30 tháng 8, 2016

Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt

Chuyến du lịch Sapa của tôi kết thúc đã 10 ngày nhưng thỉnh thoảng trong giờ làm việc, những khi rảnh rỗi thì ấn tượng mạnh mẽ của chuyến đi với những cáp treo và đỉnh Fansipan, của con đèo ngoằn ngoèo hiểm trở nối Sapa với TP. Lào Cai trong mưa bão, của núi Hàm Rồng và bản Cát Cát đẹp như tranh vẽ… vẫn tái hiện trong tôi như một cuốn phim quay chậm.
Đời tôi không nhớ hết những nơi đã đặt chân đến kể cả trong nước lẫn ngoài nước, nhiều nơi cũng rất ấn tượng nhưng có lẽ chỉ mỗi cái thị trấn nhỏ Sapa trong chuyến đi mới rồi lại khiến tôi nhớ về nó với một tình cảm sâu lắng nhất. Không chỉ là cảnh vật với núi non hùng vĩ, mà quan trọng hơn là con người với những đồng bào dân tộc H’Mông hiền lành chăm chỉ và thật thà. Thích nhất là những em bé Mông mặt mũi áo quần nhem nhuốc nhưng rất bụ bẫm và dễ thương bám trên lưng mẹ đi bán hàng thổ cẩm cho du khách.
Thích nhất nữa là được đặt chân lên đỉnh Fansipan, cảm giác thật khó tả. Còn nhớ khi về  đến nhà Lê Quang Phương ở Thọ Xuân, Thanh Hóa tôi kể chuyện này cho Lê Đăng Sơn và Đinh Như Xuyên, Lê Ngọc Sáng nghe thì chúng nó không tin. Chúng nó bảo dù có cáp treo đi nữa thì tôi cũng không thể nào trèo qua 600 bậc đá để lên đỉnh Fansipan được.
Sau Sapa, khi về Thọ Xuân tôi còn được Lê Quang Phương nhiệt tình đưa đi mấy huyện Thanh Hóa với những Ngọc Lặc, Thường Xuân; viếng thăm Hoàng thành Lam Kinh, Đền thờ Lê Lai, Đền thờ Lê Hoàn… Đó cũng là niềm thích thú lớn của tôi trong chuyến đi nối dài Sài Gòn - Hà Nội – Sapa – Thanh Hóa – Vinh – Sài Gòn.
Có thể xem nội dung trên chiếm 70% của chuyến đi. 30% còn lại tôi dành cho những cuộc gặp gỡ bạn bè, đồng đội. Ở Hà Nội là chú Ngọc là Uông Ngọc Dậu là Thành thuốc, là cu Bi... Về Thọ Xuân là Lê Quang Phương và bạn bè Thanh Hóa như Lê Đăng Sơn, Đinh Như Xuyên, Lê Ngọc Sáng; về Vinh là Ngọc Nga, Nguyễn Đình Anh, là chị Kim Liên…  Giá mà có thời gian và tiền bc rủng rỉnh, 6 tháng tôi sẽ đi một chuyến thì sướng vô cùng. Bởi tính tôi thích đi, hễ được đi là thích dù bất cứ đi đâu, huống chi là đi đến Sapa và về Vinh, Thanh Hóa thăm thú bạn bè, đồng đội chí cốt. Trở lại Sài Gòn, tôi nhớ mãi về các bạn với những quan tâm, chăm sóc đón tiếp tôi rất chu đáo, chân tình khiến tôi nhiều lúc rất cảm động. Viết những dòng này, xin được gửi lời cảm ơn đến các bạn đã cho tôi thêm niềm tin yêu, lạc quan vào cuộc sống. Với tôi, bạn bè là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. 
Điều không bình thường lần lên Sapa này là tôi đi lẫn vào đoàn du khách Tây ba lô và Hàn ba lô, hầu như không có người Việt Nam nào. Bởi người Việt khôn lắm, chả dại gì lên Sapa mùa mưa bão để có thể dễ dàng bị lũ cuốn trôi mất xác bất cứ lúc nào. Dân Tây cũng khôn và cũng quý sự sống còn hơn cả dân Việt nhưng hơn cả sự ham sống là sự thích thú của họ khi được khám phá và mạo hiểm cho dù có hi sinh chính bản thân mình. Đi chuyến Sapa này tôi đã có được sự trải nghiệm vô cùng thích thú đó. Trên chuyến xe từ Hà Nội ngược Sapa có 2 người Việt là tôi và một ông khách khoảng 50 tuổi cũng đi du lịch đơn độc từ Sài Gòn như tôi. Ông này không về Hà Nội cùng chuyến với tôi mà còn ở lại Lào Cai để đi thêm một ngày nữa sang Hà Khẩu, Trung Quốc, kcũng là một tay giang hồ kín tiếng. Vì thế mà chuyến về Hà Nội trên xe chỉ mỗi tôi là dân Việt, còn lại là gần 40 người nước ngoài.
Đi với dân Tây, dân Hàn ba lô tôi học hỏi được ở họ rất nhiều về tầm cao của sự văn minh và văn hóa. Họ lên xuống xe rất từ tốn cứ như là một sự xếp hàng tự giác. Ai lên trước thì đi thẳng ra sau nhường chỗ phía trước cho người lên sau dù ai cũng biết khi đi ô tô khách thì những chỗ nằm hoặc ngồi phía trước tốt hơn rất nhiều, ít nhất là đỡ bị xóc hơn. Nếu là dân Việt ta, ngay cả tôi cũng thế, nếu lên trước sẽ chọn cái giường nằm tầng dưới ngay bên phải xe gần cửa ra vào cho an toàn, tha hồ ngắm cảnh vật bên đường và lên xuống xe cho tiện. Bài học này chắc chắn là tôi không học được khi đi xe khách. Trên xe họ rất im lặng, nếu có nói chuyện với nhau thì cũng chỉ ghé tai nhau nói rất nhỏ như là nói thầm. Tôn trọng người khác là một nét văn hóa quá cao của sự văn minh phương Tây.
Ở những điểm du lịch, dù luôn đi thành tốp 5 hoặc 3 người với nhau nhưng họ không nói cười hô hố và ăn uống nhồm nhoàm. Nhớ những buổi ăn sáng buffet trong khách sạn, họ xếp hàng lấy đồ ăn rất nhẹ nhàng, ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Họ có thể cầm dĩa đi lấy đồ ăn vài ba lần để ăn cho đủ bữa nhưng họ không lấy một dĩa đồ ăn thật đầy tú hụ như dân ta rồi ngồi ăn một thể cho khỏe, sau đó ăn không hết thừa mứa ra cũng mặc kệ. Khi ăn họ vét sạch thức ăn thừa trong dĩa, không để dư một chút nước nào. Tôi nhìn họ ăn mà ước gì mỗi người dân nước ta khi ăn uống đều có được nét văn minh tưởng như nhỏ nhặt mà vô cùng to lớn ấy. Ngay chỉ trong săn uống đã đđể nói lên đâu là người thượng đẳng và đâu là người hđẳng. Dân Việt ta hiện tại có một bộ phận nhờ biết làm ăn mà ngày càng giàu có lên nhưng đó chỉ là sự giàu có về vật chất còn sự giàu có về tinh thần thì hình như đang ở chiều ngược lại. Văn minh vật chất đã không theo kịp với văn minh tinh thần. Hôm ở Hà Nội chú Ngọc nói với tôi một nhận xét khái quát về con người Việt Nam, nhất là người Hà Nội hiện nay: Dân ta đang lo giải quyết khâu sang là chínhNói thực tôi nhìn sứng xử văn minh nơi công cộng của người phương Tây mà phát thèm và cố gắng để học hỏi. Nói đi một ngày đàng học một sàng khôn là vậy.
Trở lại Sài Gòn lại chúi mũi vô công việc dù chẳng thích thú gì nhưng cũng phải tranh thủ lao động kiếm thêm ít thu nhập hàng tháng bù thêm cho chút lương hưu ít ỏi. Thỉnh thoảng sướng lên lai quẳng ra một tháng lương để đi đó đi đây cho thỏa chí tang bồng.   
Tôi đúng là kẻ giang hồ vặt trong câu thơ của nhà thơ Đồng bằng sông Cửu Long Phạm Hữu Quang:
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà
"Vặt" mà được thế cũng sướng.


Lê Quang Phương nâng chai chivas 18 của Uông Ngọc Dậu cho tôi hôm ở Hà Nội và nói: Chai này không dưới 1.500.000 đồng. Đúng thế. Siêu thị gần nhà tôi đề giá 1.770.000 đồng. Thiệt qúi cái tình anh em bạn bè của Dậu.

Với Lê Đăng Sơn. Về Thanh Hóa uống bia Thanh Hóa. Rất giống phong cách Obama nhé: đến Hà Nội uống bia Hà Nội. Sau lưng tôi là nồi cơm sống nhăn vì chủ nhà LQP nấu mà quên ấn nút.

Ở trạm dừng chân trên đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Tôi đã vắt óc ra mới dịch được "Dừa nửa" có nghĩa là dừa lửa. Dân Bắc Kì là vua lói ngọng


Bên quan tượng và cây ổi cười trong Lăng Vua Lê Lợi - Lê Thái Tổ

Dưới mái tam quan Hoàng thành Lam Kinh 17h chiều 16/8/216

Vái Bia Vĩnh Lăng còn gọi là Lam Sơn Vĩnh Lăng bi ở Lam Kinh, mt trước tác của Nguyễn Trãi, khi mặt trời đã tắt 

Lê Quang Phương trầm tư bên gốc cây đại cổ trong Đền thờ Lê Lai ở Ngọc Lặc

Trước cổng làng Luận Văn ở Thọ Xương, Thọ Xuân, 

nơi trồng giống bưởi đỏ Luận văn tiến vua nổi tiếng

Khoanh tay trên hồ Cửa Đặt (hay còn gọi là Cửa Đạt)

Diệu vợi nơi thượng nguồn sông Chu


Với dáng dấp rất giống bức tượng một người anh hùng ở miền Tây Nam Bộ


Phút trầm tư Cửa Đạt

Rất giống tư thế của tượng đài người anh hùng Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định ở Mỹ Tho, Tiền Giang.

Quay lại lịch sử để thấy: Dưới chân tượng đài người anh hùng Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định ở Tiền Giang. Trái sang: Trương Ngọc Kim, Lê Quang Phương, Lê Sơn, Hà Sơn (Ảnh: Nguyễn Quang Ngọc, Mỹ Tho, Tiền Giang, tháng 4/2016) 

Sân bay là của người ta
Anh đem anh chụp như là của anh


Sân bay Thọ Xuân, đi không đi, bay không bay, đến đây tạo dáng chụp hình. Rõ là hai thằng hâm  


      


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có nhận xét mới