Người đàn ông chụp ảnh chung với tôi dưới đây là 1 CCB đã đi qua 2 cuộc chiến tranh, chống Mĩ và chống Pol pot CPC. Sáng nay khi thấy ông nhẫn nại chống nạng leo đủ 88 bậc thang đá để lên viếng Đài tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma ở Cam Ranh, tôi đã ý tứ đi lùi sau ông 1 bậc để lỡ có gì thì đỡ cho ông. Nhưng ông lại lùi xuống đi ngang với tôi để có bạn nói chuyện và cứ thế ông đi 1 mạch không hề tỏ ra mệt mỏi dưới cái nắng Cam Ranh khá gay gắt. Ở tượng đài này, con số 88 bậc thang là để nhắc về ngày 14/3/1988, ngày mà 64 chiến sĩ hải quân đảo Gạc Ma bị quân TQ thảm sát, con số 88 cũng có ý 8 x 8 = 64.
Ông là người chủ động bắt chuyện với tôi: Trước anh ở
đơn vị nào. Dạ em ở sư 341. Trời, đó là sư đoàn của Đại tá Trân, người mà tôi
rất cảm phục và đó cũng là sư đoàn mà tôi rất quen biết. Ở quân đoàn 4 có 3 sư
đoàn anh hùng nhất danh tiếng nhất là sư 7, sư 9 và sư 341. Sao anh lại biết về
sư 341 ạ. À, tôi ở sư 339 là sư đoàn được thành lập rất muộn thuộc QK 9, nay
thì nó đã bị giải thể rồi sau 10 năm thành lập. Khi sư 341 rút khỏi Quân đoàn 4
thì Sư 339 của tôi được đôn lên thế chỗ cho sư 341 trong đội hình quân đoàn 4
đánh nhau với quân Khơ mer đỏ. Vì thế mà tôi rất biết Đại tá Trân và F341. Chưa
nói Thiếu tướng Trân khi làm Tư lệnh mặt trận 779 ở CPC còn là chỉ huy cấp cao
của chúng tôi. Nhà anh ở đâu ạ. Tôi ở ngay đường Tân Kỳ Tân Quý phường Tân Sơn
Nhì. Thì ra nhà ông rất gần nhà tôi cùng phường với tôi. Cách nhau chỉ 1000m.
Ông tên là Mai Trung Ty, ông rời quân đội với cấp hàm trung tá.
Nhìn cái chân trái bị cụt đến trên đầu gối của ông,
tôi nghĩ chắc ông là lính trận thôi vì chỉ những người từ cấp tiểu đoàn trở
xuống mới hay bị dính mìn Pol pot. Tôi thận trọng hỏi ông: Anh bị thương trong
trường hợp nào. Tôi bị dính mìn trong một trận đánh trên đất CPC đầu năm 1979,
khi đó tôi là Trung tá của sư 339. Tôi nghe mà giật cả mình. Trung tá ít nhất
cũng trung đoàn trưởng mà anh cũng bị dính mìn sao. Ừ. Lần đó tôi đi trong rừng
với một nhóm gồm lính trinh sát và thông tin sư đoàn với 2 cậu vệ binh. Tôi cầm
trên tay khẩu súng lục K59. Thế mà 2 cậu lính trinh sát đi trước không vướng,
đến lượt tôi đi sau lại vướng mìn, cậu vệ binh cũng bị thương nặng. Tôi được
trực thăng đưa ngay về Sài Gòn vô quân y viện 175. Vết thương nặng bị hoại tử
mấy lần. Cắt cụt chân và lành lặn xong tôi được cho nghỉ hưu từ quân y viện.
Tôi nhìn ông lòng đầy kính nể như nhìn một tượng đài
oai hùng của những người lính vệ quốc.
Thế rồi tôi và ông nói chuyện khá kĩ với nhau. Tôi
chụp cho ông mấy kiểu hình. Ông mở Zalo gửi ngay về cho vợ con xem. Rồi ông mở
đt khoe với tôi hình 1 cháu bé sơ sinh: Cháu nội tôi đấy, tính đến hôm nay cháu
được 12 ngày tuổi. Đi thế này tôi nhớ cháu nội lắm, 1 bé gái bụ bẫm. Tôi lấy vợ
có con muộn, thằng con tôi lại còn lấy vợ có con muộn hơn cả tôi nên tôi thích
cháu lắm. Tôi hỏi anh năm nay bao nhiêu tuổi: Mình vừa sinh nhật 80 xong, mình
sinh năm 1941. Trời. Tôi không thể hình dung người đàn ông thương binh nặng bị
cụt 1 chân vạm vỡ, khỏe khoắn thế này, 1 cựu chỉ huy sư đoàn lừng lẫy thế mà đã
tròn tuổi 80. So với ông tôi chỉ là con tép.
Dâng hương hoa trước tượng đài liệt sĩ Gạc Ma tưởng nhớ 64
chiến sĩ đã ngã xuống trước nòng súng của quân xâm lược Trung Quốc, tôi hỏi
ông: Anh có thấy tự hào về những chiến sĩ của ta đã bị quân TQ thảm sát không
ạ. Không, tôi căm thù quân TQ. Ai mà coi quân TQ là đồng chí bạn bè thì tôi xem
đó là kẻ phản bội Tổ Quốc. Tôi không thấy tự hào, tôi chỉ thấy đau đớn.
Lùi xa ra ngắm cái vòng tròn bất tử của tượng đài Gạc
Ma, tôi nói với ông ý nghĩ của mình: Có bất tử mấy cũng không bằng được sống
anh ạ. Ông tán thành ngay với tôi: Đúng. Những người lính đã hi sinh là những
người thiệt thòi nhất. Không ai đau đớn bằng cha mẹ họ. Ca ngợi cũng vừa phải
thôi, hãy thương xót cho số phận của họ. Ông nói với tôi trong xúc động.
Tôi nhắc với ông về chuyện có ai đó ở cấp cao nhất của
quân đội đã ra lệnh cho những người lính Gạc Ma không được nổ súng vào quân TQ
để rồi họ phải gục chết như bị thảm sát trước nòng súng kẻ thù. Ông nói: Rồi
lịch sử sẽ phán xét. Không hôm nay thì ngày mai. Anh yên tâm đi.
Lại đi xuống 88 bậc thang đá, ông vẫn đi rất vững vàng
với 2 cái nạng không tỏ ra là đau đớn hay mệt mỏi gì. Ông đúng là 1 con người
hiên ngang, 1 con người vinh quang.
Ra chỗ xe đỗ, ông và tôi cho nhau số đt, kết bạn zalo
và hẹn sẽ gặp lại nhau cafe khi rảnh rỗi. Hóa ra ông đi cùng xe số 1 với tôi,
ông ngồi ở cuối xe, tôi ngồi đầu xe nên cả ngày hôm qua tôi không thấy ông.
Mới đi nghỉ
dưỡng đến ngày thứ 2 mà tôi đã có mấy bài học để đời.
Duy Xuân, Phuong le Quang và 112 người khác
65 bình luận
1 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có nhận xét mới