21 tháng 4, 2020

Chuyện không tào lao với anh Huỳnh Hiến

Bây giờ thì anh Huỳnh Hiến, nhà báo, đạo diễn truyền hình Huỳnh Hiến đã về với tổ tiên được 2 năm rồi nhưng tôi vẫn nhớ như in lần đầu tiên gặp anh.
Năm 1988 tôi chuyển nghề từ ĐHSP QN sang làm Đài TH QN (ngày đó trực thuộc Bộ Thông tin) ở một cái phòng có cái tên khá dài là Phòng BT Chương trình, Thể hiện và Tư liệu. Mới qua vài tháng chân ướt chân ráo chưa quen việc thì ông TP một người hiền lành và tốt bụng lại rất có kinh nghiệm làm TH do sức khỏe kém nên xin nghỉ hưu sớm 2 năm, lãnh đạo đài giao cái ghế của ông để lại cho tôi. Công việc ở phòng này rậm rạp như cháo tấm khiến tôi mừng thì ít mà lo thì nhiều. và như một định mệnh, tôi ngồi ở cái ghế TP ấy cho đến ngày cũng xin nghỉ hưu trước tuổi (năm 2010) suốt 22 năm trời. Có lẽ ở BĐ không có ai ngồi 1 ghế TP lâu như tôi.
Một hôm tôi đang cặm cụi xem bài thì anh Huỳnh Hiến ở bên phòng Văn nghệ ghé vô: Chào anh Sơn. Dạ, em chào anh HH.
Trước đó anh em đã chạm mặt nhau nhiều lần nhưng chưa có dịp nào nói chuyện với nhau. Hôm nay anh chủ động vô phòng, tôi biết là sẽ có một cuộc làm quen thực sự. Anh HH quê Tây Sơn BĐ, là dân miền Nam tập kết ra Bắc. Anh hơn tôi 16 tuổi. Khi đó tôi 34 tuổi còn anh đã 50. Anh học ĐH Tổng hợp văn HN, ra làm phóng viên Đài Tiếng nói VN. Sau giải phóng 30/4 anh chuyển từ HN về quê làm ở Đài THQN. Ban đầu người ta cũng giao cho anh phụ trách cái phòng mà tôi đang phụ trách đây nhưng anh nói anh thích làm mảng văn nghệ hơn, đó là công việc biên tập và đạo diễn, sản xuất các chương trình như ca nhạc, thơ, sân khấu... nên anh chuyển về phòng Văn nghệ với vai trò đạo diễn các chương trình văn nghệ. Tuy nhiên cái tôi biết vì sao anh không nhận làm TP BTCT là do anh không phải đảng viên. Dù là gia đình có truyền thống CM được tập kết ra Bắc ăn học đầy đủ, hiểu biết rộng, sống đàng hoàng, có trách nhiệm với tất cả nhưng đến ngày nghỉ hưu anh vẫn không là đảng viên. Đó cũng là điều làm tôi kính nể anh.
Gặp lại anh Huỳnh Hiến, Quy Nhơn, 2015. Ảnh do Trang Sắc chụp
Phòng làm việc của tôi khi đó chật hẹp nhưng có bộ xa lông gỗ cũ kĩ của Đài TH Quy Nhơn “ngụy” từ trước giải phóng để lại (Đài THQN ra đời từ 1972). Vừa ngồi xuống ghế anh Hiến đã hỏi tôi ngay một câu: Này anh S, cách mạng nghĩa là gì. Tôi biết là anh thử tôi. Bởi đây là một câu hỏi mà ai cũng nghĩ là mình sẽ biết nhưng khi cần trả lời một cách đích xác CM nghĩa là gì thì thường nói vòng vo, chung chung tưởng đúng mà trật lất. Nhiều người vẫn lầm tưởng cách mạng là đội quân tự nhận mình là cách mạng vừa tiến hành cuộc lật đổ ở Sài Gòn và toàn miền Nam.
Tôi chậm rãi: Hiểu theo nghĩa triết học thì CM có nghĩa là thay đổi cái cũ bằng một cái mới tiến bộ hơn.
Lúc đó anh mới bắt tay tôi.
Vậy theo HTS thì chế độ ngày nay có tiến bộ hơn chế độ gọi là ngụy đã qua không.
Lại một câu hỏi khó. Những năm 80, 90 ngày đó đang là đỉnh cao của thời bao cấp, ai cũng đói ăn và thiếu mặc. Mặt ai cũng bạc cả ra vì đói. Nhiều lúc tôi nghĩ CNXH mà thế này thì thà chết còn hơn. Tuy nhiên tôi chỉ dám trả lời anh: Xét về phương diện vật chất thì chế độ này thua xa. Về tinh thần thì em chưa phát biểu.
Anh lại hỏi tôi: Vậy theo HTS thì vì sao Mĩ thua VN. Đây cũng là vấn đề mà tôi từng ngẫm nghĩ nhiều, dù là người lính từng tham gia giải phóng SG nhưng tôi không nghĩ như đài báo ta tuyên truyền mà tôi có cách nghĩ khác.
Tôi trả lời câu hỏi của anh: Năm 1975 trên chiến trường miền Nam VN không còn bóng dáng một người lính Mĩ nào thì không thể nói Mĩ thua VN. Vì thế chỉ có thế nói quân đội Sài Gòn thua quân đội Bắc Việt. Chính phủ Mĩ trước đó 2 năm (1973) đã rút hết quân về nước để bảo toàn tính mạng cho những người lính của họ. Bởi với người Mĩ, sinh mạng con người là trên hết. Họ không trả giá đắt là đổi mạng sống của những người lính để lấy chiến thắng với đối phương. Đó là thứ triết lí của con người văn minh trong một xã hội có tính nhân bản. Nó không theo kiểu thà hi sinh tất cả...
Hi sinh tất cả nghĩa là đã chết hết thì những thứ còn lại như độc lập tự do có để làm gì. Với cái chết và sau cái chết của con người tất cả đều vô nghĩa.
Với một đối phương đánh chết bỏ, liều mình như chẳng có như thế, người Mĩ đã rút lui để bảo toàn tính mạng dù mang tiếng thất bại. Đó là thất bại của con người văn minh để giữ lấy tính nhân bản. Cũng vì thế mà trong chiến tranh, khi bị quân đối phương bắt, những sĩ quan và binh lính phương Tây nói chung và quân đội Mĩ nói riêng được phép đầu hàng, khai báo để bảo toàn tính mạng. Không ai nói họ là hèn nhát. Họ không bị khép vào tội phản bội tổ quốc và khi được đối phương trao trả vẫn được trọng dụng, không ít người Mĩ từng bị giam giữ ở nhà tù Hỏa Lò Hà Nội sau đó vẫn trở thành tổng thống, thượng nghị sĩ, bộ trưởng. Trường hợp bộ trưởng ngoại giao Mỹ John Kerry là một người như thế.
Ông anh Huỳnh Hiến tâm đắc gật gù. Mái tóc bạc trắng như cước rung rung. Anh em tôi chơi với nhau cho đến ngày anh ra đi.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có nhận xét mới