Cứ mỗi lần được nghe ca khúc Đưa em về Kiến Giang, một sáng tác của Nhạc sĩ Xuân Đồng là lòng tôi lại bồi hồi lặng đi vì xúc động, lắng tai nghe và
nuốt lấy từng lời ca nốt nhạc. Xúc động không chỉ vì Quảng Bình, nơi có dòng sông
Kiến Giang nổi tiếng là quê hương chôn rau cắt rốn của tôi, cũng là nơi Sư đoàn
Sông Lam 341 của tôi dừng chân huấn luyện cả năm trời (1973) trước khi vào tham
gia chiến đấu giải phóng miền Nam ở mặt trận B2; mà xúc động còn vì những giai điệu
trữ tình sâu lắng, những ca từ mượt mà như nhung lụa cứ chạm mãi vào con tim người
nghe của bài hát.
Anh đưa em về thăm quê anh xứ Lệ
Nơi giọng hò ru anh thời thơ trẻ
Sông nước chan hòa ôm ấp tình quê
Bởi Kiến Giang xanh ôm mái tóc thề
Ngày xa quê anh không hẹn lại về…
Nơi giọng hò ru anh thời thơ trẻ
Sông nước chan hòa ôm ấp tình quê
Bởi Kiến Giang xanh ôm mái tóc thề
Ngày xa quê anh không hẹn lại về…
Những ca từ,
giai điệu cứ ngân nga như không muốn dứt, như cứ vấn vương mái tóc thề của người yêu, như
dải lụa màu trên tấm áo của người con gái quê hương Lệ Thủy xinh đẹp.
Tôi lắng nghe
và nghĩ phải yêu quê hương lắm, phải lãng mạn lắm Xuân Đồng mới sáng tạo ra được những giai
điệu trữ tình như thế. Bởi với ca khúc Đưa em về Kiến
Giang, nhạc sĩ
đã đưa chất men say của người nghệ sĩ đến với người nghe, khiến người nghe
cũng trở nên say đắm với quê hương, với âm nhạc như ông. Đó là thành công lớn
nhất của Xuân Đồng ở Đưa em về Kiến Giang. Chẳng thế mà ca khúc của ông đã nhanh
chóng trở nên nổi tiếng không chỉ ở quê hương Quảng Bình mà trên khắp cả nước.
Nhớ có lần tôi ngồi một quán café trên đường Phan Văn Hớn, quận 12, TP. Hồ Chí Minh với TSKH. NSƯT. Nguyễn Văn Khánh, người có quan hệ bạn bè thân tình với nhạc sĩ Xuân Đồng, từng có nhiều năm giữ chức Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, hiện là Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng Khoa Nghệ thuật Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, nơi mà nhạc sĩ Xuân Đồng hàng năm vẫn vào giảng dạy; trong niềm hứng khởi khi nói về hiệu ứng của dòng âm nhạc dân gian, bỗng ông cao giọng hát bài Đưa em về Kiến Giang của Xuân Đồng:
Nhớ có lần tôi ngồi một quán café trên đường Phan Văn Hớn, quận 12, TP. Hồ Chí Minh với TSKH. NSƯT. Nguyễn Văn Khánh, người có quan hệ bạn bè thân tình với nhạc sĩ Xuân Đồng, từng có nhiều năm giữ chức Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, hiện là Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng Khoa Nghệ thuật Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, nơi mà nhạc sĩ Xuân Đồng hàng năm vẫn vào giảng dạy; trong niềm hứng khởi khi nói về hiệu ứng của dòng âm nhạc dân gian, bỗng ông cao giọng hát bài Đưa em về Kiến Giang của Xuân Đồng:
Anh đưa em về thăm quê anh xứ Lệ
Nơi ngọt ngào con sông thời thơ trẻ
Em hỏi anh hoài sông chảy từ đâu
Mà Kiến Giang xanh xanh mãi một màu
Mà Kiến Giang xanh như dải lụa màu…
Nơi ngọt ngào con sông thời thơ trẻ
Em hỏi anh hoài sông chảy từ đâu
Mà Kiến Giang xanh xanh mãi một màu
Mà Kiến Giang xanh như dải lụa màu…
Ngừng lại
trong ngân nga âm hưởng lời ca Mà Kiến Giang xanh như dải lụa màu… ông xúc
động nói: Mình quê ở Quảng Ngãi, nhiều năm sống ở Hà Nội và bây giờ là Sài Gòn; đã
nhiều lần về Quảng Bình nhưng chưa có dịp đến Lệ Thủy để được tận mắt thấy dòng
sông Kiến Giang nhưng qua bài hát này của
Xuân Đồng mình mường tượng ra rất rõ ràng đó là một dòng sông đẹp của một vùng quê
mê hoặc lòng người. Âm nhạc có sức mạnh thật là vĩ đại. Rồi ông lại ngân nga
trong sâu lắng cứ như thể quê ông ở Kiến Giang, Lệ Thủy Quảng Bình vậy:
Mà Kiến Giang xanh xanh mãi một màu
Mà Kiến Giang xanh như dải lụa màu…
Mà Kiến Giang xanh như dải lụa màu…
Đúng vậy, người Quảng Bình quê tôi luôn tự hào là tỉnh
có ca khúc Quảng Bình quê ta ơi của
nhạc sĩ Hoàng Vân được suy tôn là “tỉnh ca” của Quảng Bình. Người Quảng Bình
cũng tự hào và yêu vô cùng ca khúc Đưa em về Kiến Giang của
Xuân Đồng như một bài “tỉnh ca” thứ hai, một ca khúc nghe lúc nào cũng hay, nghe ở
đâu cũng hay và cứ muốn lẩm nhẩm hát kể cả khi đang... ngồi họp.
Nhạc sĩ Xuân Đồng
Nhạc sĩ Xuân Đồng tên
đầy đủ là Phạm Xuân Đồng.
Ông sinh ngày 20 tháng 4
năm 1955, tại Lệ Thủy, Quảng Bình. Ông là nhạc sĩ sáng tác, đã công tác nhiều năm tại
Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, sau đó là làm việc tại Bộ Thông tin Truyền thông. Hiện ông đã nghỉ hưu và sống ở Hà Nội. Từ năm 1969, Xuân Đồng gia nhập
quân đội và trở thành một nhạc sĩ nghiệp dư trong quân đội. Năm 1980, ông mới
có điều kiện vào học ở Trường Âm nhạc Huế và năm 1989 tốt nghiệp đại học ngành Sáng
tác Âm nhạc – Nhạc viện Hà Nội. Ngoài thành công hơn cả mong đợi của ca khúc Đưa em
về Kiến Giang, Xuân
Đồng còn có hàng trăm tác phẩm âm nhạc khác, trong đó có nhiều bài hát về quê
hương Lệ Thủy, Quảng Bình như Câu hò sông
nước Kiến Giang, Mưa, Gọi thu, Quảng Bình trong câu hát, Thời gian và nỗi nhớ, Tình mẹ trong hạt gạo,
Khúc hát ru người lính, Khát vọng biển khơi... Bài hát nào của
ông cũng nghe được, nhưng thành công nhất, mê đắm nhất với người Quảng Bình vẫn là Đưa em
về Kiến Giang được Xuân Đồng sáng tác từ năm 1986. Chẳng
thế mà Đưa em về Kiến Giang đã trở thành
một trong những Bài ca đi cùng năm tháng
trong kho tàng âm nhạc quý báu của đất nước.
Và tôi lại bắt chước
TSKH. Nguyễn Văn Khánh mà ngân nga như một ca sĩ chuyên nghiệp khi ngồi gõ
những dòng này:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có nhận xét mới