16 tháng 5, 2012

Phú quí giật lùi


Là nói sự xa lánh của Sv đối với các ngành học thuộc khoa học xã hội mà cụ thể hơn là với ngành ngữ văn của mình.

Nhớ lần đầu cách đây 2 năm, lên Thủ Dầu Một dạy cho BDU. Khóa học thứ mấy không biết Nhớ lần đầu cách đây 2 năm lên BDU dạy cho Khoa Văn kháo mấy không nhớ nhưng nhớ là có đến  hai lớp mỗi lớp có hơn 100 Sv, có lớp đến 120 Sv. Khóa tiếp theo cũng hai lớp nhưng mỗi lớp giảm còn khoảng 80 Sv. Khóa thứ 3 thì chỉ còn lại một lớp với 60 Sv. Mình đã thấy thê thảm lắm rồi. Vậy mà giờ nhớ lại thì khóa học đó vẫn là sung túc so với bây giờ.


Nói vậy bởi hôm nay lên lại BDU, dạy nguyên ngày thứ 7, khi bước chân  vào lớp học khóa này mình chỉ thấy lèo tèo hai mấy nhân mạng, chính xác là chỉ một lớp với 27 Sv khoa văn cho một khóa tuyển sinh.
Thiệt đúng là phú quí giật lùi.  
Trong tuyển sinh đại học, nếu một ngành học mà tuyển chỉ được 30 Sv với học phí chừng 10 triệu/ năm (5 triệu/học kì)/Sv thì chỉ đủ để không lỗ chứ đừng nói là lời lãi gì. Dưới 30 Sv thì cầm chắc lỗ.  Lỗ nhưng vẫn phải duy trì vì không thể chấm dứt ngang xương một ngành học mà phải gian truân  lắm mới đẻ được ra nó. Nếu vì lỗ mà không duy trì thì coi như là xóa sổ một ngành học. Điều đó còn tai hại hơn nhiều. Vì thế mà dù lèo tèo các trường vẫn cố giữ.
Tính mình vào lớp dạy chỉ mong Sv càng đông càng tốt. Có khi dồn hai lớp lại đến trên 200 Sv thì giảng càng bốc. Vì thế mà hôm nay sĩ khí và quân thanh của buổi lên lớp xẹp hẳn đi khi nhìn xuống giảng đường chỉ còn có một thiểu số.  
Dẫu biết rằng lớp ít hay nhiều, 2 chục hay hai trăm thì quyền lợi của người giảng viên cũng không hề hấn gì nhưng tinh thần và cảm hứng thì biến đâu mất tiêu.
Không nên và không thể trách học trò đã xa lánh ngành ngữ văn, xa lánh các ngành học KHXH. Hãy trách cái xã hội đã để xảy ra thực trạng đáng buồn đó.
Trong lúc này thì mình biết rằng ở các nước văn minh và dân chủ như Mĩ hay phương Tây, các ngành học KHXH vẫn rất được Sv ưa chuộng. Đơn giản là ở đó họ giảng thật, nói thật với Sv. Ít nhất là họ không nói dân chủ của xã hội tư bản gấp triệu lần dân chủ ở các nước XHCN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có nhận xét mới