Rời Hoàng thành Lam Kinh, chúng tôi đến viếng Đền thờ Lê Lai ở làng Tép, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc chỉ cách Hoàng thành Lam Kinh
hơn 5 km. Cũng như các ngôi đền thiêng khác, Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
không chỉ là nơi thờ tự tưởng nhớ vị tướng tài đã có công lao to lớn với Lê Thái Tổ Lê Lợi, với triều đại nhà Hậu Lê, mà còn là địa chỉ lịch sử để du khách
tìm về tri ân và tưởng niệm vị danh nhân này. Tuy nhiên, ở ngôi đền thờ này còn
thiếu một tấm bia ghi lại công đức của Trung Túc Vương Lê Lai với tư cách là một trong những tướng lĩnh nổi tiếng của phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, người
có công lớn giúp Lê Lợi gây dựng sự nghiệp. Đặc biệt, ông đã hy sinh thân mình
cứu Vua Lê Lợi thoát khỏi vòng vây của giặc Minh và được hậu thế ngợi ca là tượng
đài về lòng trung quân ái quốc. Tôi chắc chắn rằng nếu không có một tấm bia ghi
công đức và giới thiệu, phần lớn du khách khi đến đây sẽ không mấy ai biết danh
vị “Trung Túc Vương” của trung thần Lê Lai là do vua Lê Thánh Tông gia
phong và nghĩa của nó là như thế nào.
Ở ngôi đền thờ Lê Lai này còn thiếu một tấm bia
ghi lại công đức của Trung Túc Vương Lê Lai với tư cách là một trong những
tướng lĩnh nổi tiếng của phong trào khởi nghĩa Lam Sơn.
Địa chỉ lịch sử cuối cùng mà chúng tôi tìm đến thăm
viếng là Đền thờ Lê Hoàn ở thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân. Lê Hoàn – Lê Đại Hành là vị Hoàng đế lừng lẫy chiến công đã nắm binh quyền chỉ huy mười
đạo tướng quân đánh tan quân xâm lược Trung Quốc thời nhà Tống buộc vua Tống
phải thừa nhận Việt Nam là một nhà nước độc lập có chủ quyền. Chính Hoàng đế Lê Hoàn – Lê Đại Hành đã làm nên lịch sử của triều đại nhà Tiền Lê và cùng với Hoàng đế Lê Lợi sau này (gọi là Hậu Lê) làm nên vùng đất Thọ Xuân địa linh nhân
kiệt – vùng đất hai vua.
Tuy nhiên ở Đền thờ Lê Hoàn cũng có những điều khiến
du khách nhức mắt. Rõ nhất là ở ngay ngoài cổng vào không biết ai đã cho dựng một tấm pa nô với khẩu hiệu nền đỏ chữ vàng “Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ
của toàn Đảng toàn dân”. Đền thờ một danh nhân lịch sử như Lê Hoàn không phải
là nhà văn hóa thôn, càng không phải là trụ sở ủy ban xã để treo cái khẩu hiệu
tuy đúng mà không trúng chỗ này. Đi sâu vào đền thờ chúng tôi thấy bên phải
dựng một khung vải màu đỏ chữ vàng ghi “Giới thiệu tóm tắt thân thế sự nghiệp Vua Lê Đại Hành”. Nhìn qua và đọc kĩ tấm bảng mới thấy hết sự tùy tiện và phi
logic của nó. Ở trên cùng bên phải ghi là “UBND xã Xuân Lập – Ban QLDT Đền Lê Hoàn”; bên phải ghi “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – Độc lập Tự do Hạnh
phúc”. Đây là hình thức của môt văn bản hành chính chứ không phải là tấm bia
(dù là làm bằng khung vải) giới thiệu công đức sự nghiệp của một vị vua ở cuối thế
kỉ thứ X đầu thế kỉ thứ XI như Lê Hoàn. Đó là chưa nói lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp của “Lời giới
thiệu” này nhiều chi chít đến mức không đếm xuể. Dưới tấm bia (vải) ghi đầy đủ tên tác giả là Đỗ Viết Long - BQLDT Đền Lê Hoàn, với hai số điện thoại di động kèm theo (xem ảnh chụp đính kèm).
Ở đền thờ Lê
Hoàn
Có tấm bia
chi chít các loại lỗi (Ảnh chụp ngày 17/8/2016)
Bề dày lịch
sử của một dân tộc có thể đo đếm được từ những di tích lịch sử như Hoàng thành Lam Kinh, Đền thờ Lê Lai, Đền thờ Lê Hoàn; bởi chính nó là những minh chứng hùng hồn cho lịch sử của một dân tộc. Chăm chút bảo tồn và phát triển giá trị
của những di tích lịch sử là hết sức cần thiết để truyền lại lòng yêu nước và
tự hào dân tộc cho hết thế hệ này sang thế hệ khác là điều rất nên làm và không
bao giờ là muộn. Mấy điều mạo muội trên xin được gửi đến lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và Ban quản lí các khu di tích đã viết trong bài. Hi vọng có ngày trở lại
thăm viếng, người viết bài này sẽ không còn thấy những khiếm khuyết như đã mạo
muội đề cập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có nhận xét mới