca ngợi cải cách táo bạo của Hồ Quý Ly về phát hành tiền giấy bởi các học giả đương đại, mắc vào lầm lẫn là ở chỗ đó.
Và nếu như không có giặc ngoại xâm thì có lẽ... như nhà báo hỏi. Thì có lẽ Hồ Quý Ly vẫn tiến thẳng vào con đường sụp đổ, tuy nhiên nó sẽ diễn ra với tốc độ chậm hơn, bởi trong tay nó còn sở hữu một bộ máy đàn áp cực lớn.
- Xây dựng một thành đá trong rừng sâu tỉnh Thanh Hóa làm Kinh đô nhằm chống chọi với giặc ngoại xâm phương Bắc, đã minh chứng một tầm nhìn hạn hẹp của một người làm vua, đồng thời là bước thụt lùi về nghệ thuật quân sự chống giặc của dân tộc ta. Vậy nhưng, hình như xu hướng hiện nay qua việc Thành nhà Hồ được vinh danh đang có sự lẫn lộn, đồng thời đề cao Hồ Quý Ly?
- Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Thành nhà Hồ trước hết đó là một thành tựu vĩ đại của nhân dân lao động cả nước ta, nhưng công đầu thuộc về người dân Thanh Hóa. Phải nói đây là một kiệt tác nghệ thuật trong xây dựng công trình bằng đá, và với một kỹ năng tuyệt vời. Những phiến đá nặng từ 4 tấn đến trên 20 tấn mà không hề có một phương tiện cơ giới nào trợ giúp. Và cả ngôi thành được hoàn thành trong một thời gian kỷ lục: 3 năm. Nhưng đây cũng là một tội ác ghê rợn mà Hồ Quý Ly để lại cho đương thời và hậu thế.
Nay về Vĩnh Lộc, chúng ta còn nghe được vô vàn các câu chuyện đau lòng trong quá trình xây thành đá. Và nhân dân căm phẫn Hồ Quý Ly tới mức khắp tỉnh Thanh Hóa không hề có một am, miếu nào thờ ông. Ngay chân thành, dân dựng ngôi đền thờ người đốc công bị Hồ Quý Ly chém đầu với tội dạnh: chậm tiến độ.
Ngay cả nơi Hồ Quý Ly giết vị tướng trẻ Trần Khát Chân ở núi Đôn, dân cũng lập tới hai ngôi đền để thờ ông. Cả tỉnh Thanh Hóa có hơn 70 đền thờ Trần Khát Chân. Chỉ riêng điều đó đủ biết nhân dân đánh giá Hồ Quý Ly có công hay có tội. Vì vậy trong dân gian vùng Thanh - Nghệ mỗi khi bình phẩm một nhân vật lịch sử nào, họ thường đọc câu ca dao quen thuộc:
Thương dân dân lập đền thờ
Hại dân dân đái ngập mồ thối xương
Còn ngôi thành đá đó với tầm nhìn của một nhà quân sự như nhà báo hỏi, tôi phải khẳng định một lần nữa: Thành đá nhà Hồ là một kỳ công kiến trúc. Nhưng về mặt chiến thuật công hoặc thủ thì ta phải nhìn vào thực tế rằng cha con Hồ Quý Ly đều bỏ thành chạy, và bị giặc Minh bắt sống ở cửa biển Kỳ La, ở núi Thiên Cầm, Hà Tĩnh.. Và chưa hề có một phát súng nào hạ sát, dù chỉ một tện giặc Minh từ phía trong thành bắn ra. Xem thế đủ biết nghệ thuật chiến tranh của Hồ Quý Ly so với lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta nó lạc hậu tới mức nào, và để di hận tới muôn sau.
Tưởng cũng cần biết thêm trong cuộc đời làm tướng cầm quân đánh nhau với người Chiêm, Hồ Quý Ly chưa hề có một chiến thắng lót tay. Điều kỳ lạ, cứ sau mỗi lần thua trận, Hồ Quý Ly đều đổ tội cho người khác rất thành công, còn ông ta lại được vinh thăng.
- Theo nhà văn, điều quan trọng nhất trong bảo tồn Thành nhà Hồ là gì?
- Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Điều quan trọng nhất trong việc bảo tồn Thành nhà Hồ là giữ nguyên trạng và không để nhân dân vi phạm. Đặc biệt là không xây mới, không cấy bất cứ một công trình nào vào di tích, vừa tốn kém, vừa phá vỡ cảnh quan và gây phản thẩm mỹ nữa.
- Trân trọng cảm ơn nhà văn Hoàng Quốc Hải
Láng Thượng, ngày 12 tháng 7 năm 2012
Nhà báo Cao Minh thực hiện

Nhà văn Hoàng Quốc Hải và TS. Nguyễn Xuân diện

Top of Form

8 tháng 10, 2018

Tan tác "Giấc mơ Trung Hoa"


HTS: Đến nước này có thể thằng đàn anh đã và sẽ chết dưới tay ngài Trump. Đau đớn thay.

Tác giả: Chí Thảo
Thesaigonpost tháng 8-09-2018
Chưa bao giờ "giấc mơ Trung Hoa" trở nên vời xa như lúc này. Không thể có... "tơ lụa" trong làm ăn chụp giật, gian dối và ăn cắp (công nghệ). Những cụm từ... tự sướng đó - nói như cựu TBT Đảng CS Liên Xô Gorbachev, càng bộc lộ bản chất "tuyên truyền và dối trá" của chủ nghĩa Cộng sản. Và đã đến lúc con hồ ly tinh phải hiện nguyên hình.
Xã hội TQ đang rối loạn cả trong kinh doanh lẫn trong nội bộ chính trị của nhà cầm quyền. Các khẩu hiệu bài xích Mỹ và phương tây đã được gỡ bỏ trên các tờ báo TQ. Hình ảnh đánh bóng cho vị Vua suốt đời Tập Cận Bình cũng đã tháo bỏ trên đường phố. Tất cả nhằm tránh làm cho Donald Trump... mích lòng.
Thị trường chứng khoán được ví như mạch máu của nền kinh tế của một Quốc gia. Mạch máu bị "nhồi", bị cắt đứt, cơ thể sẽ... đột quỵ. Hãy nhìn xem bảng điện tử TTCK hiển thị mạch máu TQ đỏ lòm và liên tục lao dốc không phanh mấy tuần qua, khắc biết tương lai TQ sẽ ra sao. Không đợi lâu. Chỉ chưa tròn 1 tháng kể từ khi Donald Trump khai chiến Trade War với TQ, kinh tế nước này đã rơi xuống vị trí thứ 3 thế giới (sau Nhật Bản) và sẽ còn giảm sâu nữa chưa biết chừng.
Hết Sri Lanka, nay đến Malaysia, Myanmar, Thái Lan; rồi các nước Châu Phi, và xa hơn nữa là các nước Nam Mỹ thân cộng... đã ngán ngẩm kiểu làm ăn cẩu thả, chụp giật bằng những công nghệ cũ kỹ, lạc hậu như thế nào. Hàng loạt dự án "con đường tơ lụa" của TQ tại các nước này đã bị đình hoãn.
Trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, có lẽ lo sợ sẽ tới... lượt mình (nếu ủng hộ TQ), Nga đã bày tỏ thái độ rất dứt khoát: Ngoảnh mặt và chuyển sang công kích Trung cộng quyết liệt.
Cả thế giới quay lưng với thằng chuyên đánh võ mồm và ăn cắp (công nghệ). Liên minh Châu âu EU, Canada, Úc, Nhật và cả Nga đã đứng về phía Mỹ. Các nước này cũng đang cân nhắc ra đòn trừng phạt kinh tế (tăng thuế hàng hóa nhập khẩu) đối với TQ....
Những tuyên bố... lên gân trên Báo Hoàn Cầu của TQ chỉ là phản ứng yếu ớt mang tính "sĩ diện" là chính. Vì chính họ cũng biết rằng sẽ không đủ "đạn" - mức thuế tăng lên đối với hàng hóa nhập khẩu của đối thủ, để chơi tay đôi với Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại mà phần thắng chắc chắn thuộc về Donald Trump.
Các dấu hiệu kinh tế lẫn ngoại giao đều cho thấy Nhà Trắng sẵn sàng kích hoạt các gói tăng thuế trị giá 200 tỷ USD sắp tới, và bồi thêm cú đánh... đoạt mạng 500 tỷ vào cuối năm nay.
Không đẹp trai, hào hao phong nhã như B. Clinton; tâm thức cũng không nhân văn và lý luận sắc sảo như B. Obama... nhưng ưu điểm của Donald Trump: Nói là làm. Và chỉ trong chưa đầy 2 năm trên cương vị Tổng thống, D. Trump đã kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp của người dân Mỹ xuống con số thấp nhất kể cả 2 đời Tổng thống trước đó cộng lại.
Còn nhớ khi ra tranh cử với bà Clinton ông Trump đã cảnh báo rằng chính (hàng hóa giá rẻ) Trung Quốc đã đánh cắp cơ hội việc làm của hàng triệu người dân Mỹ. Và mục tiêu đầu tiên của ông là tạo việc làm cho số đông người dân Mỹ. Nước Mỹ trên hết. Đó là nội dung tranh cử Tổng thống của D. Trump. Nay đã gần một nửa nhiệm kỳ đầu tiên, D. Trump phải thực hiện lời hứa của ông với người dân Mỹ trước khi trở thành Tổng thống Mỹ.
Mới đây, khi trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình CNBC, D. Trump đã bộc bạch: "Tôi đã sẵn sàng để đi đến áp đặt mức thuế lên đến 500 tỷ USD đối với tất cả hàng hóa TQ. Tôi làm điều này không vì mục đích chính trị, mà làm những điều đúng đắn cho đất nước". Ông nói thẳng đúng phong cách... Cowboy Texas rằng "chúng ta đã bị TQ lừa dối trong một thời gian dài..."
Tháng 3/2018 Ủy ban đánh giá kinh tế và An ninh Mỹ đã công bố 10 cách thức lừa đảo của TQ để đánh cắp bí mật thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong danh sách này có hoạt động tấn công mạng của tin tặc TQ hòng thu thập các dữ liệu công nghệ sx (bí mật kinh doanh) của DN Mỹ. Trước thực trạng này các nghị sĩ Mỹ cho rằng các biện pháp trừng phạt thương mại của TT Trump đối với TQ có ý nghĩa rất quan trọng để bảo vệ sự công bằng trong hoat đong kinh doanh. Và rất có thể cả hai phe Cộng hòa và Dân chủ đều cùng bỏ phiếu ủng hộ D. Trump trong cuộc chiến này với TQ.
Theo số liệu của Cục Dân số Hoa Kỳ, trong năm 2017 khối lượng hàng hóa TQ nhập khẩu vào Mỹ đạt hơn 505,5 tỷ USD so với 129,9 tỷ USD hàng hóa Mỹ nhập vào TQ. Có nghĩa là thâm hụt mậu dịch thương mại của Mỹ với TQ là hơn 375,5 tỷ USD trong năm này. Chỉ riêng 5 tháng đầu năm 2018 thâm hụt thương mại của Mỹ với TQ đã là 150 tỷ USD.
Điều đáng nói là TQ đã áp đặt một điều kiện phi lý đối với DN các quốc gia muốn hoạt động tại TQ trong đó có DN Mỹ, và xem đó như điều kiện tiên quyết: Phải chuyển giao công nghệ cho phía TQ. Chiến lược này được vận dụng làm nền cho "giấc mơ Trung Hoa" vào năm 2025. Với các chuyên gia kinh tế Mỹ, đây là hành động "ăn cắp chất xám" có tổ chức. Vì là thị trường rộng lớn, đông dân nhất thế giới - 1,4 tỷ người, nên nhiều đời Tổng thống Mỹ trước đó đã... lơ đi điều này. Tuy nhiên, Donald Trump đã nghĩ khác và làm khác. Và câu trả lời đanh thép của Trump chính là khởi động cuộc chiến Trade War với TQ.
Cách làm giàu của tỷ phú Bill Gates khác hoàn toàn với tư duy làm giàu "chụp giật" của tỷ phú TQ Jack Ma - ông chủ của chuỗi mua bán trực tuyến Alibaba.
Nhưng ở đời người ta chỉ có thể lừa dối nhau được vài lần. Đâu có thể cứ lừa nhau mãi được. Cái ác sẽ phải chết. Và đó là cái kết của... con đường nhầy nhụa, của "giấc mơ Trung Hoa".
Mỹ, Liên minh Châu âu EU, Canada, Úc, Nhật, Nga... và cả thế giới đã ngoảnh mặt với thằng Tàu chệt thiếu lương tâm mà thừa gian xảo.
Nó sẽ chết đi trong cô đơn và sự ghẻ lạnh của loài người.
Cuba giờ đã khác. Sự thừa nhận người dân được quyền tư hữu đất đai (trong Hiến pháp) cho thấy nước này chuẩn bị từ bỏ CNCS. Thằng Ủn, trước cái đói nghèo lưu cữu bao năm là... đàn em thân thiết, chung vách với Tàu cộng tự thấy rằng vẫn ngóc đầu không lên, không thể đem mấy cái quả tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân ra ăn thay cơm, giờ cũng nghĩ khác. Có vẻ như Ủn muốn... quay đầu là bờ chăng ???
Còn ai chơi với thằng Tàu chệt nữa nhỉ?
Còn! Vẫn còn một thằng đàn em u mê, dễ sai khiến, bốn ngàn năm không chịu lớn, mang tên nước Việt buồn ...
CT


5 tháng 10, 2018

Ngài Trump chơi phe ta quá đáng


CÒN HƠN CẢ CHIẾN TRANH .NÓNG THÔI RỒI...!


Trump khởi động các đòn độc:
- Đóng băng tài khoản và niêm phong tài sản của tất cả các nhân sự là cán bộ trong bộ máy hành chính, ĐCS TQ mở và mua sắm tại Mỹ; đóng băng tài khoản và niêm phong toàn bộ tài sản của DNNN TQ tại Mỹ...
- Công bố danh tính và trục xuất 7.000 quan chức tham nhũng của TQ đang lẩn khuất tại Mỹ. Tài sản của các quan chức này sẽ bị đóng băng tại Mỹ.
- Công bố danh tính và trục xuất 1,180 triệu thân nhân của các quan chức liên quan đến tham nhũng đang tù tại TQ hoặc trốn tránh ở các quốc gia khác. Toàn bộ tàn sản bị đóng băng tại Mỹ.
Tin mới nhất là ĐSQ TQ và các lãnh sự quán TQ tại Mỹ đã thông báo cho các lưu học sinh rời Mỹ.
Tin chưa được kiểm chứng là con gái duy nhất của ông Tập đang tu nghiệp tại Harvard đã rời Mỹ.
- Fb: Phan Chi -