Tác giả: Ngọc Anh Vũ
HTS: Giữa cõi hỗn mang mắng chửi GS Hồ Ngọc Đại về cuốn sách Lớp 1 CNGD của ông, bài viết này rất có lý. Con gái tôi cũng học sách này cách đây 30 năm, giờ cháu là Gv ĐH. Khi nó học lớp 1 tôi đã thấy rất hứng thú với cuốn sách Lớp 1 CNGD của GS. Đại. Vậy mà...
Làn sóng phản đối sách Công
nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại đang trở thành xu hướng trên khắp các trang
mạng xã hội. Ai cũng ra sức công kích cải cách này nhưng ít ai chịu dừng lại và
suy nghĩ: “Tại sao một chương trình 30 năm nay rồi mà giờ người ta mới lôi lên
chỉ trích, có mục đích gì chăng?”. Và thực sự, phía sau câu chuyện này có thể
là một âm mưu đáng sợ trong ngành nghề tiền tỷ mà ít người chú ý: miếng bánh
giáo dục.
Từ những nghi ngờ về chiêu
trò độc quyền
Tôi được huấn luyện để làm
công tác suy đoán, xử lý thông tin. Từ khi học Đạo Phật, tôi không làm việc đó
nữa vì Phật đề nghị không đoán cái gì cả, không nói cái gì không biết. Nhưng
tình thế này buộc tôi phải đưa ra một số suy luận.
1. Cứ vài năm, Bộ giáo dục
lại cải cách giáo dục một lần. Một lần như thế lại thay sách mới, mà in mới chi
phí cao hơn in thêm sách cũ nhiều. Xã hội thêm một lần tốn kém, nhưng những
“người trong cuộc” thêm một cơ hội bỏ túi bộn tiền. Cụ Đại nói thẳng ra rồi
đấy: làm là để chia tiền.
2. Như vậy cơ chế của ta là
cho phép một số trường tự chọn chương trình, trong đó có chương trình CNGD.
Theo những thông tin tôi nắm được trên đây, trong cơ cấu quản lý của ngành, thì
các trường công không có cơ hội để được chọn Công nghệ giáo dục (CNGD), chỉ còn
nhóm trường dân lập.
3. Bắt đầu có thông tin Sở
này Sở khác CẤM không được áp dụng hay chọn CNGD. Như vậy đã bằng con đường
MỆNH LỆNH HÀNH CHÍNH, không được phép chọn, nghĩa là các trường dân lập cũng
được bị cấm. Xin chú ý: thông tin đều là “các địa phương” tức là các SỞ GIÁO
DỤC cấm nhé, và đối tượng bị cấm là các trường.
4. Gần đây xuất hiện nhiều
trang web, nhiều fanpage trên mạng xã hội hoạt động theo kiểu thực hư, hư thực…
tin thật có, tin đáng ngờ cũng không thiếu và mấy hôm nay tập trung đưa thông
tin “đánh” CNGD và cá nhân GS Đại. Thậm chí là còn có cả những video “ông bố
tức giận chửi tục, xé sách…” lan truyền. Thử hỏi có ông nào DỰ MƯU tức giận,
chuẩn bị cả máy quay phim, smartphone và thực hiện kịch bản “tức giận, chửi
bới” để tung lên mạng không? Có thể nói cùng với CẤM bằng mệnh lệnh hành chính,
truyền thông BẨN đã tạo thành hai mũi giáp công hoàn hảo cho chiến dịch.
Như vậy chúng ta thấy mạch
logic đơn giản, là CNGD nếu càng ngày càng chứng tỏ được tính tiến bộ của mình,
được nhiều nơi lựa chọn, thì chắc chắn phải có ai đó bị nhỏ miếng bánh đi, và
người ta không để yên, phải có biện pháp để phản công. Vậy ai đang bị phá thế
độc quyền, đụng vào nồi cơm, xin để bạn đọc tự đoán.
Tiếc là vẫn có những ý kiến
đánh đồng CNGD vào cái nhóm như người ta gọi là “hút máu, ăn thịt” phụ huynh
bằng độc quyền sách giáo khoa kia. Thiết nghĩ, với bài viết này, bạn đọc có thể
cho phép tôi đóng chủ đề này lại được rồi.
Đến âm mưu của một ngành
kinh doanh nghìn tỷ
Bài viết của Hiếu Orion –
một người đang làm nghề truyền thông rất nổi tiếng. Anh khẳng định có chiến
dịch chơi xấu phía sau:
Một thằng làm truyền thông
như tôi mà vẫn bị cuốn theo cơn lốc đánh đấm này thì không thể trách bà con “cư
dân mạng” được. Vì vậy tôi mới phải viết 1 post này…
—
Ngay sau bài post mỉa mai cách GD của Thầy Hồ Ngọc Đại, tôi nhận được nhiều phản hồi. Và điều đầu tiên khiến tôi ngạc nhiên, ấy là những người Văn minh, thành đạt, hiểu biết… trong danh sách bạn bè tôi đa phần là bênh Thầy HNĐ, với những lý lẽ nghiêm túc, thuyết phục, với trải nghiệm thật (con cái học tại đó)… Và nhiều người giải thích một cách đầy kiên nhẫn và mang tính xây dựng. (Tôi tin họ vì tôi biết những người này không đủ tiền để mua họ bênh vực phe phái nào cả, mà họ làm vì TÂM… )
—
Ngay sau bài post mỉa mai cách GD của Thầy Hồ Ngọc Đại, tôi nhận được nhiều phản hồi. Và điều đầu tiên khiến tôi ngạc nhiên, ấy là những người Văn minh, thành đạt, hiểu biết… trong danh sách bạn bè tôi đa phần là bênh Thầy HNĐ, với những lý lẽ nghiêm túc, thuyết phục, với trải nghiệm thật (con cái học tại đó)… Và nhiều người giải thích một cách đầy kiên nhẫn và mang tính xây dựng. (Tôi tin họ vì tôi biết những người này không đủ tiền để mua họ bênh vực phe phái nào cả, mà họ làm vì TÂM… )
– Trong khi luồng ngược lại
lại rất cảm tính, phần lớn share một số ảnh chế, nói tới vài điểm sai sót nhỏ
trong sách, nhầm lẫn đâu là Âm, đâu là CHỮ – và quan trọng nhất là bắt đầu đánh
vào CÁ NHÂN.
Với kinh nghiệm của tôi làm
truyền thông, khi ai đó tấn công yếu tố cá nhân: đó là khi họ KHÔNG CÒN LÝ LẼ …
…
Tìm hiểu tiếp, thì thấy kinh khủng vì việc này nó liên quan tới việc KINH DOANH, động tới lợi ích nhóm…
Mà lợi ích từ mấy cuốn sách tưởng nhỏ, nhưng nó tới hàng NGÀN TỶ.
…
Tìm hiểu tiếp, thì thấy kinh khủng vì việc này nó liên quan tới việc KINH DOANH, động tới lợi ích nhóm…
Mà lợi ích từ mấy cuốn sách tưởng nhỏ, nhưng nó tới hàng NGÀN TỶ.
Cộng đồng chúng ta đã trở
thành CÔNG CỤ cho nhiều lợi ích nhóm: ví dụ vụ Vaccine , vụ Cúm Gà… cũng bị đẩy
lên với Mục Tiêu lợi ích nào đó…
Hãy nhớ: Với Trend của cộng
đồng, nếu nó vượt quá 5 ngày, thì hãy tin tôi đi: nó đang bị “Ai Đó” cố tình
đẩy lên với một “mục đích nào đó”
…
Việc này nếu ai không tin, cứ tranh luận ở dưới comment.
…
Việc này nếu ai không tin, cứ tranh luận ở dưới comment.
Nhưng trước khi tranh luận
tôi khuyên các bạn 3 điều:
1. Muốn thực sự có được
thông tin sáng suốt, hãy bỏ ngay tư duy Thù Hằn CÁ NHÂN, vì khi bạn bước vào
cuộc tranh luận với một tâm thế “hằn học” thì mọi thứ sẽ không rõ ràng mạch lạc
được (và nó là chiêu của bọn phe phái: khiến bạn sôi sục lên và khi đó TÂM không
còn TĨNH để tiếp nhận phân tích trái chiều)
2. Hãy ĐỌC và HIỂU >
Những phản hồi trái chiều, bạn hãy cố gắng tìm hiểu cặn kẽ, nếu thực sự không
hiểu thì xoá lời chửi, nhất là những công kích cá nhân hèn hạ !
3. Hãy Nhận đừng NGƯỢNG :
Bạn phải xác định rằng nếu sai thì phải nhận: đó là nhược điểm của người Việt:
tự ái và tự trọng cao vút, khi biết sai thì thường ngượng mà cố tìm lý lẽ (kể
cả cùn) để bảo vệ cái TÔI của mình.
—
“Theo tôi dự đoán là sau khi hàng loạt dự án cải cách Giáo Dục bị chỉ trích, nhất là VNEN bị thất bại thảm hại, nhóm lợi ích trên Bộ Giáo dục và Đào tạo khó thuyết phục Quốc hội và công luận về việc tiếp tục chi tiền các dự án cải cách mới, cho nên đã quay về sách công nghệ giáo dục của ông Đại. Được tiếng không cải cách chồng lên cải cách nữa nhưng thay sách và buôn bán sách còn lời hơn, dễ ăn hơn dự án. Đó là lý do sách Công nghệ giáo dục của ông Đại từ bên lề lại được nhảy vào trung tâm chính thống.
—
“Theo tôi dự đoán là sau khi hàng loạt dự án cải cách Giáo Dục bị chỉ trích, nhất là VNEN bị thất bại thảm hại, nhóm lợi ích trên Bộ Giáo dục và Đào tạo khó thuyết phục Quốc hội và công luận về việc tiếp tục chi tiền các dự án cải cách mới, cho nên đã quay về sách công nghệ giáo dục của ông Đại. Được tiếng không cải cách chồng lên cải cách nữa nhưng thay sách và buôn bán sách còn lời hơn, dễ ăn hơn dự án. Đó là lý do sách Công nghệ giáo dục của ông Đại từ bên lề lại được nhảy vào trung tâm chính thống.
Và cũng trả lời luôn vì sao
sách này vừa được xuất bản lại vừa bị đánh. Là bởi nhóm lợi ích mới lên muốn
nhận cơ hội xuất bản nhanh để ăn tiếp cú chót của nhiệm kỳ trước để lại, vừa
muốn mượn dư luận húc sừng vào ông Đại để xổ toẹt sách ông Đại, chuẩn bị cho
sách cải cách căn bản và toàn diện mới đang chuẩn bị ra lò.”
“Công nghệ giáo dục đào tạo
những người tư duy táo bạo”
Quyết chí đi tìm hiểu xem
cái “Công nghệ giáo dục” hiện đang bị đánh tả tơi nó ra sao, tôi đi tìm mua
sách. Đến hiệu sách giáo dục là “ổ sách giáo khoa” 45B Lý Thường Kiệt, hóa ra
là không có. “Mấy anh đến hỏi mua rồi đấy anh ạ. Sách này phải do các trường
quyết định dạy, và đặt mua mới có. Bọn em bán sách theo quy định của Bộ.”
Thử gọi điện cho hai mụ bạn
từ hồi phổ thông, một bây giờ là hiệu trưởng một trường tiểu học điểm của Hà
Nội, một là hiệu phó. Cả hai đều chưa được cầm sách trên tay. “Vậy thì liệu Sở
có triển khai không?” “Triển khai sao được, muốn triển khai phải hỏi ý kiến các
trường chứ.” “Thế chương trình này dạy ở đâu?” “Tùy trường quyết định, thường
khối dân lập tự lựa chọn, còn các trường như trường tao thì không, do Sở quyết
định và phải hỏi ý kiến.”
Vậy đó, với các trường dân
lập thì trường tự chọn, còn trường công lập thì Sở quyết định – theo hệ thống
hành chính Nhà nước.
Những “lỗi” trong sách có
đúng như trên mạng và báo chí không? Đúng hết và có hết. Cô giáo của con tôi
trao đổi:
“Không phải bây giờ mới lôi
ra, mà người ta đã viết nhiều về những cái gọi là “lỗi” đó rồi.”
“Vậy thì, có thông tin, chủ
yếu nói không chính thức trên mạng xã hội, kiểu lập lờ rằng “những người soạn
sách thường để dăm bảy lỗi, sang năm chỉnh lý bổ sung hòng kiếm tiền tiếp…”
liệu có đúng trong trường hợp này? Ý tôi là, những người soạn sách cho chương
trình CNGD tại sao để rất lâu và không sửa?” – Tôi hỏi.
“Vì theo quan điểm của những
người thiết kế chương trình, đó không phải là “lỗi.” Như ví dụ “con rơi” có
hình vẽ con dơi (thú có cánh màng để bay, bắt muỗi ăn, nói thế cho rõ khỏi cãi
nhau) hoàn toàn không phải lỗi chính tả, mà nhằm để các con nắm được một vấn đề
là rất nhiều người Việt nói “con dơi” cho cả trường hợp cái con biết bay và bắt
muỗi lẫn trường hợp đứa con bị đẻ rơi. Tất nhiên giáo viên cũng sẽ phải giải
thích là vẫn có người nói uốn lưỡi cho trường hợp “con rơi”…”
Những con rơi ấy, mà phát âm
như con dơi biết bay, không có nghĩa là bố mẹ nói sai, mà là do đặc điểm vùng
miền phát âm. Dạy như thế này có lợi là cả những vùng miền phát âm uốn lưỡi
đúng cũng sẽ biết được có những vùng phát âm khác. Thực tế là không cháu nào
viết sai cả, và đều nắm rất nhanh. Cơ sở của nó cũng còn là sự tôn trọng cách
phát âm của vùng miền nữa, không bắt buộc phải uốn lưỡi cho đúng…”
“À đúng rồi, tôi nhớ theo
cách học trước đây, mỗi khi được yêu cầu đọc diễn cảm hoặc đúng chính tả, chúng
tôi thường bắt buộc phải uốn lưỡi mỗi khi có chữ R chẳng hạn, và không uốn được
bị coi là một lỗi…” Tôi nhớ lại.
“Vâng đúng thế anh, cách học
này không yêu cầu các con phải đọc đúng, như thường hiểu là “đúng chính tả” mà
tôn trọng cách phát âm vùng miền. Ngược lại do các con phân biệt được, thì lại
có khả năng phát âm rất tốt dù không bị yêu cầu, do đó các con uốn lưỡi rất tốt
khi học ngoại ngữ.”
Điều này đã được kiểm chứng
trên thằng con nhà tôi. Bình thường nói nói “dơi” cho “rơi vãi” nhưng nếu cần
phát âm “reading” thì uốn lưỡi như đúng rồi, và viết thì hầu như không sai
chính tả.
“Bây giờ chúng ta sang ví dụ
bài “Quả bứa”…” tôi tìm cách chuyển cảnh.
“Vâng, bài đó anh có thể
thấy đấy, qua bao năm vẫn được dạy theo chương trình này…”
“Vậy tại sao trước những chỉ
trích của dư luận, mà bài này vẫn không được thay thế? Tôi nghe những chỉ trích
rất nặng nề, nhất là về phương diện đạo đức xung quanh bài học này…”
“Mục đích của bài này được
thiết kế đầu tiên là tính đặc trưng của cách nói vùng miền, cách phát âm, chúng
ta nói qua rồi không nói nữa. Mục đích thứ hai là việc “chân không hóa” về
nghĩa. Giáo viên phải được tập huấn cách dạy riêng để không hướng dẫn các con
sa vào nghĩa của bài, dẫn đến có những cảm xúc chưa cần thiết, chỉ tập trung
vào phát âm và từ ngữ. Tất nhiên anh có thấy các con, có con nào có những biểu
hiện vô đạo đức không?”
“Tôi phải thừa nhận rằng,
với chúng ta bao năm học truyện Tấm Cám, mà người hư vẫn hư, người ngoan vẫn
ngoan, mấy ai xả thịt em cùng cha khác mẹ ra làm mắm đâu.”
Đến đây tôi phải thêm đoạn
bình luận của mình, sau khi trao đổi thêm với cô giáo một vài câu nữa. Đúng là
mục đích “chân không hóa” nghĩa của bài, tôi chưa nghe bao giờ thật, nhưng nó
là có trong chương trình CNGD. Còn về khía cạnh “đạo đức” thì rõ ràng cho đến
nay, những “nhà đạo đức Facebook” đang ầm ầm chửi GS Hồ Ngọc Đại cùng CNGD của
cụ, còn dùng những từ ngữ vô đạo đức đến khó tưởng tượng được.
Thực tế là trường của con
tôi học bây giờ vẫn là một trong những trường chất lượng cao, và đúng là đáng
mơ ước. Tôi cũng không thấy có trường hợp nào hư một cách đáng tiếc vào tù ra
tội, mà phần lớn là nằm vào các trường công cả. Tất nhiên với tiêu chuẩn của
tôi thì thực sự cho rằng “ngoan” còn có nhiều yếu tố, mà chủ yếu là từ ảnh
hưởng của gia đình, nên không thể đánh giá được cả hệ thống giáo dục của nhà
trường.
Xin nhắc lại, đây là một
phương pháp giáo dục, chứ không chỉ là vài quyển sách, phải hiểu được cái tổng
thể và cả những tư tưởng giáo dục của các tác giả của nó muốn gửi gắm. Ngay
trong bài “Quả bứa,” vì tôi vốn là người cầu toàn trong quan điểm giáo dục vẫn
muốn người ta thay nó bằng một bài nào khác đỡ gây tranh cãi hơn, nhưng phải
thừa nhận một điều rằng: nếu thực sự các thày cô giáo đạt được cái mong muốn,
là để các con biết cách không “chấp” vào nội dung của bài, mà tư duy theo hướng
mở, thì đó là một cách mạng lớn trong giáo dục.
“Thực tế là do phương pháp này,
em chưa nói là tiến bộ nhưng các con rất biết suy nghĩ độc lập, và bài quả bứa
sẽ thành công khi: Một là, lúc học các con không quan tâm đến nghĩa của nó, và
Hai là, sau này chính chúng lại quay lại với nó và đặt những câu hỏi liên quan
đến nó, rằng sẽ phải hành xử như thế nào ở trường hợp tương tự? Chẳng hạn sẽ
đặt câu hỏi nếu mình là một trong những nhân vật như trong bài, nên hành xử như
thế nào; hoặc ở một tiêu chí nào đó, một tiêu chuẩn của một xã hội khác, nếu
người phân xử không phải là ông anh, mà là người ngoài thì có thực sự cần phải
tính công phân xử hay không? Tất cả đều phải được các con đặt vấn đề, đặt câu
hỏi…”
“Hôm trước tôi cũng đã từng
đặt vấn đề từ góc độ rằng nhỡ theo tiêu chuẩn của một xã hội khác, người ta cho
rằng người phân xử cũng cần có phần, mới là công bằng thì sao? Và bản thân
những vấn đề khác nữa, như có được hái quả hay không, khi nào được hái, khi nào
không…?”
“Vâng đúng rồi, với cách dạy
tôn trọng ý kiến các con này, thì các con được khuyến khích đặt câu hỏi về tất
cả các khía cạnh của vấn đề chứ không đóng khung cái gì đúng, cái gì sai…”
Đến đây tôi ngơ ngẩn cả
người. Nếu được như vậy thì tốt quá, bao năm nay chúng ta rên lên vì nền giáo
dục giáo điều, thế mà nay được đặt vấn đề từ một góc độ khác như thế này thì
quá tiến bộ.
“Phải là người trong cuộc
mới hiểu được anh ạ. Ngay cả bây giờ báo chí nói ầm ầm lên, thậm chí lấy cả ý
kiến của giáo viên một số nơi thí điểm áp dụng đấy, nhưng cô giáo đó chưa hiểu
cặn kẽ vấn đề thì cũng có thể có ý kiến không tích cực được.” Cô giáo nói nốt
và câu chuyện tạm dừng.
Nói thêm: nếu bây giờ được
lựa chọn, tôi sẽ lại cho con học ở trường nào có mô hình thực nghiệm, hay Công
nghệ giáo dục. Con tôi sau khi học ở đó hai năm, dù gốc cháu khá chậm nhưng
cháu đã có những tư duy rất độc lập và táo bạo. Tất nhiên điều này phù hợp với
những người có tư tưởng như tôi, không phù hợp với những người có tư tưởng muốn
duy trì truyền thống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có nhận xét mới