Bài viết của NS. Trần Mùi
Thân
kính tặng anh Ba Hồ Bông
Thực
ra tôi đã biết anh Ba Hồ Bông từ những năm khi tôi đang là học sinh Trường Âm
nhạc Việt Nam
vào những năm 60.
Ngày
ấy, dưới con mắt của lũ học sinh khoa đàn dây chúng tôi : Anh là bậc đàn anh
lại là cán bộ miền Nam
tập kết, cả xã hội lẫn nhà nước nể trọng và ưu ái bởi một lẽ : “Tất
cả vì miền Nam
ruột thịt”.
Anh
giản dị với chiếc quần kaki rộng cùng chiếc áo đại cán cổ tròn mà thời ấy mấy
ông cán bộ nhà nước hay mặc.
Mù
mì và ít nói.
Anh
học khoa sáng tác cũng ngay tại ngôi trường mà chúng tôi đang học : Trường Âm
nhạc Việt Nam
ở Ô chợ Dừa – Hà Nội.
Chân
dung của anh ngày ấy với cái nhìn của chúng tôi là vậy. Biết anh nhưng ít trò
chuyện vì một lẽ anh là bậc “bề trên” theo đúng cả nghĩa đen lẫn
nghĩa bóng !
NS. Hồ Bông
Gần gũi, kính nể nhưng xa vời…
Thế
rồi, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam
anh với tôi lại có cơ duyên gặp nhau và cùng nhau làm việc tại chiến trường Nam
Bộ trong đoàn Văn công Giải phóng.
Tôi
vào chiến trường trước anh mấy tháng, ngày gặp nhau ở Cứ, nhìn anh xanh xao,
vàng vọt bởi sốt rét trên cung đường Trường Sơn từ miền Bắc vào Nam.
Thương
anh biết bao nhiêu.
Từ
những năm tháng dài của cuộc chiến tranh khốc liệt ấy, không hiểu sao, có lẽ là
cái cơ duyên : tôi và Phạm Nguyên Kiếm hai thằng Bắc Kỳ rặc lại gắn bó gần gũi
với anh nhiều hơn bất kỳ ai trong Đoàn cho tới ngày Sài Gòn giải phóng cho mãi
tới sau này khi anh và tôi không còn ở Đoàn Bông Sen nữa…
Nhà
hát Nghệ thuật Ca Múa Nhạc Dân tộc Bông Sen kỷ niệm 50 năm thành lập được tổ
chức tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh mới đây. Nhìn anh lụ khụ chống gậy bước lên sân
khấu nhận hoa của thế hệ hôm nay tôn vinh các thế hệ đã khai sinh ra đoàn nghệ
thuật này, tôi xúc động vô cùng cho dù tôi và anh thỉnh thoảng vẫn gặp nhau tại
các cuộc họp hay gặp gỡ của Hội Âm nhạc TP.
Nghệ
sĩ Ưu tú Tô Lan Phương là người lên sân khấu trước, khi MC mời anh lên, Tô Lan
Phương đã tiến ngay tới góc sân khấu đưa anh đến ngay giữa sân khấu…
Một biểu hiện nhỏ, cũng cho mọi người ngồi
dưới thấy cái Tình và sự Kính trọng của người em, người đồng nghiệp và đồng đội
ngày nào với anh…
Mái
tóc bạc trắng con người cao ráo trong bộ quần áo kaki bốn túi của sĩ quan
Campuchia nhưng trên ngực lại đeo huy hiệu Bác Hồ, huy hiệu 60 năm tuổi Đảng
cùng với cái huy chương Hoàng gia Campuchia ? !
Thật
là lạ…nhìn anh hôm đó tôi thấy thật rõ cái tính cách : Hồ Bông mà không ai có
thể nhầm lẫn được.
Lãng
tử nhưng sang trọng.
Nghệ
sĩ mà bùi bụi.
Kính
trọng mà gần gũi.
Tôi
thích anh, quý anh ở điểm ấy.
Nhớ
lại cái ngày Đoàn Văn công Giải phóng phải trốn chui chốn lủi trong rừng sâu ở
khu vực Sáu Cầu khi những trận càn biên giới nổ ra. Anh được anh em cử đứng ra
làm người thương thuyết với lính Campuchia trong vai trò “Ông Ba Đại tá” của Việt
cộng, miễn sao cho anh chị em trong đoàn được yên thân ẩn náu trong rừng không
bị lính Kh Mer đuổi về Việt Nam. Anh nói tiếng
Pháp giỏi, hình thức lại oai
phong vì thế bọn lính Campuchia cũng nể và sợ.
Rồi
lại câu chuyện anh rủ nhạc sĩ Thanh Trúc nhân chuyến đi công tác xuống đồng
bằng rồi cả hai “zọt” vào Sài Gòn đi Sa Đéc quê anh chơi….
Việc
làm này của anh và Thanh Trúc đúng là chuyện tày trời ở R ngày ấy. Ai cũng nói
anh và Thanh Trúc “dinh tê” chiêu hồi rồi…
Thế
rồi tháng sau chúng tôi thấy anh và Thanh Trúc lại lù lù về căn cứ trước sự
sững sờ của mọi người !
Lẽ
dĩ nhiên cấp trên và Ban An ninh hỏi tội anh, nghe đâu cũng kiểm điểm nhẹ nhàng
rồi thôi. Bởi mọi người hiểu anh, tin anh và biết anh là con người lãng tử…
Con
người anh, tính cách anh là vậy.
Nếu
chuyện này Ban Tuyên huấn TW Cục và Tiểu ban Văn Nghệ làm “đao to búa lớn” có
lẽ anh đã bị “xử trảm” từ lâu rồi…
Trước
lúc anh đi đồng bằng, anh hứa sẽ tặng tôi chiếc bật lửa và anh vẫn nhớ khi anh
về : Một chiếc bật lửa bóng loáng in dòng chữ KEN.
Mỗi
lần mở nắp ra nó kêu “leng keng” nghe thật sướng tai.
Tôi
cám ơn và cảm động về điều đó rất nhiều…Đấy là món quà duy nhất anh tặng tôi
ngày ở R.
Ở
rừng, tôi và anh hay mắc võng nằm cạnh nhau.
Tôi
thích tính cách con người của anh, tôi muốn được nằm cạnh anh để trò chuyện và
nghe anh nói.
Anh
là kho kiến thức vô tận “trên trời dưới biển” cũng như “Đông Tây kim cổ” đều
làu làu. Nghe anh nói ai cũng thích, cách nói cùa anh rí ròm hài hước nhưng
chính xác.
Anh
có chiếc đài bán dẫn sài pin 7 băng tần nghe cực kỳ rõ của gia đình cho. Ngày
cũng như đêm hễ lúc nào nằm võng tôi và Phạm Nguyên Kiếm cũng kè kè nằm bên anh
để nghe lóm. Thường thì đài BBC lúc 18g sau đấy nghe đài Hà Nội.
Những
lần không nghe đài anh tâm sự và cho xem ảnh vợ anh : Nghệ sĩ Thanh Trì chụp ở
Liên Xô, nỗi nhớ nhung lưu luyến của anh dành cho chị Thanh Trì rất nhiều ngày
anh ở chiến khu.
Cái
võng của anh cùng loại với cái võng dù Trung Quốc tôi vẫn thường nằm. Nhưng
võng của anh cho tới giờ, tôi vẫn chưa định nghĩa nó màu gì :
Màu vàng xỉn của dưa cà thiu cũng không phải,
màu đen lờ cũng không nốt.
Bởi
anh có bao giờ giặt võng đâu.
Nhiều
lần nhắc anh giặt nhưng đâu vẫn hoàn đó, có lúc thấy sốt ruột tôi lại lôi ra
suối giặt cho anh…chăm sóc anh với tấm lòng của một người em.
Nói
anh ở bẩn cũng đúng thôi, nhưng mọi người vẫn mến anh và bỏ qua những “sai sót”
cố hữu như đã ngấm sâu vào máu thịt trong con người anh vậy.
Thôi
thì đã là nghệ sĩ nó cũng phải là lạ khác người một chút, bùi bụi pha chất lãng
tử một chút nó mới là nghệ sĩ chú !
Tôi
nghĩ vậy !
“Thương
nhau thì trái Ấu cũng tròn” mà !
Những
năm tháng ở R cam khổ ác liệt bom đạn vậy mà anh như một con tằm nhả tơ – những
sợi tơ óng ả mịn màng. Anh đã phối khí hòa âm cho Ca cảnh “Giải Phóng” của Nhạc
sĩ Thanh Trúc, những giai điệu anh viết thật đẹp, sáng sủa mang đậm chất dân ca Nam
bộ khi diễn tấu lên tôi rất thích.
Nhìn
thấy anh trên sân khấu Nhà hát TP tối 18.9.2011 đã cho tôi cảm xúc khi viết lại
những kỷ niệm nho nhỏ này gửi tới anh, như một món quà kỷ niệm tình anh em của
chúng ta.
Bởi
trong cuộc chiến đấu “ngày ấy” Chuyện về anh còn dài, còn nhiều lắm mà viết ở
đây cũng không sao nói hết được…
Với
anh cho tới giờ đây tuổi đã cao, nhưng nét lãng tử, nghệ sĩ, lãng mạn, lạc quan
yêu đời, sự trẻ trung ở nơi anh là những gì xẩy ra hàng ngày trong cuộc sống mà
đối với lớp gần già như tôi và bằng hữu phải học tập noi theo…
Và
trong con mắt của tôi :
Anh
vẫn luôn là chàng nhạc sĩ lãng tử lạc quan
và yêu đời nhất trên thế giới này !
TP Hồ Chí Minh 4.12.2011
Bài
đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng 23.9.2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có nhận xét mới