10 tháng 8, 2012

Bài rõ



Trên đường từ Ninh Chữ về lại Sg kết thúc đợt nghỉ mát mà thực ra là nghỉ nóng giản dị, đoàn mình ghé lại Phan Thiết nơi được mệnh danh là thủ đô của resort. Dừng chân PT không chỉ để ăn trưa mà còn dành chút thời gian để lượn lờ một vòng các resort đủ kiểu dạng ở thủ đô nghỉ dưỡng này.
Đúng là thiên đường. Trước đây thì có lẽ nơi này cũng na ná như cái làng biển Lý Hòa, làng biển Nhân Trạch, làng biển Bảo Ninh,làng biển Quang Phú ở quê mình mà người ta vẫn gọi nôm na là làng cá, làng chài. Quanh năm tanh rình mùi mắm cá và đậm màu vất vả gian truân. Đi trong làng bước chân mệt nhoài vì cát trắng...
Nhưng đến Phan Thiết thì nếu không có nhiều tiền xin bạn chớ có đặt chân vào những resort mà tiền thân là những làng cá với lủ khủ các loại từ 2-3 sao đến 5 sao.  Ở đâu cũng có bàn tay sắp đặt của con người nhưng ở đâu cũng cố giữ lại hoặc cố tạo nên những khu vườn nhà giông giống với thiên nhiên, nhìn rất đã con mắt và rất muốn vô đó... nằm ngủ.
Nhưng nếu chỉ nói đây là thủ đô của resort e vẫn còn thiếu. Phải nói rằng đây là thiên đường nghỉ dưỡng của dân Nga là chủ yếu. Đi giữa những khu resort PT, bạn sẽ bắt gặp lũ lượt những tốp dân Nga mắt xanh biêng biếc và  tóc vàng rừng rực như rơm. Những ông già Ivan, những nàng Natasa, Tonhia duyên dáng mà ta thường thấy trong phim Sông Đông êm đềm dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên nổi tiếng của nhà văn Nga Sholokhov đi trên những con đường mòn của làng resort Phan Thiết cứ tự nhiên và tự tin như đi trên đất Nga vậy, bởi ở đâu, làm gì họ cũng đều thấy có bóng dáng những đồng bào của họ.
Và để phục vụ cho dân nhà giàu Nga, những ông chủ của các resort PT cũng như các quán sá, nhà hàng, cửa hiệu, massage, karaoke…đều tràn ngập tiếng Nga. Nếu trẻ con và dân buôn bán, dịch vụ du lịch ở Sa Pa đều biết nói tiếng Anh thì ở Phan Thiết, đó là tiếng Nga. Thậm chí có những biển hiệu chỉ có mỗi tiếng Nga. Dân làm ăn Phan Thiết đang tích cực học tiếng Nga, dù là tiếng Nga bồi. Mặc dù dân Nga đến nghỉ dưỡng ở đây chiếm cỡ 50% và cũng chỉ có một mùa trong năm. Vì thế mà đi giữa những con phố resort Phan Thiết ta có cảm giác cứ như là đang đi giữa một con phố Nga vậy.
Tuy nhiên, điều lạ lùng với mình và với tất cả mọi người là không thấy ai có cảm giác bị chiếm đoạt, lớn hơn là bị người Nga xâm lăng và từ đó lên tiếng chỉ trích về những con phố Nga trên đất Phan Thiết. Tương tự cũng như ở Sg có những khu quán ăn dịch vụ đầy biển hiệu tiếng Hàn, rồi tiếng Nhật, tiếng Anh - Mĩ (thì miễn bàn vì tràn ngập khắp nơi rồi) với những người Hàn, người Nhật, người Mĩ và người da trắng phương Tây nói chung đi lại tung tăng, nhưng cũng không thấy ai phản ứng vì cảm thấy chủ quyền đất nước bị xúc phạm và từ đó ghét bỏ họ. Thậm chí dân ta còn thấy có cảm tình, thấy đáng yêu và thấy vui thích với đám dân mắt xanh mũi lõ ấy nữa.
Vậy mà, có nơi chỉ vì sự có mặt của mấy cái biển hiệu tiếng Trung xoong thủng, chảo thủng và mấy anh dân Tàu khựa Trung cộng sang ta làm cu li với dáng điệu lam lũ vất vả mặt luôn cúi gằm xuống đất xuất hiện là y như rằng dân Việt ta ghét chúng nó như nhà nông ghét cỏ. Rồi mấy anh nhà báo tung phóng sự la to lên: Phố lạ ở Bình Dương, phố Tàu ở Hà Tĩnh, phố Trung Quốc ở Hải Phòng, phố người Hoa ở Thanh Hóa… làm cho đám dân Tàu ở Việt Nam sợ xanh mắt vì trong kí ức chúng nó vẫn chưa quên tên một chiến dịch bài Hoa vĩ đại của Vn mang tên nạn kiều năm 1979.
Vậy thì rõ là dân Việt ta từ bao đời nay, nhất là ngày nay, đang rất có tư tưởng bài Trung Quốc, hay nói ngắn gọn như người Sg là bài Tàu. Một sự bài rất rõ.
Vì sao vậy. Chỉ đơn giản hai tiếng Trung Quốc đang đồng nghĩa hơn bao giờ hết với mọi sự xấu xa của nhân loại ngày nay.  
Mỉa mai thay, đó lại là một nước cũng xưng danh là xhcn như Vn ta. 


Mấy hình ảnh chụp vội từ
 
thủ đô resort Phan Thiết:




Chào hàng ở cửa ngõ thủ đô resort. Dân Nga đến PT khoái vụ này, nhưng với mình tắm bùn chỉ có Nha Trang là nhất.




Một địa chỉ khi đến PT



Bãi biển Mũi Né hút hồn dân du lịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có nhận xét mới