6 tháng 12, 2015

Bưởi đỏ Luận văn

Là một trong mười hai phẩm vật tiến vua trên đất hai vua Thọ Xuân, Thanh Hóa.

                                                                                    Lê Thọ Xuân

Bưởi đỏ Luận văn tiến vua là một giống bưởi quý gắn liền với nhiều truyền thuyết trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê. Sau chiến thắng, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, tức là vua Lê Thái Tổ (1428)

Cùng với giống lúa Cầm Hơi ở Thường Xuân (Đã tuyệt chủng 30 năm nay), giống vải hồng đào Thọ Xuân (gốc cây vải cổ thụ 300 năm cuối cùng tại Xuân Hòa, Thọ Xuân cũng đã bị chặt hạ ), giống bưởi đỏ đã được Nghĩa quân Lam Sơn đem theo và gìn giữ suốt những năm tháng gian khổ. Khi giành được độc lập nhà vua ban truyền cho một làng giữ giống và nhân trồng giống bưởi này. Làng Luận Văn bên cạnh Lam Kinh, khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Thọ Xuân, Thanh Hóa. Giống bưởi này có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vài năm nay người dân nơi đây bắt đầu nhận ra giá trị tâm linh, ý nghĩa lịch sử và giá trị kinh tế của giống bưởi này.
 Bạn nào được thưởng thức thứ bưởi chính hãng này vào dịp tết thì sẽ nhớ mãi không quên hương thơm thoang thoảng vương vào không khí và vị ngọt ngào nồng hậu cùng với thanh chua dìu dịu sẽ thấy tin yêu cuộc sống hơn, rộng lượng hơn.Từ đây mà hiểu được vì sao cả mấy trăm năm bưởi Luận Văn được dùng để tiến vua . Bưởi được vua quan thưỏng lãm khi luận đàm thơ phú văn chương nên gọi bưởi Luận Văn, tên làng cùng chung tên bưởi.




Bưởi đỏ tiến vua - Cặp chị em sinh đôi này, da đang hồng hồng rồi ửng đỏ dần từng ngày.


Bưởi đỏ tiến vua - BẮC THANG LÊN CÂY BƯỞI ĐẦU DÒNG CẮT NHỮNG CÀNH CHIẾT GỬI ĐI KHẮP MIỀN TỔ QUỐC.


Quả bưởi bồng to lớn thể hiện sự cường thịnh với hương thơm phú quý nhưng không xa lạ, để dành cho đàn ông ham thích chinh phục và thể hiện. Tép bưởi ngọt mát nhẹ nhàng thanh lịch dành cho các quý bà mời nhau khi vui mừng đoàn tụ. Loại bưởi này thường bày ở đại sảnh để ra oai và thỏa sức tỏa hương sáu bảy chục ngày vẫn còn thơm thoảng. Có điều muốn mua được nó thì không đơn giản. Khó khăn vì nó to và đắt. Tại vườn ở Thọ Xuân mỗi kg đã 20.000 đ rồi. 




 Cành chiết giống bưởi đỏ Luận Văn đã theo con cháu người Thọ Xuân đi và bén rễ cho những quả chín đỏ đầu tiên ở những vùng xa xôi như Đắc Nông, Cà mau, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Sơn la… và cả ở Bình Phước.
Bưởi chín đỏ vào cuối đông đầu xuân. Màu đỏ thắm của bưởi đem đến vận may đầu năm mới. Hương thơm đặc trưng như mật ong rừng từ vỏ bưởi nhẹ nhàng lan tỏa khiến lòng người thanh thản ấm áp khi mùa xuân về . Bưởi Luận Văn thường được người dân trong vùng chọn để bày trên bàn thờ nhân dịp tết với mong muốn mang lại sự may mắn, phát tài và cao sang…

Từ đầu tháng 8 âm lịch, một dòng bưởi Luận Văn khác có quả đã bắt đầu chín. Đây là dòng bưởi Luận Văn được dùng để cung tiến các đức vua Lê và các vị công thần tại đền thờ Lam Kinh vào ngày Hai mốt Lê Lai, hai hai Lê Lợi ( Th 8 giỗ Thái Tổ cao hoàng đế Lê Lợi và trung Túc Vương Lê Lai)
* Cùng với giống bưởi đỏ Luận Văn dâng vua, các nhà vườn chúng tôi còn có giống BƯỞI BỒNG. Khi hái quả bưởi này, phải một người bồng (bế)quả bưởi lên để một người cắt cành, vì vậy bưởi có tên là Bưởi Bồng. Mỗi quả trung bình 5-6kg, có quả 10kg. màu sắc khi quả chín như đất đỏ Bazan, hoặc màu hoàng thổ. Bưởi Bồng thu hoạch vào ngày tết nguyên đán và để trên bàn thờ thơm cho đến hết mùa xuân. Nếu quả bưởi đỏ Luận Văn trên mâm ngũ quả tượng trưng cho hành Hỏa trong thuyết Ngũ Hành là biểu tượng của may mắn tài lộc thì Buởi Bồng được bày mâm ngũ quả tượng trưng cho hành Thổ. Quả Bưởi to, thơm hương dài ngày theo mùa xuân tượng trưng cho sự ổn định và thịnh vượng bền vững.
Giới thiệu dài dòng như vậy để các bạn phương xa biết thêm một vài sản vật cảu đất nước Việt Nam.
 Tháng giêng hoa bưởi nở - Tháng 6,7 quả bưởi xanh hoặc bị cháy sém bởi gió Lào- Tháng 8,9 quả bưởi vàng- Tháng một chạp (11,12) bưởi chín đỏ dần rồi chờ gió xuân và mưa xuân từ sông Chu thổi lên mang tiếng reo của đập Bái Thượng, Sải Hổ, Thác Mạ ùa về…Quả bưởi đỏ thắm, rồi sau một đêm, sáng mai bung hương ngào ngạt. Đây là đặc điểm bưởi Luận Văn trong ký ức thời thơ ấu của tôi.
 Mùa xuân năm 1970 học sinh trường cấp 3 Thọ Xuân I chúng tôi về Lam Kinh trồng bạt ngàn giống bưởi này. Nhưng bây giờ nhìn đâu thấy bóng dáng một cây bưởi nào trên kinh đô vắng lặng.
 Hoa bưởi, hương bưởi, mùa bưởi vàng mùa bưởi đỏ mùa mật ngọt của bưởi Luận Văn cứ đọng mãi lớn dần theo năm tháng.
 Tết Mậu Tý tôi đã đưa được chục quả bưởi Luận Văn này ra quảng cáo tại số 2 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy Hà Nội. 10 quả bưởi đó được một nhóm người nước ngoài lấy về ( Tiếc quá…) 



 Bưởi bồng : MỘT GIỐNG BƯỞI ĐẶC SẢN, QUẢ TO TỪ 5-10KG. Nó có tên là bưởi bồng.
* Bưởi bồng :- Bưởi bồng nặng, kéo cành dài hàng mét trên cao xuống để nhờ đất nâng đỡ .
- Có quả độ này (10/11-2015) đang độ lớn, 3 tháng nữa đến tết Bính thân nó sẽ nặng chừng 7kg
- Cũng có quả đang ủ hương qua đông vào tết và đổi màu từ xanh sang vàng rồi vàng đỏ như màu đất đỏ Bazan
- Bưởi bồng có quả màu hoàng thổ, tượng trưng cho hành thổ trên mâm ngũ quả= ngũ hành= Kim - Mộc- Thủy - Hỏa - Thổ



                                                                                                      LTX                                                                  

 HTS: Tết Mậu Thân năm 1968, khi đang học lớp 8 ở Trường cấp 3 Thọ Xuân 1 (hồi đi K8) tôi đã được cùng nhà trường lên khu di tích Lam Kinh trồng cả rừng bưởi quí này (không biết nay có còn dấu tích nào).
 Hiện trên trang trại của Nguyễn Quang Ngọc ở Bình Phước có 4 cây bưởi đỏ Luận văn tiến vua do Lê Quang Phương gửi từ Thọ Xuân vô. Tuần trước tôi lên chơi trên đó 5 ngày thấy bưởi đã bén đất, ra lộc mới, ra cả hoa. Hi vọng sang năm sẽ được ăn bưởi tiến vua của đất Thọ Xuân, Thanh Hóa ngay tại trang trại Ngọc Bình Phước.
Điều đó càng chứng tỏ cái gì (từ cây đến người) của miền Bắc cũng sống vui sống khỏe ở miền Nam. Còn ngược lại tui hổng có dám nói. Sợ mấy thằng bạn sống ở miền Bắc nó ghét.

  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có nhận xét mới