Tiếng là ở Tp.HCM
nhưng mãi đến hôm nay, mùng 4 Tết Bính Thân tôi mới có quyết tâm và cơ hội để
đi du lịch một chuyến xuống huyện Cần Giờ và tham quan chiến khu Rừng Sác.
Cách Tp chừng 50km
về hướng đông nam, từ lâu Cần Giờ đã là một điểm picnic nổi tiếng vào dịp cuối
tuần hay các ngày nghỉ lễ tết của người dân Sài Gòn.
Sáng nay như không
hẹn mà nên, con đường từ TP về huyện Cần Giờ người đi như nước chảy. Chỉ có người lớn tuổi đi ô tô, còn đám thanh niên trai gái chở nhau thong dong bằng xe máy đi như trẩy hội mùa xuân. Có cả những
đoàn khách du lịch nước ngoài cũng hăm hở đi hơn cả dân Việt ta. Trên xe tôi có 10 người thì đã có 6 người là du khách Tây. 8h30 thì xe của
đoàn tôi đến bến phà Bình Khánh. Con phà nối giữa huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ. Tôi ngồi trên tầng hai lộng gió của chuyến phà Bình Khánh vượt sông Nhà Bè nhìn ra cửa biển
mênh mông, rồi nhìn ngược về hướng thượng nguồn nơi có ngã ba sông Nhà Bè nổi tiếng.
Nhánh bên phải chảy về Đồng Nai gọi là sông Đồng Nai, nhánh bên trái chảy về
Gia Định - Sài Gòn gọi là sông Sài Gòn. Chính nó đã làm nên câu ca dao nổi tiếng của thời người Việt ta Nam tiến khẩn hoang lập ấp:
Nhà Bè nước chảy
chia hai
Ai về Gia Định, Đồng
Nai thì về.
Còn tại sao lại có
địa danh Nhà Bè thì có một giai thoại rất đơn giản mà rất hay: Thuở cha ông ta
từ miền Bắc vào Nam mở cõi, khi mà vùng ngã ba sông này còn rất
hoang vu, có một ông cự phú rất giàu có mà tốt bụng. Thấy người dân đi thuyền
qua lại trên khúc sông này vất vả, có lúc hết cả lương thảo, ổng liền cho làm một
cái bè lớn bên trên có một cái nhà chứa đầy gạo, nước ngọt, mắm muối…rồi neo lại
bên sông. Tàu thuyền của bất cứ ai qua lại mà thiếu cơm ăn nước uống thì cứ tấp
vô lấy dùng thoải mái. Người ta gọi vùng ngã ba sông ấy là ngã ba Nhà Bè và đặt
tên luôn cho con sông lớn là nơi hợp lưu của sông Đồng Nai và sông Sài Gòn là sông
Nhà Bè từ đó.
Lòng tốt, sự hào
phóng, tấm lòng hào hiệp của người Nam Bộ có từ thời xa xưa ấy.
Đúng 9 giờ, tôi bước
xuống khỏi con phà Bình Khánh và đặt chân lên đất Cần Giờ. Phải đi 50km nữa mới
đến nơi gọi là Cần Giờ thực sự.
Con đường thật đẹp.
Hai bên là những khu rừng gần như nguyên
sinh lướt qua cửa kính ô tô.
Đặc sản du lịch của
Cần Giờ là khu rừng đước ngập mặn nguyên sinh Vàm Sát, gọi là khu sinh quyển Cần
Giờ với đảo khỉ, Tràm chim và cá sấu nuôi theo kiểu bán hoang dã.
Đặc biệt đi sâu khoảng
5 cây số bằng ca nô hoặc lội bộ (với những người trẻ khỏe và ưa mạo hiểm) trong
khu rừng đước ngập mặn là chiến khu Rừng Sác nổi tiếng, nơi có căn cứ của Trung
đoàn 10 Đặc công Rừng Sác. Trong 9 năm hoạt động ở đây (1966-1975), trung đoàn đặc công Rừng Sác đã có hơn 1.000 trận đánh với quân đối
phương. 860 chiến sĩ đặc công đã hi sinh. Ngày nay, khu căn cứ với những trận
đánh nổi tiếng của Trung đoàn Rừng Sác trong khu tham quan được tái hiện rất
sinh động. Bức tượng đài tưởng niệm vong linh 860 chiến sỹ đặc công rừng Sác uy
nghi lẫm liệt cùng những dòng chữ tạc vào thời gian như mãi mãi trường tồn uy danh chiến sĩ rừng
Sác:
Lòng Tàu, Tuy Hạ, Nhà Bè đó
Khói lửa ngút trời sử sách ghi.
Chuyến đi Cần Giờ
hôm nay thật thú vị và ý nghĩa.
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.Lâu lắm tôi mới có dịp đặt chân lên một con phà lớn như thế này, dù nó ở ngay trong Thành phố.
Đúng 9 giờ. Tôi qua khỏi phà Bình Khánh và đặt chân lên huyện Cần Giờ. Còn phải đi thêm 50km nữa. Trong ảnh là đoàn quân xe máy đang tiến về Cần Giờ
Đến rừng đước và đảo khỉ rồi. Vừa xuống khỏi xe thì đàn khỉ ở đâu đó như chực sẵn bu đến xin ăn. Đàn khỉ ở đây có trên ngàn con được nuông chiều nên rất dạn và lưu manh. Chúng sẵn sàng cướp đồ ăn nước uống, cướp cả máy ảnh, điện thoại, túi xách, nón mũ của du khách rồi tót lên cây vừa ăn vừa gãi đít
Rừng đước ngập mặn nguyên sinh
Nhìn đâu cũng thấy cháu chắt của lão Tôn Hành Giả trong đủ mọi tư thế
12 giờ, chúng tôi về khu nghỉ dưỡng Phương Nam ăn cơm và nghỉ trưa
Tranh thủ ra biển Cần Giờ ngắm chứ không tắm vì nước rất đục, lại sình lầy
14 giờ đi ca nô sâu vào chiến khu Rừng Sác
Mọi người thích thú và say sưa ngắm cảnh, chụp hình
Các chiến sĩ đặc công Rừng Sác tuyên thệ trước giờ ra trận
860 người của Trung đoàn 10 Đặc công Rừng Sác đã nằm lại trong các trận đánh
Đặt mìn
Đánh nhau với cá sấu
Tại Đài tưởng niệm trong rừng sâu ghi hai câu thơ:
Lòng Tàu, Tuy Hạ, Nhà Bè đó
Khói lửa ngút trời sử sách ghi. Lòng Tàu, Tuy Hạ, Nhà Bè đó
Sở chỉ huy Trung đoàn
Chuẩn bị đánh vào kho xăng Nhà Bè
Vào trận
Đài Tưởng niệm 860 liệt sĩ Trung đoàn Rừng Sác
Mọi người kính cẩn dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ
Lán Thông tin, các chiến sĩ đài 15W
Nữ chiến sĩ nuôi quân
Chuẩn bị bữa ăn cho chiến sĩ
Chiến sĩ giao liên
Chiến sĩ quân y báo cáo chỉ huy về tình hình thương bệnh binh
Chăm sóc thương binh
Công binh cưa bom lấy thuốc nổ...
...làm mìn tự tạo
Hôm nay có thêm một chiến sĩ mới cùng tham gia với các anh
Quân nhu may vá quần áo cũng được bổ sung thêm một nữ chiến sĩ mặc áo hoa
15h quay về, tạm biệt chiến khu Rừng Sác kì lạ với những con người kì lạ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có nhận xét mới