4 tháng 2, 2013

Mai đào luận


Cuối năm ở Sài Gòn chộn rộn với thiên hạ mà hóa ra mình ta lại thảnh thơi. SV đã nghỉ học, phòng làm việc đã khép lại và niêm phong để nghỉ Tết đến nửa tháng trời. Có muốn cống hiến thêm cho sự nghiệp cũng không có chỗ mà thể hiện và cũng chẳng ai cần.
Tết ở Tp phương nam này đồng nghĩa với nghỉ ngơi, cái sự ăn thì cũng không quan tâm lắm bởi trăm thứ bà rằn phải kiêng. Kiêng ăn ngọt vì tiểu đường typ 2, vì đường trong máu cao; kiêng ăn béo vì máu nhiễm mỡ và cả vì gan cũng nhiễm mỡ; ăn thịt trứng thì sợ dư lượng cholesterol; bia rượu cũng kiêng nốt vì gan có vấn đề do viêm viếc gì đó. Thuốc lá thì đã bỏ hẳn từ năm 2000. Cafe thì cái tiền đình đã và đang bị rối loạn uống vô sợ rối thêm. Trà thì chỉ uống loại túi lọc lipton để tránh mất ngủ. 
Vậy cũng là bi kịch cuộc đời rồi. 
Vậy cũng là đã đi tong gần hết  mọi thú vui rồi.
Ăn Tết mà không nói chuyện ăn nhậu thì nói chuyện gì nhỉ. Tốt nhất là nói chuyện hoa ngày Tết với hoa đào và hoa mai cho an lành và nhẹ nhõm.
Nước ta kể cũng hay, nhỏ mà dài dằng dặc và chia làm ba miền. Mỗi miền khi Tết đến xuân về có một loại hoa đặc trưng. Miền bắc có hoa đào, miền nam có hoa mai, miền trung ở giữa thì vừa có cả mai lẫn đào.
Mỗi loài hoa này không chỉ tượng trưng cho vùng miền mà tự thân nó cũng nói lên rất nhiều điều.
Hoa đào xứ bắc mang nữ tính đậm đà không chỉ bởi sắc hồng tươi thắm mà bởi nó còn có vẻ yếu ớt ẻo lả, chẳng thế mà có câu Liễu yếu đào tơ. Ngày xưa mà nay cũng vậy, người con gái được xem là xinh đẹp đài các phải có cái miệng mà khi cười không lớn hơn một nụ hoa đào, gọi là hoa đào che kín miệng. Chẳng thế mà ông bà ta đã đúc kết: Đàn ông miệng rộng thì sang; Đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà.
Trong thi ca, hoa đào gắn với nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du; mà trước đó là trong Đề Đô thành nam trang trong Đường thi của Thôi Hộ ở câu Nhân diện đào hoa tương ánh hồngĐào hoa y cựu tiếu đông phong.
                           
Trong mắt tôi, hoa đào chỉ đẹp và rực rỡ nhất là khi nở thắm tươi trong vẻ đẹp tự nhiên và hoang sơ ở ngoài vườn. Nếu trước hiên nhà, sân nhà, trong vườn nhà mà có một cây đào hồn nhiên nở rung rinh trước gió khi mùa xuân về thì đó là một vẻ đẹp không loài hoa nào có thể sánh nổi. Một vẻ đẹp dẫu cho sắt đá cũng phải mềm lòng. 
Tuy nhiên nếu vì thế mà ngày Tết đem đào vào chưng ở trong nhà thì vẻ đẹp đó 10 phần  chỉ còn 3. Cây đào lúc này bỗng như mất hẳn sức sống, sự thắm tươi cũng biến mất gần hết chỉ còn lại một nét buồn ủ rũ nếu không nói là tăm tối. Nhất là với khí trời phương nam nắng nóng ngay cả trong mấy ngày Tết thì những cành đào càng nhanh mất sức sống, đôi lúc nhìn giống như một bó chổi tre dựng ngược. Có lẽ vì thế mà Tết năm nào cũng vậy, tại công viên Hoàng Văn Thụ quận Tân Bình ngay cổng vào sân bay Tân Sơn Nhất, nơi có lượng đào miền bắc bày bán nhiều nhất Sài Gòn, đào ế ẩm qúa trời dù một cây có gốc to cỡ cổ tay trở lên giá cũng không quá 500 ngàn, đẹp lắm thì cũng chỉ triệu đồng.                  
Với hoa mai thì khác. Mai mang nam tính dù tên mai thường gắn với phái nữ. Từ thời phong kiến xa xưa, mai được xem là một trong bốn loài hoa tượng trưng cho người quân tử: Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Người xưa quan niệm rằng các loài cây loài hoa như Tùng, Cúc, Trúc, Mai có phẩm chất tốt đẹp nổi bật có thể đem sánh với nhân cách đạo đức của con người. Tùng chịu được tuyết sương. Trúc tao nhã, cứng rắn. Cúc đẹp bình dị, gần gũi với khách văn chương, người ẩn dật. Mai đẹp giản đơn nhưng tinh khiết, vững chãi với tiết Đông giá rét giống như lòng kiên trung của con người.  Cả 4 loài trên đều tượng trưng cho hình ảnh của người con trai tiết tháo, cỏ vẻ ngoài khỏe mạnh với một tâm hồn đẹp. Chả thế mà Nguyễn Trãi từng ca ngợi hoa mai:
Xuân đến hoa nào chẳng tốt tươi
 Ưa mi vì tiết sạch hơn người.
Hoa mai ở Trung Quốc thường có màu trắng tinh khiết nhưng ở Việt Nam, hoa mai thường có màu vàng tươi sang trọng bởi đó là màu của hoàng cung vua chúa. Có lẽ cũng vì thế mà cây mai trổ bông vào mùa xuân đúng vào dịp ba ngày Tết  đỏng đảnh hơn so với hoa đào. Người trồng mai dù chuyên nghiệp đến đâu cũng thiếu hẳn tự tin vì không biết mai có nở trúng cữ Tết không hay là chưa Tết đã hoàn thành sớm nhiệm vụ.  
Khác với đào, hoa mai nở giữa vườn đã đẹp mà khi đem vào chưng ở phòng khách thì vẻ đẹp và sự sang trọng, tươi sáng của nó cũng không hề kém đi phần nào.  Bởi thế mà ngày Tết ở phương nam, dù nhà nghèo mấy cũng có chậu mai chưng trong nhà. Phi mai bất thành Tết là vậy.
Đôi dòng phiếm đàm cuối năm khi xuân về hoa nở mong không làm ai phải chạnh lòng.

        
Nhà tôi có 2 cây mai mà tôi rất quí được mang theo  từ Bình Định vào. Dù tôi là dân rất amater về trồng trọt, nhất là trồng mai. Vậy mà năm nào nó cũng thương tui mà trổ hoa đúng Tết. Năm nay một cây trổ lộc sớm. (Bạn nhìn kĩ sẽ thấy phía sau là một chiếc máy bay đang hạ cánh xuống TSN)


Là cây này.


Còn một cây thì chi chít nụ báo hiệu sẽ nở trúng Tết là cây này.


Sáng nay lên sân thượng tưới nước đã thấy có một chùm nở bói.  

16 nhận xét:

  1. Đọc xong thấy chạnh lòng quá anh Hà Tùng Sơn ơi!

    Trả lờiXóa
  2. TTM Gốc Mai@: Thì nói thật dễ mất lòng mà chị GM

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng "sự thật thì mất lòng" nhưng M thì "chạnh lòng" cũng thấy vui đó hihi

      Xóa
  3. Anh Bu qua trang tôi than phiền rắng, tại sao anh ấy và anh Ruchung post hình vào trang anh Hà Tùng Sơn thì chỉ thấy code mà không thấy hình. Cho nên M phải qua đây trả lời cho anh Bu và anh HTS như sau:

    Trang blogspot đòi hỏi mỗi người tự thiết lập tiện ích cho mình sử dụng chứ không như các trang blog khác đã được mặc đình sẵn. Trong số bạn bè ở blogspot có một bạn rất giỏi IT, nên đã viết một lập trình, chỉ cần ta bỏ vào HTML là trong comment sẽ nhận được hình.

    Do đó nếu anh HTS muốn thay đổi thì để M đưa code về cho nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. dạ, chi cho tôi xin, vụ này tôi ngu ngơ mù mờ lắm.

      Xóa
  4. M viết và đưa code vào đây không được, nên phải trở về trang blog để viết thành bài hướng dẫn, anh vào xem nhé.

    http://ttm0123a.blogspot.com/2013/02/cach-chinh-html-e-post-hinh-vao-comment.html

    Sau khi anh đưa code vào chỉnh sửa HTML xong thì mấy code hình mà bạn gửi ở đây sẽ hiện thị hình ảnh ra ngay.

    Trả lờiXóa
  5. Anh chỉnh sửa xong HTML thì sẽ nhìn thấy cái chi chi đó anh HTS ơi!
    Để M lụm code của Ruchung đem về nhà thử là cái chi chi đây hihi

    Trả lờiXóa
  6. Anh theo link qua nhà M thì sẽ nhìn thấy hình anh Ruchung tặng, để M đi tìm cái code hình của anh Bu nữa.

    Trả lờiXóa
  7. TTM Gốc Mai@:
    botay.com thoi chi GM ơi. Nãy giờ tui thực hành mà không được. Có lẽ vụ này tui ngu thiệt.
    Để hôm nào về Đồng Hới nhờ bạn Ruchung cầm tay chỉ chuôt giúp cho vậy. Giờ cố cho lắm có khi bò lành lại ra bò qùe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trời ạ! dễ lắm, về Đồng Hới chi xa vậy nè giời.
      Gửi cái phone vào Email của M nhé : muitran1954@gmail.com

      Xóa
  8. Đúng là mỗi loài hoa có đất của nó, bứng đi chỗ khác không thấy hay như chỗ của nó, mai ra Bắc cũng tréo ngoe như đào vô Nam bác ạ. Dân Nam Bộ đọc mai thành May ( mắn) nên mơi có chuyện Phi mai bất thành Tết.

    Nhân bác nói đến Tung Trúc Cúc Mai, nhà em có treo đôi liễn một vế là " Hoàng cúc, bạch mai phi gian sắc" - người ta trọng cúc, trọng mai vì trước sau như một, dù hé nở hay lúc đã tàn nó cũng không đổi sắc, ví như người có cốt cách chăng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng thế bạn, đến như con người cũng phải đặt đúng chỗ mới phát huy hết khả năng nữa là. bất hạnh nhất là ngồi nhầm chỗ.

      Xóa
  9. Trang sang chào anh Tùng Sơn....Xin chúc anh cùng gia quyến luôn ngập tràn hạnh phúc bên nhau khi Xuân về anh nhé..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn TT đã ghé thăm.Năm mớ chúc Tr nhiều may mắn.

      Xóa

Bạn có nhận xét mới