Anh NGUYỄN CÔNG THẮNG
Nguyên CBGD Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Huế
Nguyên CBGD Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Quy Nhơn
Thành viên Phong trào TNHSSV trước 1975 của Phong trào
Huế, vừa từ trần lúc 19h 15’ ngày 27/12/2021.
Quê quán: Quảng Ngãi – Huế
Sinh năm 1952
Do lâm bệnh hiểm nghèo, mặc dù đã được gia đình và bác
sĩ tìm mọi cách chạy chữa nhưng không qua khỏi;
Đã từ trần lúc 19h15’ ngày 27 tháng 12 năm 2021, nhằm
ngày 24 tháng 11 năm Tân Sửu, tại tư gia, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.
Hưởng thọ 70 tuổi.
Lễ nhập quan lúc 16h ngày 28 – 12 – 2021.
Lễ động quan vào lúc 7h ngày 30 tháng 12 năm 2021.
Sau đó linh cữu được đưa đi an táng tại Nghĩa trang
Phúc An Viên, quận 9, TP Hồ Chí Minh
Bạn bè, đồng nghiệp xin được chia buồn sâu sắc đến gia
đình bạn NGUYỄN CÔNG THẮNG.
Vĩnh biệt NGUYỄN CÔNG THẮNG, một nhà giáo tâm huyết, tài hoa và nghệ sĩ.
Đôi nét về Anh Nguyễn Công Thắng (Theo Facebook Trịnh Sâm)
Nguyễn Công Thắng (ĐHSP Huế 71-75) nguyên giảng viên
ĐHSP Huế, đại học Quy Nhơn, Phóng viên báo Lao động, Thời báo Kinh Tế Sài Gòn,
tham gia hoạt động trong phong trào sinh viên học sinh Huế từ năm 70, lúc còn
học sinh Q.Học đã có bài thơ nổi tiếng " Đứa bé và ổ bánh mì" bút
danh là Nguyễn Thạch Lan.Bài thơ đăng đầu tiên trong tập san Kết Hợp của HS
Quốc Học Huế. Tập san một thời sôi nỗi vì những bài báo bài thơ tuổi học trò
nhưng đầy khắc khoải của một thế hệ dấn thân. Tập san học trò in typo 1.000 bản
đã buộc Ban Giám hiệu và Hội đồng giáo viên trường QH bấy giờ mất đến 10 phiên
họp “xét xử”. Thầy giáo Ngô Kha, người cũng có bài viết với học sinh của mình
trong tờ báo đã hùng biện trước các phiên họp của Hội đồng GS nhà trường để đề
nghị cho phát hành. Nhưng cuối cùng tờ báo cũng vẫn bị thu hồi vì “tội khuynh
tả, phản chiến…”. Bài thơ sau này được đăng trong tập san Thái Hòa, Tin Yêu, và
in trong tập Thơ Học Sinh Huế do Khối Báo Chí THSV Huế ấn hành. Ở Huế, Thắng là
bạn rất thân cùng lớp 12C Quốc Học và hoạt động chung với những anh em phong
trào đô thị Huế những năm 70 như Bửu Nam, Trần Văn Hội. Mê văn chương triết
học. Trước lại học 11B ban Toán, sau Tú tài bán phần chuyển sang ban Văn
Chương. Thắng từ Trần Quí Cáp Quảng Ngãi ra.
Thời gian học ĐHSP Huế, Thắng tham gia làm báo Thái Hoà,
Đất Mới…
Sau 75, sau khi rời Đại Học Sư Phạm Huế, Thắng vào dạy
Đại Học Quy Nhơn, rồi bỏ vào Sàigon làm báo, làm ở báo Lao Động, Thời báo Kinh
tế Sài Gòn cho đến lúc nghỉ hưu và sống ở Sài Gòn cho đến ngày qua đời.
Thắng làm thơ hay và thi sĩ thứ thiệt, viết mấy tập
tản văn báo chí, khi bệnh Thắng định viết một tập khảo cứu các bài thơ hay theo
cách tiếp cận Ký Hiệu Học, Phong cách Học. Mới viết được 6, 7 bài thì mất .
Thắng còn một tập thơ chưa in và một tập thơ đã xuất
bản “Ngồi Nhớ Xa Xăm”.
Sau này thơ Thắng đăng nhiều ở Báo Thanh Niên, Tạp Chí
Thơ, Tạp chí Sông Hương…
( Trích nguồn từ anh Duy Hiền- Huế )
( Nguồn từ FB của nhà báo Quốc Vĩnh).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có nhận xét mới