Trưa 23/12. Sau khi đã ăn no (không uống say) tại làng Thọ Lộc,
như đã nói trong chương 2, tổ 3 người chúng tôi gồm Quang Ngọc, Quang Phương
(sao mà tôi ghét mấy thằng cha có tên lót là Quang thế không biết, nghe chúng
nó có vẻ kiêu căng tự mãn thế nào ấy, trong lúc Bác Hồ dặn chúng nó từ nhỏ là
phải khiêm tốn thật thà dũng cảm) và tôi xuống Hoàn Lão đón xe ra Vinh.
13h lên xe của nhà xe Công Nhật, cái xe 16 chỗ mà chỉ có 6 khách nên rộng rinh,
giá vé chỉ 90k/người nên rẻ rề. Công nhận dịch vụ vận tải hành khách Quảng Bình
tiến bộ thật. Cái xe nhìn bên trong rách rưới như thổ tả nhưng chạy êm như ru.
Bác tài vừa lái xe vừa phì phèo thuốc lá trông rất điệu nghệ. Ba
thằng tôi ngồi trên xe nói chuyện to như mổ bò nhất là thằng Quang Phương mà
không thấy ai nhắc nhở gì. Rất lịch sự. Rất tôn trọng hành khách.
16h30 thì đến Bến Thủy, đã thấy đồng đội Nguyễn Trung Ngọc với chiếc Nissan Sunny quen thuộc đứng chờ sẵn. Trung Ngọc (không phải Quang) là tay hiếu bạn vô bờ bến, hắn tồn tại ở ĐH Vinh từ ngày tốt nghiệp mà không ra trường cho đến ngày nghỉ hưu, chỉ mong có bạn bè đến để được hàn huyên cho bõ. Lần nào tôi xuất hiện ở Vinh (năm nào cũng ít nhất một lần) cũng đều được Trung Ngọc đón đưa đãi đằng hơn cả thủ tướng.
Khách sạn Duy Tân 3 sao nằm trên đường Phượng Hoàng Trung Đô, Trung Ngọc đã lấy sẵn cho chúng tôi một phòng 3 giường tại đây. Phòng đẹp, sang trọng, tiện nghi có cả ăn sáng tự chọn mà chỉ 500k/ngày cho 3 tên. Ai ra Vinh đến đây ngủ nhé, rất gần Trường ĐHSP Vinh và nhà đồng đội Nguyễn Viết Khái, rất tốt để họp lớp, họp mặt đồng đội..
Tắm rửa xong (mà không thay đồ vì mới mặc cách đây 3 ngày trước khi lên Hà Tran) chúng tôi kéo về nhà Trung Ngọc (từ đây trở đi phải viết rõ Trung hoặc Quang để khỏi lẫn lộn). Bà xã Ngọc là Phan Nga cũng là dân dạy VHTQ với tôi đã bày sẵn một mâm thịnh soạn. Hai tên Ngọc này có điểm giống nhau là cùng lấy vợ tên Nga. Và bà Nga nào cũng rất chu đáo với bạn của chồng, nhất là trong khâu tiếp đãi ăn uống. Nga Sài Gòn mỗi lần tôi lên nhà đều hỏi rất ý tứ anh uống gì để em pha. Nga Vinh thì cách đây cả tuần đã nhắn qua Zalo: anh thích ăn gì để em nấu. Tôi đặt hàng: Rau và cá, không thịt. Chủ khách rất hiểu nhau. Phải nói lính SV chúng ta rất tốt số, mụ vợ nào cũng tai quái với chồng nhưng đối đãi với bạn chồng thì rất được.
Tuy nhiên trên bàn ăn lúc này có một món rất đặc biệt của Vinh mà dân SG và nhiều nơi không có: Rươi. Chả rươi. Cả một đĩa đầy tú hụ. Giờ này ngồi ở SG nhắc đến tôi còn tứa cả nước bọt. Một món chủ lực nữa là hến xào xúc bánh tráng. Hai món này ăn no không chán và khỏi cần cơm. Lại thêm chai Chivas 18 đứng chễm chệ giữa bàn. Chai rượu này là của Đỗ Ngọc Thống xách tay từ Đức về tặng Trung Ngọc trong lần gặp nhau ở Thanh Hóa hồi tháng 8/2018. Mồi ngon rượu ngon chỗ ngồi ăn ngon nhưng quan trọng là người ngồi ăn ngon. Một bữa ăn trên cả tuyệt vời. Tôi để ý trong tủ bếp của nhà Ngọc còn 3 chai Chivas 18 nữa, nghĩa là còn đủ cho tôi ra thăm hắn 3 lần nữa.
Trung Ngọc nói là rất muốn vô Quảng Bình để dự họp mặt với C20 theo lời mời của Trưởng ban tổ chức Phạm Thanh Tùng (Hắn học cùng lớp 12A K2 cùng nhập ngũ 1 ngày cùng ở chung 1 tiểu đội với Đỗ Xuân Ngôn và Quang Phương huấn luyện 100 ngày ở Nghĩa Thuận Nghĩa Đàn với bọn tôi nhưng có lẽ do may mắn hơn nên hắn được rút đi học quân lực sau này về trung đoàn công binh sang hoạt động nếu không nói là bị đọa đày bên xứ Ai Lao tây Trường Sơn). “May mắn” là thế nhưng hắn lại rất ghen tị vì không được làm lính trinh sát C20 F341 với áp đảo là lính SV và vào miền Nam chiến đấu giải phóng Sài Gòn như bọn tôi. Nhưng hắn lo là nếu vô Quảng Bình gặp nhau nói hết chuyện thỏa mãn rồi thì bọn tôi sẽ không ra Vinh chơi với hắn nữa nên đành ngồi ở Vinh dõi theo cuộc gặp qua facebook với còm và lai rất đều đặn. Thỉnh thoảng lại còn góp ý đến phát ghét nữa. Tính hắn thế, có gì không vừa mắt là phang ngay từ chuyện to như ông trời đến chuyện nhỏ như con kiến (vì thế mà đời dạy triết học của hắn cũng chả được tiến bộ thăng quan tiến chức gì. Khộ).
Sáng hôm sau thức dậy giữa bình minh thành phố Vinh, vợ chồng Trung Ngọc Phan Nga cùng ba thằng tôi thẳng hướng Nghĩa Đàn mà tiến. Cuộc đi này đã được Trung Ngọc lập trình từ trước. Mục tiêu phụ là cánh đồng hoa hướng dương của mụ Thái Hương (mà tôi chả ưa gì và chưa bao giờ uống một giọt sữa của mụ ta, cùng lắm thì tôi bú sữa cô gái Hà Lan) ở Thái Hòa và mục tiêu chính là lên lại Nghĩa Thuận nơi chúng tôi đã có 100 ngày huấn luyện trước khi tỏa về C20 F341 và các đơn vị khác. Từ Vinh lên đây cũng khoảng 70km. Trời giữa mùa đông mà nắng vàng rực rỡ, phải nói là đám lính C20 đi đâu được trời đất phù hộ đến đấy. Suốt từ ngày 21 khi họp mặt ở Đồng Hới cho đến ngày ra Vinh chơi trời đẹp như rắc mật.
Dù không ưa gì mụ TH và sữa của mụ ta nhưng cánh đồng hoa hướng dương của mụ thì phải nói là tuyệt vời. Trước đây tôi chỉ thấy trên mạng, nay mới tận mắt chứng kiến. Thằng Quang Phương với Quang Ngọc cứ nhảy cỡn lên như dân Liên Xô ngày nào vui hát trên đồng hoa. Chúng nó như quên mất tuổi U65 để giành nhau chỗ chụp hình với mấy con bé tuổi teen teen chân dài trắng bóc như ống pháo sáng lại mặc quần đùi và áo thun ngắn củn cỡn. Đúng là không có lòng tự trọng. Tuy nhiên tôi cũng đã có được khá nhiều khuôn hình rất ưng ý trong điện thoại để dành nuôi fây.
Sau một bữa cơm khá hợp khẩu vị trên đường HCM ở thị xã Thái Hòa, rồi nghỉ ngơi khoảng 30’ chúng tôi đi tiếp về Nghĩa Thuận.
Nhớ 46 năm trước, vào tối ngày 10/9/1972, sau khi chia tay bạn bè thầy cô ở ĐHSP Vinh để lên đường nhập ngũ, chúng tôi hành quân từ hướng xã Quỳnh Tam huyện Quỳnh Lưu rồi vượt truông Sượng cao như thẳng đứng để xuống khỏi truông thì đi qua một bản làng với khoảng chục nếp nhà sàn của đồng bào người Thái, chúng tôi dừng chân ở một xóm có cái tên là xóm Mới (nay là xóm 12 xã Nghĩa Thuận) ở dưới chân núi, phía sau lưng là cả một cánh rừng nguyên sinh rậm rịt, trước mặt là một hồ nước trong xanh, cái hồ mà tôi mỗi lần được trực nhật thường về sớm đi một mình ven hồ và vừa đi vừa nghêu ngao câu thơ: Người yêu ơi hãy đợi chờ/ Anh sẽ mang về cho em viên ngọc quý/ là trái tim người chiến sĩ/ Yêu đời yêu đảng yêu Em... Người yêu là do tôi tưởng tượng ra thôi chứ hồi đó tâm hồn tôi rất trong sáng, tất cả dành hết cho đảng cho cách mạng, không có yêu iếc gì như mấy thằng tào lao kia.
Hồi đó chúng tôi có 160 CBGD và sinh viên nhập ngũ, đơn vị huấn luyện là C12 thuộc Đoàn 22A quân khu 4. C12 chia làm 4 trung đội (B), B1 và B4 ở trong rừng, B3 của tôi và B2 ở trong nhà dân xóm Mới.
100 ngày huấn luyện ở đây, từ 10/9/1972 đến cuối tháng 12/1972 của C12 chúng tôi là cả một pho lịch sử bằng vàng với những câu chuyện lên bờ xuống ruộng mà nay kể lại với nhau cứ phải cười ra nước mắt.
(Còn tiếp)
16h30 thì đến Bến Thủy, đã thấy đồng đội Nguyễn Trung Ngọc với chiếc Nissan Sunny quen thuộc đứng chờ sẵn. Trung Ngọc (không phải Quang) là tay hiếu bạn vô bờ bến, hắn tồn tại ở ĐH Vinh từ ngày tốt nghiệp mà không ra trường cho đến ngày nghỉ hưu, chỉ mong có bạn bè đến để được hàn huyên cho bõ. Lần nào tôi xuất hiện ở Vinh (năm nào cũng ít nhất một lần) cũng đều được Trung Ngọc đón đưa đãi đằng hơn cả thủ tướng.
Khách sạn Duy Tân 3 sao nằm trên đường Phượng Hoàng Trung Đô, Trung Ngọc đã lấy sẵn cho chúng tôi một phòng 3 giường tại đây. Phòng đẹp, sang trọng, tiện nghi có cả ăn sáng tự chọn mà chỉ 500k/ngày cho 3 tên. Ai ra Vinh đến đây ngủ nhé, rất gần Trường ĐHSP Vinh và nhà đồng đội Nguyễn Viết Khái, rất tốt để họp lớp, họp mặt đồng đội..
Tắm rửa xong (mà không thay đồ vì mới mặc cách đây 3 ngày trước khi lên Hà Tran) chúng tôi kéo về nhà Trung Ngọc (từ đây trở đi phải viết rõ Trung hoặc Quang để khỏi lẫn lộn). Bà xã Ngọc là Phan Nga cũng là dân dạy VHTQ với tôi đã bày sẵn một mâm thịnh soạn. Hai tên Ngọc này có điểm giống nhau là cùng lấy vợ tên Nga. Và bà Nga nào cũng rất chu đáo với bạn của chồng, nhất là trong khâu tiếp đãi ăn uống. Nga Sài Gòn mỗi lần tôi lên nhà đều hỏi rất ý tứ anh uống gì để em pha. Nga Vinh thì cách đây cả tuần đã nhắn qua Zalo: anh thích ăn gì để em nấu. Tôi đặt hàng: Rau và cá, không thịt. Chủ khách rất hiểu nhau. Phải nói lính SV chúng ta rất tốt số, mụ vợ nào cũng tai quái với chồng nhưng đối đãi với bạn chồng thì rất được.
Tuy nhiên trên bàn ăn lúc này có một món rất đặc biệt của Vinh mà dân SG và nhiều nơi không có: Rươi. Chả rươi. Cả một đĩa đầy tú hụ. Giờ này ngồi ở SG nhắc đến tôi còn tứa cả nước bọt. Một món chủ lực nữa là hến xào xúc bánh tráng. Hai món này ăn no không chán và khỏi cần cơm. Lại thêm chai Chivas 18 đứng chễm chệ giữa bàn. Chai rượu này là của Đỗ Ngọc Thống xách tay từ Đức về tặng Trung Ngọc trong lần gặp nhau ở Thanh Hóa hồi tháng 8/2018. Mồi ngon rượu ngon chỗ ngồi ăn ngon nhưng quan trọng là người ngồi ăn ngon. Một bữa ăn trên cả tuyệt vời. Tôi để ý trong tủ bếp của nhà Ngọc còn 3 chai Chivas 18 nữa, nghĩa là còn đủ cho tôi ra thăm hắn 3 lần nữa.
Trung Ngọc nói là rất muốn vô Quảng Bình để dự họp mặt với C20 theo lời mời của Trưởng ban tổ chức Phạm Thanh Tùng (Hắn học cùng lớp 12A K2 cùng nhập ngũ 1 ngày cùng ở chung 1 tiểu đội với Đỗ Xuân Ngôn và Quang Phương huấn luyện 100 ngày ở Nghĩa Thuận Nghĩa Đàn với bọn tôi nhưng có lẽ do may mắn hơn nên hắn được rút đi học quân lực sau này về trung đoàn công binh sang hoạt động nếu không nói là bị đọa đày bên xứ Ai Lao tây Trường Sơn). “May mắn” là thế nhưng hắn lại rất ghen tị vì không được làm lính trinh sát C20 F341 với áp đảo là lính SV và vào miền Nam chiến đấu giải phóng Sài Gòn như bọn tôi. Nhưng hắn lo là nếu vô Quảng Bình gặp nhau nói hết chuyện thỏa mãn rồi thì bọn tôi sẽ không ra Vinh chơi với hắn nữa nên đành ngồi ở Vinh dõi theo cuộc gặp qua facebook với còm và lai rất đều đặn. Thỉnh thoảng lại còn góp ý đến phát ghét nữa. Tính hắn thế, có gì không vừa mắt là phang ngay từ chuyện to như ông trời đến chuyện nhỏ như con kiến (vì thế mà đời dạy triết học của hắn cũng chả được tiến bộ thăng quan tiến chức gì. Khộ).
Sáng hôm sau thức dậy giữa bình minh thành phố Vinh, vợ chồng Trung Ngọc Phan Nga cùng ba thằng tôi thẳng hướng Nghĩa Đàn mà tiến. Cuộc đi này đã được Trung Ngọc lập trình từ trước. Mục tiêu phụ là cánh đồng hoa hướng dương của mụ Thái Hương (mà tôi chả ưa gì và chưa bao giờ uống một giọt sữa của mụ ta, cùng lắm thì tôi bú sữa cô gái Hà Lan) ở Thái Hòa và mục tiêu chính là lên lại Nghĩa Thuận nơi chúng tôi đã có 100 ngày huấn luyện trước khi tỏa về C20 F341 và các đơn vị khác. Từ Vinh lên đây cũng khoảng 70km. Trời giữa mùa đông mà nắng vàng rực rỡ, phải nói là đám lính C20 đi đâu được trời đất phù hộ đến đấy. Suốt từ ngày 21 khi họp mặt ở Đồng Hới cho đến ngày ra Vinh chơi trời đẹp như rắc mật.
Dù không ưa gì mụ TH và sữa của mụ ta nhưng cánh đồng hoa hướng dương của mụ thì phải nói là tuyệt vời. Trước đây tôi chỉ thấy trên mạng, nay mới tận mắt chứng kiến. Thằng Quang Phương với Quang Ngọc cứ nhảy cỡn lên như dân Liên Xô ngày nào vui hát trên đồng hoa. Chúng nó như quên mất tuổi U65 để giành nhau chỗ chụp hình với mấy con bé tuổi teen teen chân dài trắng bóc như ống pháo sáng lại mặc quần đùi và áo thun ngắn củn cỡn. Đúng là không có lòng tự trọng. Tuy nhiên tôi cũng đã có được khá nhiều khuôn hình rất ưng ý trong điện thoại để dành nuôi fây.
Sau một bữa cơm khá hợp khẩu vị trên đường HCM ở thị xã Thái Hòa, rồi nghỉ ngơi khoảng 30’ chúng tôi đi tiếp về Nghĩa Thuận.
Nhớ 46 năm trước, vào tối ngày 10/9/1972, sau khi chia tay bạn bè thầy cô ở ĐHSP Vinh để lên đường nhập ngũ, chúng tôi hành quân từ hướng xã Quỳnh Tam huyện Quỳnh Lưu rồi vượt truông Sượng cao như thẳng đứng để xuống khỏi truông thì đi qua một bản làng với khoảng chục nếp nhà sàn của đồng bào người Thái, chúng tôi dừng chân ở một xóm có cái tên là xóm Mới (nay là xóm 12 xã Nghĩa Thuận) ở dưới chân núi, phía sau lưng là cả một cánh rừng nguyên sinh rậm rịt, trước mặt là một hồ nước trong xanh, cái hồ mà tôi mỗi lần được trực nhật thường về sớm đi một mình ven hồ và vừa đi vừa nghêu ngao câu thơ: Người yêu ơi hãy đợi chờ/ Anh sẽ mang về cho em viên ngọc quý/ là trái tim người chiến sĩ/ Yêu đời yêu đảng yêu Em... Người yêu là do tôi tưởng tượng ra thôi chứ hồi đó tâm hồn tôi rất trong sáng, tất cả dành hết cho đảng cho cách mạng, không có yêu iếc gì như mấy thằng tào lao kia.
Hồi đó chúng tôi có 160 CBGD và sinh viên nhập ngũ, đơn vị huấn luyện là C12 thuộc Đoàn 22A quân khu 4. C12 chia làm 4 trung đội (B), B1 và B4 ở trong rừng, B3 của tôi và B2 ở trong nhà dân xóm Mới.
100 ngày huấn luyện ở đây, từ 10/9/1972 đến cuối tháng 12/1972 của C12 chúng tôi là cả một pho lịch sử bằng vàng với những câu chuyện lên bờ xuống ruộng mà nay kể lại với nhau cứ phải cười ra nước mắt.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có nhận xét mới