Bài đăng trên NGƯỜI LÀM BÁO Bình Định số Xuân Nhâm Thìn 2022
Theo thống kê mới nhất từ Facebook và từ
hãng
We Are Social (một công ty toàn cầu chuyên
nghiên cứu về truyền thông xã hội) thì tính đến tháng 8/2021 Việt Nam đã có khoảng
90 triệu tài khoản facebook với hơn hơn 70 triệu người dùng Internet trên tổng
số 96 triệu dân. Số người sử dụng thường xuyên mạng internet và facebook lên
tới hơn 90% trong số 90 triệu tài khoản đó. Ngoài ra tại Việt Nam còn có khoảng 10 triệu Fanpage với hơn 10 triệu người làm quản
trị viên Fanpage tại Việt Nam. Những con số thống kê đó đã đưa Việt Nam đứng
vào vị trí thứ 7 trên toàn thế giới về số lượng người sử dụng Facebook. Và theo
dự báo của We Are Social, đó chưa phải là những con số cuối cùng bởi số tài khoản người dùng Facebook tại Việt
Nam vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Trong lúc đó, theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, đến nay, cả nước có 779 cơ quan báo chí, trong đó có 142 cơ quan báo (trung ương 68; địa phương 74); 112 báo có hoạt động điện tử; 612 tạp chí (trung ương 520, địa phương
92, có 98 tạp chí có
hoạt động điện tử); 25 báo chí điện
tử độc lập (09 báo điện
tử và 16 tạp chí điện
tử).
Như vậy, xét riêng về số lượng, đó là cả một sự chênh lệch rất
lớn và thế mạnh nghiêng về mạng xã hội Facebook.
Những
thách thức truyền thông từ Facebook
Xét về tốc độ đưa tin – truyền thông thì sự chênh lệch cũng rất
rõ. Trong số 90 triệu tài khoản Facebook ở nước ta, có hàng trăm chủ tài khoản
là những nhân vật có sức ảnh hưởng trên mạng - KOLs (Key Opinions Leaders). Họ,
những người gọi là KOLs ấy, là những nhà báo danh tiếng, những trí thức tài ba,
những nhà chính trị và hoạt động xã hội nổi bật, những nhà văn, nhà thơ, nhà
nghệ sĩ, nhà văn hóa lớn... mà mỗi ngày có hàng triệu người khao khát đọc các
status của họ post lên Facebook với sức lan tỏa nhanh và tầm ảnh hưởng vô cùng
rộng lớn.
Như vậy trong sự nhanh nhạy, Facebook cũng ở thế thượng phong.
Chẳng hạn trước một vụ hỏa hoạn hoặc một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường,
bất cứ một người dùng Facebook nào cũng có thể dừng lại, rút điện thoại trong
vòng 15 giây và thực hiện livestream (phát
sóng trực tiếp) ngay lập tức kèm theo lời bình của của họ. Trong lúc đó, để đưa
tin về một sự kiện như thế đối với một cơ quan báo chí, ngay cả các báo điện tử,
các phóng viên phải nhận được thông tin về sự kiện, tiếp cận hiện trường, viết,
chụp ảnh, quay phim... rồi truyền về cho tòa soạn qua email. Và thông tin chỉ
lên báo sau khi đã được người có trách nhiệm của tờ báo đọc, biên tập và phê
duyệt. Chậm trễ của báo chí so với Facebook trong tốc độ truyền
thông là một sự tất yếu.
Facebook – Ảo nhưng
giá trị thật
Hành vi ngỡ như chỉ là một trò chơi với nhiều thú vui gọi là
giá trị ảo của Facebook nhưng thường mang đến lợi ích thật cho người sử dụng mạng
xã hội lớn nhất hành tinh này. Đặc biệt là sự có mặt và hoạt động tích cực của các
nhân vật có sức ảnh hưởng trên mạng - KOLs cũng buộc các nhà báo phải nhìn nhận
lại sứ mệnh truyền thông của tờ báo mà họ đang phục vụ. Đã có nhiều người đặt
ra câu hỏi, liệu một status với hàng ngàn like và hàng trăm comment trên
Facebook với một bài báo công phu có thể đọ về giá trị truyền thông với nhau
không.
Đó chính là cả một sự thách thúc cực kì nghiêm túc giữa các
phóng viên của các cơ quan báo chí với những chủ tài khoản vô cùng tự do trên
Facebook.
Thế mạnh truyền thông của báo
chí
Ngày nay,
không chỉ báo in mà ngay cả báo nói (phát thanh) và báo hình (truyền hình) cũng
đang đứng trước rất nhiều khó khăn lớn. Sự bùng nổ của báo điện tử và mạng xã
hội đã đẩy báo in, báo nói và báo hình vào thế yếu. Đặc biệt, chưa bao giờ
những người làm báo in đứng trước sự khó khăn như ngày nay khi số lượng phát
hành ngày càng sụt giảm thê thảm bởi đại đa số người đọc báo in trước đây đã
chuyển hết qua đọc báo mạng một cách dễ dàng trên các loại smartphone. Rất
nhiều trước đây nghiện đọc báo in thì bây giờ đã chuyển qua nghiện đọc báo mạng
và... Facebook.
Tuy nhiên, thế mạnh
trong truyền thông của báo chí là sự đúng đắn, trung thực, nghiêm túc và cả
tính định hướng, tính dự báo xã hội, điều mà Facebook ít có hoặc không có. Các
nhà báo phải thấy được điều đó để cố gắng vươn lên.
Nhìn tổng thể thì thấy, 779
cơ quan báo chí của nước ta được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện về
đường lối của Đảng và sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của cơ quan tuyên giáo
các cấp trong lúc chủ các tài khoản facebook ở Việt Nam dù hoạt động rất tự do
cũng bị buộc phải tuân thủ theo các điều khoản của Luật an ninh mạng và chịu
trách nhiệm trước pháp luật nhà nước. Đó là một thế mạnh của báo chí so với
mạng xã hội.
Thấy được những thách thức
từ mạng xã hội nói chung và từ Facebook nói riêng, ngày 8/4/2020, Ban Bí thư Trung
ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 43- CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới”. Chỉ thị của Đảng
nêu rõ: “Báo chí có nguy cơ bị truyền thông xã hội chi phối, lấn át, gây ra nhiều
tác hại”. Như thế có thể thấy, những thách thức từ truyền thông xã hội – truyền
thông trên mạng internet đối với mỗi người làm báo và các cơ quan báo chí đã và
đang hiện hữu một cách rất rõ ràng và cơ quan tối cao của Đảng đã thấy được
điều đó để kịp thời lãnh đạo.
Để thực hiện
tốt Chỉ thị 43 của Ban Bí thư, báo chí cần lấy lại thế mạnh truyền thông và
vượt trội của mình. Trong đó cách tốt nhất là các cơ quan báo chí và các nhà
báo phải nhận thức và vận dụng tốt những tiềm năng, lợi thế và chịu được sức
tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công
nghiệp 4.0). Bởi đó là một xu thế toàn cầu hoá của truyền thông đại chúng. Các
nhà báo và những người lãnh đạo các cơ quan báo chí cần nhận thức được cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0 là một cơ hội lớn nhưng cũng là một thách thức lớn đối
với người làm báo và công tác quản lý báo chí.
Mặt khác, báo
chí phải theo kịp sự bùng nổ ngày càng mạnh mẽ của truyền thông đa phương tiện;
chấp nhận sự tác động ngày càng sâu rộng của mạng xã hội mà trước hết là
Facebook. Chỉ có như thế báo chí nước ta mới thoát khỏi sự bảo thủ, trì trệ
trong cái vỏ bọc mang tên truyền thống và vượt lên khỏi sự thách thức của mạng
xã hội.
bài rất hay
Trả lờiXóa