Một xã hội văn minh là một xã hội mà ở đó lòng tốt trở nên thừa thãi. Câu này tôi đọc được vào năm 1976 trong thư viện Đại học Vinh từ một tập tài liệu in roneo giấy đen như ctứ chó một sản phẩm điển hình của thời đại bao cấp xhcn. Tập tài liệu có tên là Luận cương đạo đức học với tác giả là Thầy Hoàng Ngọc Hiến. Thầy HNH khi đó vừa rời công việc giảng dạy môn Văn học Nga Xô viết cho khoa Văn ĐHV để chuyển ra Hà Nội. Bây giờ, khi mà Thầy đã về với thế giới người Hiền thì tất cả giới có học đều đã gọi Thầy là GS.TS. HNH dù Thầy chưa hề được phong ngay cả cái gọi là PGS.
Giai thoại về Thầy Hoàng Ngọc Hiến thì nhiều lắm trong giới giảng viên đại học. Chẳng hạn, dù bản thân là người được nhà nước cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án PTS trở về, nhưng thầy đã nói một câu bất hủ: Nếu dắt một con bò từ Vn sang Nga thì 4 năm sau sẽ dắt về lại Vn một PTS.Một chuyện khác: Hồi dạy ở Khoa Văn ĐHSP 1 Hà Nội, do bao cấp khổ sở quá, bất chấp qui định cấm, gia đình thầy bất đắc dĩ phải chăn nuôi heo ngay trong nhà tắm của tầng 4 khu nhà tập thể để tăng thêm thu nhập có thể sống qua ngày đoạn tháng. Khi lãnh đạo trường đi kiểm tra lập biên bản đã ghi: Gia đình ông HNH đã nuôi heo trong nhà tập thể... Thầy phản bác thẳng thừng và yêu cầu ghi lại cho đúng: Heo đã nuôi gia đình ông HNH...
Trở lại với luận điểm của Thầy Hoàng Ngọc Hiến về lòng tốt trong một xã hội văn minh của chuyên đề Luận cương đạo đức học, nói thực lòng với đầu óc trong trẻo và một cái bụng rỗng tuếch lúc nào cũng nghĩ đến cơm ăn và áo mặc của những năm sau chiến tranh, khi mà xã hội đang vô cùng tối tăm mịt mù với hàng mớ lí thuyết vô bổ về làm chủ tập thể, triệt tiêu cá nhân, tôi đã ko thể lĩnh hội được hết ý nghĩa sâu xa tư tưởng trên của Thầy HNH.
Tại sao lòng tốt lại có thể trở nên thừa thãi được khi mà người với người quanh ta lúc ấy và kể cả bây giờ cứ như là chó sói tranh nhau từng miếng ăn, giết nhau đưa nhau vào tù có khi chỉ vì một cái ghế.
Vào năm ngoái, cư dân mạng từng xôn xao về một câu chuyện lạ đăng trên hệ thống blog ko lề trái cũng ko là lề phải về những chú công an giao thông ở Đà Nẵng. Chuyện kể về CSGT Đà Nẵng khi thấy người tham gia giao thông đi vào đường cấm thì thổi còi gọi lại nhưng ko phải là để lập biên bản phạt mà là để hướng dẫn cho người ta đi sao cho đúng. Một việc làm đúng ra là rất đỗi bình thường đã trở nên xa lạ thậm chí là kì lạ của xã hội khi mà CSGT của ta đều đã trở thành những anh hùng núp ráo trọi.
Là người làm báo và cả dạy học, tôi cũng từng phản biện ráo riết về những bài báo kiểu gương người tốt việc tốt. Chẳng hạn như một thủ quĩ ngân hàng là đảng viên trả lại tiền thừa cho khách hàng khi giao dịch. Chỉ vậy thôi mà là gương sáng đấy. Thì chã nhẽ nhặt được tiền thừa tiền rơi của người khác lại điềm nhiên bỏ túi. Với người thường đã là chuyện ko thể huống chi lại là với người đảng viên CS trong sáng chói chang vằng vặc như ánh mặt trời.
Đến khi nào thì những chuyện hiển nhiên đồng nghĩa với điều tốt ấy sẽ trở nên bình thường và thừa thãi trong xã hội như Thầy HNH đã viết.
Khi con người ta đã quen sống trong một xã hội đầy dẫy điều xấu đến mức nó trở nên điều bình thường thì điều tốt mà thực ra là điều bình thường trở nên lạ kì cũng ko có gì là lạ.
Và cái xã hội tốt với những tấm lòng tốt sẽ trở nên thừa thãi mà Thầy HNH đã viết trong Luận cương đạo đức học vẫn đang là mơ về nơi xa lắm.
Bài viết tâm trạng quá. Nhà phật nói: trong khái niệm "số phận" có SỐ và PHẬN. SỐ là lượng ngày sống của mỗi người trên cõi Ta bà này và đương nhiên là do trời định. PHẬN là chất lượng của những ngày sống đó và do mỗi người tự quyết định được. Để tạo nên DANH PHẬN cho mình, mỗi người phải cần đến 06 năng lực để tu tập, trong đó CÔNG ĐỨC LỰC đứng đầu. CÔNG ĐỨC LỰC là điều mà mọi người có thể phấn đấu được để nâng cao phẩm chất những ngày sống của mình. CÔNG ĐỨC LỰC không chỉ là hành vi biếu tiền, biếu tư sản ở nơi chùa chiền, ở nơi từ thiện mà còn là hành vi sống vì tha nhân, luôn quan tâm đến người khác, không ích kỷ, tư lợi...Phải chăng đó là cái gốc của lòng tốt?
Trả lờiXóaNgoài những lập luận sâu xa của Ruchung, có lẽ nên nhắc lại một luận điểm của K.Mác; Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Xã hội thế nào thì sẽ tạo ra những con người như thế. Đó là vấn đề.
Xóa