Sáng dậy ăn uống no nê tôi theo đoàn hành trình
đến bản Cát Cát. Đã lên Sapa phải vào với bản Cát Cát.
Cát Cát là một bản lâu đời của người H'Mông. Những năm gần đây, cái tên bản Cát Cát luôn nằm trong danh sách những điểm tham quan của các tour du lịch Sapa bởi nó là một địa điểm du lịch văn hóa lý tưởng cho du khách khi muốn tìm hiểu và khám phá về đời sống và con người dân tộc H'Mông vùng Tây Bắc.
Cát Cát là một bản lâu đời của người H'Mông. Những năm gần đây, cái tên bản Cát Cát luôn nằm trong danh sách những điểm tham quan của các tour du lịch Sapa bởi nó là một địa điểm du lịch văn hóa lý tưởng cho du khách khi muốn tìm hiểu và khám phá về đời sống và con người dân tộc H'Mông vùng Tây Bắc.
Chúng tôi đi bộ từ trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng ba cây số qua mấy con dốc sâu hun hút, ngoằn ngoèo là đến. Bản Cát Cát thuộc xã San Sả Hồ, huyện
Sa Pa, Lào Cai. Bản nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, trong thung lũng với
ba bề là núi, nơi người dân tộc Mông sinh sống.
Con dốc dẫn vào bản Cát Cát
Những người phụ nữ H'Mông đứng bán hàng lưu niệm dệt thổ cẩm bên vệ đường. Sao lại không chụp hình với họ nhỉ.
Anh chàng này người Mĩ đi cùng đoàn với tôi là một giáo viên dạy mỹ thuật hội họa ở trường trung học PT, rất nhanh nhẹn và thân thiện
Họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh rất vui vẻ như những người bạn quen lâu ngày gặp lại. Những người phụ nữ Mông này giỏi thật đấy. Họ học cách sao và từ lúc nào nhỉ. Giá mà các vị PGS. TS ở các trường đại học của ta nói được Anh ngữ như họ thì nền học vấn của nước ta cũng tiến bộ được ít nhiều
Dân du lịch ta Tây vào bản Cát Cát đông như trẩy hội. Ngày nào cũng như ngày nào. Quanh năm như thế. Sapa khiến du khách khắp thế giới say đắm.
Bảng lảng khói sương
Em bé H'Mông theo mẹ đi bán hàng lưu niệm cho du khách
Cổng vào bản Cát Cát
Ruông bậc thang đẹp như tranh là một trong những đặc sản văn hóa vùng Tây Bắc
Chú hướng dẫn viên của đoàn tôi, làm nghề này đã 4 năm, người Mông chính hiệu, nói tiếng Anh như gió. Ai lên Sa Pa cần HDV, cần nới ăn chốn nghỉ hợp lí cứ gọi cho Cường Sa Pa số đt 0943803477. Gọi trước từ SG, HN hoặc lên Sa Pa gọi đều được HDV Cường hỗ trợ.
Tôi vào thăm một ngôi nhà truyền thống của người H'Mông
Cái cày treo trên vách gỗ
Mấy quả ngô giống treo trên mái nhà
Người mẹ trẻ may đồ thổ cẩm lưu niệm để bán cho du khách mặc đứa con thơ bám mẹ khóc đòi bế. Tôi chợt thấy chạnh lòng nhưng đây là chuyện thường ngày ở bản. Ra đi vợ dặn không được mua gì nhưng vì chạnh lòng thương cảm tôi đã rút ví mua mấy món.
Ở một căn nhà khác. Em bé Mông bầu bĩnh dễ thương này đang suy nghĩ gì khi choàng tay ôm bậu cửa.
Tôi ngồi xuống bên em bé thử tưởng tượng mình là nó để xem nó đang nghĩ gì. Chịu.
Lại một nếp nhà sàn khác với chậu cà độc dược trồng làm thuốc chữa sâu răng
Bờ suối và những guồng xe nước sâu trong bản Cát Cát
Tôi và anh chàng người Mĩ vui tính trên cây cầu mỏng manh bắc qua suối
Ở bản Cát Cát những chú dê béo múp míp đi chung với người
Hoa chuông như những cái kèn trumpet chổng ngược
Chụp thôi. Hôm nay tôi và tay người Mĩ chụp hình cho nhau. Hắn khen tôi chụp rất đẹp - very beautiful
Vào bản Cát Cát được xem màn múa hát của thanh niên Mông. Tiếng sáo Mèo réo rắt với khèn và ô xòe múa
Cô gái Mông này xinh không
Hình ảnh khiến tôi luôn ấn tượng không thể đi lướt qua được
Dòng thác đục như vàng tuôn từ rừng xuống suối
Ruộng bậc thang và đàn trâu béo múp. Cái lạ là trâu không thấy ai chăn dắt nhưng nó chỉ gặm cỏ mà không hề đụng đến ruộng lúa ngay bên cạnh
Lại chụp thôi. Sau lưng tôi là trâu đấy
Hướng dẫn viên tận tình giải thích cho du khách người Mĩ hiểu về cây lúa và ruộng bậc thang
Anh chàng Mĩ vui tính, ai nhờ cũng vui vẻ chụp
Vào đây tôi mới thấy hoa tre. Chú hướng dẫn viên người Mông nói tre rất ít khi nở hoa nhưng khi cây tre đã nở hoa cũng là khi nó tự chết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có nhận xét mới