31 tháng 12, 2014

Tất niên 2014


Hôm nay là ngày cuối cùng của năm 2014.  Từ ngày mai đã là năm 2015. Tết Tây được nghỉ 4 ngày liền. 
Theo thông lệ trưa nay phòng tôi làm tiệc tất niên với liên quân CS Âu Cơ gồm 4 đơn vị. 

Phương châm của bữa tiệc được BTC đặt ra với các yêu cầu:  Ngon, Bổ, Rẻ, No và Ấm cúng. Riêng bia rượu thực hiện theo chủ trương của chính phủ là rất hạn chế nhưng không được... thiếu.

Giản dị thế. 

Kết thúc mĩ mãn. Tiệc mãn nhưng màn karaoke không chịu mãn. Các giọng ca vàng tranh nhau hát kéo dài như bất tận với các bài ca về mùa xuân và... chim bay bướm lượn.



Thực đơn khá phong phú theo phương châm: Ngon, Bổ, Rẻ, No. Đồ dùng cho bữa tiệc là những thứ chỉ xài một lần. Ăn xong vất luôn vô sọt rác.


 Thay mặt BTC nói mấy lời chúc mọi người một năm mới nhiều niềm vui, nhiều sức khỏe và may mắn.


                                  Chỉ khiêm tốn thế. Vỗ tay hào hứng. 


 Cụng li chúc mọi người ngon miệng. Bia rượu rất hạn chế nhưng không được thiếu



  PGs. hiệu trưởng cũng la đà. Phía trên màn hình karaoke đã mời gọi "Lời của gió"


                                       Những cô nàng màu mè xinh tươi


           Trước đó đã diễn ra một lễ kết nạp đảng viên mới. Năm mới nhiều điều mới



29 tháng 12, 2014

Đọc bài thơ "Gặp bạn lính"


Nguyễn Văn Tứ: "Chuyện đánh đấm chết chóc nói nhiều thế đủ rồi, nay không nói nữa,… ". Thế mà rồi vẫn cứ nói, phải nói, cần nói và có quyền được nói!...

ĐỌC BÀI THƠ “GẶP BẠN LÍNH”

Chiến tranh đi qua, cứ nghĩ là “khép lại quá khứ để hướng tới tương lai”, nhưng với người trong cuộc, quá khứ không thể khép lại một cách giản đơn và phũ phàng như vậy! Một dấu ấn trong hồ sơ lịch sử của nơi người lính đã ra đi cần phải được ghi nhận ở hiện tại và tương lai… Một người lính e ngại trang viết của mình nói quá nhiu v chiến tranh, nhưng đến một nơi hồi sinh trong thế kỷ 21, không thể nào không nhớ đến “chiến tranh đã đi qua”, nhng “ni bun ca chiến tranh”… Chuyn đánh đm chết chóc nói nhiều thế đủ rồi, nay không nói nữa,… thế mà rồi vẫn cứ nói, phải nói, cần nói và có quyền được nói!... Sau chiến tranh, những người lính mỗi người một ngả, ở thị thành hay lại trở về làng quê với đời sống thường nhật với bao khó khăn, vất vả. Nhưng trong h, ký c ca mt thi trai tr cũng là ký c ca “mt thi hoa la”, “Mt thu hành quân bt đồi đẩy pháo, Lối ngược xuôi biết mấy nẻo đường...” còn mãi trong cuc sng ca h. Chiến tranh, hđồng đội, cùng một tiểu đội, cùng chung một trận đánh…; hết chiến tranh, từ các phương trời, họ gặp nhau trên blog, trên tin nhắn,… và mong một lần nào đó gặp nhau để mời một ly rượu quê, uống một ngụm nước dừa, thắp cho đồng đội một nén hương, hóa vàng cho đồng đội một bài thơ xúc động trên một nghĩa trang nào đó, và may mắn hơn là được cùng “cõng bn v quê”… “Cho lòng tôi quay li mt thi”! Không, phi “cho c thế h sau kính cn mt thi”!... Bài thơ khép lại trong tâm trạng mang mác: “Sau chiến tranh bao chuyện cứ như đùa, Tấm huân chương lúc nghèo không bán nổi, Nhưng kẻ giàu đâu đã d dàng mua”….
Chiến tranh và Hòa bình!!!
      

GẶP BẠN LÍNH 

                           Duy Thảo

Chuyến tàu đêm rú còi ra phía bắc
Bỏ nhà ga nuối tiếc khách tốc hành
Nhận ra bạn trong gió mùa lạnh buốt
Ấm tiếng cười của một thuở chiến binh

Một thuở hành quân bạt đồi đẩy pháo
Lối ngược xuôi biết mấy nẻo đường
Những tên phố Thắng, Vôi, Kép, Chủ
Những tên cầu Gia Bảy, Gia Lương...

Những làng quê vào ra không nhớ hết
Nay Lai Vu, mai bến Bính, Phà Ròn
Bỏ bữa ăn đánh giặc trời không mỏi
Chỉ khát thèm một giấc ngủ thật ngon.

Nghe bạn kể: - "Từ ngày rời quân ngũ
Trở về quê yêu hạt lúa, củ khoai
Đứa con đầu lại nối đời binh nghiệp
Mình thiệt thòi không giàu được như ai

Được cái vui là tình làng nghĩa xóm
Chăm vết thương lúc trái gió trở trời
Vẫn chịu tiếng thẳng thừng hay gây sự
Khi đời còn chuyện ngang trái chưa thôi"

Bạn chia tay xuống ga về Thiệu Hoá
Túi hành trang bì xác rắn vắt vai
Tàu chuyển bánh chở khách ra phía trước
Cho lòng tôi quay lại một thời

Một thời lính đi qua là vậy đó
Sau chiến tranh bao chuyện cứ như đùa
Tấm huân chương lúc nghèo không bán nổi
Nhưng kẻ giàu đâu đã dễ dàng mua.

                                         DT


28 tháng 12, 2014

Về lại Long Khánh



Thật ngẫu nhiên mà chỉ mới thứ 7 tuần trước tôi ra Trảng Bom đến NTLS cuả huyện này thắp hương cho người đội Hoàng Huy Tụng, thì chủ nhật hôm nay lại đi tiếp về hướng đó để ra chơi thăm bạn bè là học trò cũ của bà vợ ở thị xã Long Khánh. Cả 2 địa danh huyện Trảng Bom và TX Long Khánh đều cùng trong một tỉnh Đồng Nai, đều cùng là vùng đất của chiến trường xưa 39 năm về trước của F341 của tôi. Tính ra, trước 30 tháng 4 năm 75, tôi đã ở đất Long Khánh này đến cả tháng. Chuyện đánh đấm chết chóc nói nhiều thế đủ rồi, nay không nói nữa.
Tôi chỉ muốn nói rằng, trước 30 tháng 4 năm 75, thì Long Khánh là một tỉnh độc lập với tỉnh Đồng Nai bây giờ, trong đó Xuân Lộc là  một huyện thuộc tỉnh Long Khánh. Sau ngày giải phóng với bao biến đổi tầm cỡ tang thương ngẫu lục của chính quyền mới, thì cả Long Khánh cùng Xuân Lộc được nhập vô với tỉnh Đồng Nai. Trong đó Long Khánh được nâng cấp thành thị xã, còn Xuân Lộc tách ra khỏi Long Khánh để thành một huyện khá lớn.
Hôm nay tôi đã đi qua tòa nhà trước đây gọi là Tòa hành chánh tỉnh Long Khánh. Một tòa nhà 2 tầng lợp ngói giản dị của cái gọi là chính quyền Mĩ -Ngụy to không bằng một trụ sở cấp xã ngày nay và chỉ bằng 1/10 cơ ngơi tư dinh của tay tham nhũng cỡ bự tổng Truyền ở Bến Tre đang làm dậy sóng dư luận.
Di tích lịch sử Tòa hành chánh tỉnh Long Khánh trước 30-4-1975, không bằng 1/2 trụ sở xã ngày nay và chỉ  nhỉnh hơn cái nhà văn hóa làng Thọ Lộc ở quê tôi một chút (ảnh: từ Internet) 

Tuy chỉ là một ngôi nhà chính quyền rất nhỏ như thế nhưng 39 năm về trước, nó từng làm đủ chức năng của cái gọi là cả một hệ thống chính trị ngày nay. Trong đó ít nhất bao gồm cả một tỉnh ủy, một UBND tỉnh, một bộ chỉ huy quân sự tỉnh... và rất nhiều các tổ chức hội đoàn khác... chỉ do một viên trung tá làm tỉnh trưởng. Trong đó ngày trước chắc chắn cũng không có một tiến sĩ, thạc sỹ nào. Một bộ máy rất gọn nhẹ như thế dư sức để dân nuôi nó bằng tiền thuế (chứ không phải là nói như ông Dương Trung Quốc về một bộ máy cồng kềnh không dân nào nuôi nổi như ngày nay) .
Tòa nhà hành chánh tỉnh Long Khánh ấy nay được thị xã Long Khánh bảo tồn y nguyên và trở thành một di tích lịch sử của thị xã. Tôi vẫn chưa quên câu chuyện chiến tranh của cách đây 39 năm. Từ Long Khánh, Xuân Lộc, trở vào cho đến Trảng Bom, Hố Nai...hầu hết cư dân đều theo đạo thiên chúa và di cư từ miền Bắc vào từ 1954. Vì thế ở những nơi này nhà thờ to và nhiều đến mức đếm không hết, nó cứ san sát nhau.  Khi quân ta tiến tiến vào Long Khánh, quân địch đa số rút chạy vào Trảng Bom, số còn lại cố thủ trên các tháp chuông nhà thờ và dùng súng máy bắn xuống quân ta đang chạy dọc các đường phố, làm chết rất nhiều chiến sĩ.  Khi bộ đội ta bắt được một tên thượng sĩ làm xã trưởng nói giọng Bắc rất chuẩn với khẩu AR15 đã hết đạn trên tay nòng còn khét lẹt mùi thuốc súng. Hỏi hắn sao mày không bỏ chạy mà lại bắn bọn tao hăng thế. Hắn trả lời: Tôi không bắn sao được khi 20 năm trước, bọn tôi đã bỏ lại cho các ông cả một miền Bắc để chạy vào đây sinh sống, cớ sao các ông còn vào đây xâm lược. Hắn nói chưa dứt câu, cả một lọat đạn  AK từ trên tay một chiến sĩ ta nổ vang đã làm hắn gục xuống như một cây chuối. Cũng  như sau đó chục ngày, khi vào đến Sài Gòn, có một ông trung niên nhìn vẻ rất sang trọng đã hỏi tôi: Thằng Mĩ nó tốt thế sao các anh lại đuổi nó đi. Các anh không biết là nhiều nước trên thế giới đang mong được làm đồng minh với Mĩ mà vẫn chưa được đấy. Lúc ấy tôi nghe mà sôi máu nhưng bây giờ ngẫm lại thấy cha nội đó nói có lí.
 Sau cả chục ngày chiến đấu ác liệt ở Xuân Lộc, Long Khánh, những người lính bộ binh của F341 đã cắm lá cờ chiến thắng trên nóc tòa hành chánh của ngụy quyền Long Khánh này. Đó là một trong những nốt son chói lọi của sư đoàn tôi, F341 ngày ấy.
Hôm nay tôi đã đi trên con đường rất đẹp của TX Long Khánh mang tên 21-4, là ngày tỉnh Long Khánh được giải phóng. Trên xe có nhiều người đang cười nói vô tư, chỉ mình tôi âm thầm xúc động.

 Chợ Long Khánh. To nhưng vắng người vì không còn là một cái chợ truyền thống


                                  Viện Kiểm sát ND thị xã  Long Khánh



       Thị xã Long Khánh gắn liền với những rừng cao su nổi tiếng của miền Đông



Trên đường về, lại đi qua NTLS Trảng Bom, nhớ Hoàng Huy Tụng, tôi bấm vội một kiểu. Ngay sau cánh cổng lớn này là mộ Hoàng Huy Tụng


 

27 tháng 12, 2014

Những cái "nhất"



                                              Nhàn đàm của Chử Anh Đào

          Thời gian gần đây, trong đời sống xã hội xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể, thậm chí ngay cả phương diện quốc gia Việt Nam ta “khoe” có nhiều cái nhất: học giỏi nhất toàn khóa, nơi du lịch đáng đến nhất, cầu to nhất, hang động núi lửa dài nhất, dân sống hạnh phúc nhất…. Thiển nghĩ đấy là những điều đáng mừng, nhất là các cá nhân có tài năng thực sự, làm việc cống hiến cho gia đình, cho dân cho nước; các công trình cơ sở hạ tầng, thiết bị kĩ thuật phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng; các danh lam thắng cảnh được phát hiện thu hút du lịch…Vươn tới những cái nhất là khát vọng tự nhiên của con người. Nó khẳng định cá nhân trước cộng đồng; khẳng định sự vượt trội của cộng đồng, quốc gia này với cộng đồng, quốc gia khác. Nó đồng nghĩa với sự tiến bộ, phát triển. Nếu không xuất hiện những cái nhất sẽ là nhàm chán, thế giới chỉ một màu nhạt nhòa, luyễnh loãng.
          Điều đáng bàn ở đây là có những cái “nhất” rất đáng xấu hổ, nghĩ tới đã “tôi chào đất nước tôi, buồn quá”: tai nạn giao thông, ô nhiễm, tệ nạn xã hội, tham nhũng, mất an toàn bay…Cũng nên nhìn thẳng vào sự thật để kiên quyết khắc phục và sửa chữa để không còn… “nhất” nữa. Riêng những khoản này thì càng đứng sau càng tốt!
          Thứ đến là những cái “nhất” không đúng với thực chất của sự vật, hiện tượng. Những cái “nhất” phải mua bằng tiền mới có, để trước hết huyễn hoặc bản thân, để lòe thiên hạ, để thăng quan tiến chức, vinh thân phì gia…Chỉ riêng ở phương diện giáo dục, quanh các trường đại học, cao đẳng, ngang nhiên mọc lên các “chợ luận văn” với giá cả thỏa thuận cho từng cấp học: tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Chưa kể muôn nghìn lối đi đêm, đi ngang về tắt, không có bằng phổ thông trung học mà lại có bằng đại học. Ở ta có ông bằng cấp, danh hiệu đầy mình. Hội nghị nào, ban tổ chức giới thiệu mà sót một món thì coi như “cậu đánh máy” ấy sẽ tiêu đời. Thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư Việt Nam nhiều nhất Đông Nam Á. Những học hàm học vị này cũng nhiều nhất trong bộ máy chính phủ toàn thế giới. Còn số lượng công trình nghiên cứu thì buồn thay là ngược lại. Dân gian rất thông minh khi kể chuyện tiếu lâm. Đứa con trai hỏi mẹ nó rằng bác bên cạnh nhà ta làm gì? Người mẹ trả lời bác ấy là học giả. Đứa con: “Thảo nào con chẳng thấy bác ấy đọc sách bao giờ.”
          Những cái “nhất” giả  gây hệ lụy không chỉ cho bản thân mà còn cho cả cộng đồng trong thời gian nó ngự trị. Những cái “nhất” thủ dâm kéo lùi lịch sử!
                                                                             C.A.Đ