Người ta bảo dân Sài
Gòn sống với nhau rất lạnh. Hàng chục triệu con người năng động bận rộn kiếm
sống trong cùng một thành phố chen chúc va chạm nhau hàng ngày, mọi lúc mọi nơi
nhưng không ai biết đến ai.
Điều đó là có thực.
Hồi còn ở chung cư TVK căn hộ của tôi cùng 2 căn hộ khác châu cửa vào nhau trên một cái chiếu nghỉ cầu thang rộng đúng bằng… chiếc chiếu. Sáng dậy đi làm cả ba nhà cùng kéo cửa khóa rồn rột, ba cái lưng như chạm vào nhau mà cả năm không chào nhau lấy một lời. Chiều tan sở về lại đụng lưng nhau trên manh chiếu hẹp ấy nhưng vẫn không hỏi han làm quen nhau lấy một tiếng, thậm chí là không nhìn nhau xem mặt mũi tròn méo thế nào. Đã có trường hợp kẻ trộm vào cắt khóa dọn hết đồ nhà này đi thì nhà kia nghĩ là hàng xóm dọn nhà không quan tâm làm gì, bởi quan tâm đồng nghĩa với sự tò mò, một thói xấu mang tính bản năng của loài người. Có lần mẹ tôi ở quê vô thấy cảnh hàng xóm ở chung nhà lên xuống cầu thang chạm nhau sát sàn sạt mà không chào nhau lấy một tiếng, cụ thấy ngại và băn khoăn qúa, nếu ở nhà quê thì đã can tội khinh người rồi.
Hồi còn ở chung cư TVK căn hộ của tôi cùng 2 căn hộ khác châu cửa vào nhau trên một cái chiếu nghỉ cầu thang rộng đúng bằng… chiếc chiếu. Sáng dậy đi làm cả ba nhà cùng kéo cửa khóa rồn rột, ba cái lưng như chạm vào nhau mà cả năm không chào nhau lấy một lời. Chiều tan sở về lại đụng lưng nhau trên manh chiếu hẹp ấy nhưng vẫn không hỏi han làm quen nhau lấy một tiếng, thậm chí là không nhìn nhau xem mặt mũi tròn méo thế nào. Đã có trường hợp kẻ trộm vào cắt khóa dọn hết đồ nhà này đi thì nhà kia nghĩ là hàng xóm dọn nhà không quan tâm làm gì, bởi quan tâm đồng nghĩa với sự tò mò, một thói xấu mang tính bản năng của loài người. Có lần mẹ tôi ở quê vô thấy cảnh hàng xóm ở chung nhà lên xuống cầu thang chạm nhau sát sàn sạt mà không chào nhau lấy một tiếng, cụ thấy ngại và băn khoăn qúa, nếu ở nhà quê thì đã can tội khinh người rồi.
Riết thành quen.
Chuyện cứ thế cho đến
ngày tôi dọn nhà về nơi ở mới. Ngôi nhà nằm trong một con hẻm nhỏ.
Về đây thì tình hình
quan hệ các thứ cũng na ná hồi ở chung cư. Chỉ khác một điều là tối lại vợ tôi
thường cùng vài bà hàng xóm hẹn nhau đi bộ thể dục. Đám đi bộ khoảng bốn năm
bà, người bán quần áo, người bán thịt heo, người bán gà vịt sạch, người bán quà
bánh… vậy là các bà đều thành bạn bè, chỉ mỗi các ông như tôi là vẫn
như ngày xưa.
Ảnh từ Internet
Ảnh từ Internet
Mới rồi vợ tôi đau
phải nhập viện mấy ngày để làm một cái phẫu thuật. Trước khi điều trị bệnh phải
trải qua các khâu chụp hình siêu âm chẩn đoán hình ảnh. Chạy hết phòng nọ qua
phòng kia rồi chờ lấy kết quả mất cả ngày trời. Bả than mệt muốn chết. Vậy mà
lại có một niềm vui nhỏ. Số là cũng có một bà khác cũng bị bệnh như thế, cũng
đi hết cả một hành trình chẩn đoán hình ảnh như thế. Vậy là hai bà cùng dắt
nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của… bệnh viện trong niềm vui đồng bệnh
tương lân. Rồi hai bà cùng nhập viện, cùng vô phòng mổ, cùng ra viện một ngày,
chỉ khác là nằm khác phòng. Ra viện rồi hàng ngày vẫn điện thoại thông báo tình
hình hậu phẫu và thăm hỏi nhau. Rất đồng cảm.
Ở bệnh viện 4 ngày, vợ
tôi nằm phòng có hai giường. Hai ngày đầu ở giường bên là một phụ nữ trẻ với
anh chồng cũng trẻ chăm nuôi. Nhà họ ở Trảng Bàng. Tối đầu tiên hai bà vợ thì
nằm giường nệm chăn ấm còn 2 ông chồng dĩ nhiên là nằm nền nhà. Anh bạn
trẻ xung phong đi mua chiếu cho cả hai chú cháu. Lần đầu tiên trong đời tôi nằm
trên manh chiếu nhỏ bằng cái giường trên tàu hỏa trải nền nhà bệnh viện.
Căn phòng bệnh sạch sẽ có điều hòa nhiệt độ. Chỉ mỗi tội cái điều hòa bệnh
viện không có cầu dao, không cả rì mót điều khiển chỉ
biết chạy ro ro 24/24. Ban ngày thì mát rượi nhưng khuya lại lạnh giá như
mùa đông miền bắc. Anh chồng trẻ mở toang hết cửa ra mà vẫn lạnh rồi đành nằm
co ro một góc. Sáng dậy hai chú cháu nhìn nhau cười sau một đêm thức trắng.
Chiều hôm sau thì họ
xuất viện về lại Trảng Bàng. Cả hai vợ chồng lưu luyến chào tạm biệt rồi cho
địa chỉ nhà và nói với tôi:
- Nhà cháu làm nghề
trồng hoa lan bán sỉ cho Thành phố, vườn tược ở đấy rộng rãi thoáng đãng lắm
không chật chội như ở Tp, mời cô chú khi nào rảnh rỗi lên nhà cháu chơi cho
biết, như là đi picnic ấy mà.
Tôi cảm ơn và thấy ấm
lòng vì sự thân thiện của đôi vợ chồng còn trẻ mà đã biết làm ăn có cả một cơ
ngơi đáng kể và bền vững, bụng nghĩ là có lúc cũng sẽ đi thăm chơi cho biết.
Sáng hôm sau cái
giường trống lại có bệnh nhân mới nhập phòng. Một người phụ nữ đứng tuổi nằm
viện với cuộc mổ nội soi có hai người con một trai một gái chăm nuôi. Nhà họ ở phía
cầu Tham Lương cùng hướng đường Trường Chinh với nhà tôi. Nhìn họ rất đơn sơ
giản dị không hề toát lên vẻ của người có tiền, dù cả nhà đến bv với một cái
TOYOTA 7 chỗ đậu dưới sân. Những lúc ba cha con tôi bận việc phải đi làm, vợ
tôi nằm một mình, đến bữa ăn, hai người con của người phụ nữ nhiệt tình
hỏi han: Cô ăn gì bọn cháu mua luôn. Cứ như thể là quen biết nhau đã từ lâu lắm
rồi.
Hai ngày sau thì vợ
tôi và người phụ nữ nằm giường bên cùng xuất viện một lúc. Mấy mẹ con khi biết
nhà tôi sẽ đi taxi về nhà đã nhiệt tình mời vợ chồng tôi cùng đi chung ô tô vì
cùng chung một con đường. Vợ tôi lúc đầu cũng ngại nhưng thấy họ chân tình quá
nên nhận lời lên xe cùng về.
Đến nhà vợ rút ra nhận
xét: Dân ở trong này tốt bụng thật. Họ đều là những người giàu có cả nhưng
không hề khoe khoang sự lắm tiền nhiều bạc sang trọng như những kẻ nhà giàu mới
nổi ăn xổi ở thì mà sẵn sàng tìm cách giúp đỡ mọi người như là một lẽ
đương nhiên. Từ ngày vô Sg định cư đến nay đã gặp rất nhiều người tốt như thế.
Kể cả những chuyện nhỏ như có lần đi xe buýt, đến bến đỗ sắp bước xuống thì
được người ngồi bên dặn dò: Khi xuống xe nên quay mặt và bước xuống cùng chiều
với chiếc xe, như thế sẽ an toàn hơn.
Chỉ chừng đó thôi cũng
đủ làm cho tôi cảm động.
Chẳng thế mà cứ mỗi
lần ngoài Trung có bão lũ, chả cần mặt trận mặt triếc với hội đoàn gì kêu gọi,
những tiểu thương buôn bán ở các khu chợ lớn nhỏ của Tp đều tự nguyện cử người
đứng ra quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung vất vả, cứ như là một phản xạ có
điều kiện.
Người Nam Bộ nói chung
và người Sài Gòn nói riêng là như thế. Tôi thấy mình thật là may mắn khi được
cùng sống chung trên một miền đất với họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có nhận xét mới