29 tháng 5, 2020

Độc đáo cây lưỡi hổ

Thông thường các loại cây ban ngày hấp thụ khí độc CO2 và nhả ra khí lành O2 (ô xy) còn ban đêm ngược lại, hấp thụ khí O2 và nhả ra khí CO2 độc hại. Vì thế trong phòng ngủ không mấy ai dám để cây vì sợ hít phải khí độc. Có người đã chết một cái chết rất từ từ và êm ái chỉ vì ban đêm để cây trong phòng ngủ.
Tuy nhiên có một loại cây không như thế, ngày hay đêm gì cũng hấp thụ khí CO2 và nhả ra O2. Đó là cây lưỡi hổ. Vì thế mà nói lưỡi hổ là một loại cây độc đáo. Cũng vì thế mà trong phòng ngủ nếu có một chậu cây lưỡi hổ dù cửa đóng kín mít để bật máy lạnh bạn vẫn tha hồ khí O2 để thở.
Cây lưỡi hổ do vậy từng được cơ quan vũ trụ NASA Hoa Kì liệt kê vào top đầu trong số 12 loài thực vật cải thiện không khí tốt nhất cho không gian sống. Chúng đóng vai trò như một chiếc “máy lọc mini” làm giảm lượng bụi bẩn có trong không khí và cả về khả năng hút độc tố.
Nói cây lưỡi hổ vì lá của nó giống cái lưỡi đang thè dài ra của con hổ. Đó là một tên gọi tượng hình. Có hàng chục loại cây lưỡi hổ. Có loại lá dài cả nửa mét như một thanh đại đao, có loại chỉ dài một gang tay. Loại ngắn bằng gang tay có người gọi là lưỡi mèo.

Trong nhà có chậu cây lưỡi hổ không lo thiếu O2

Nói là cây nhưng lưỡi hổ không có cây mà chỉ có lá mọc thẳng từ gốc lên. Loại cây này có sức sống dẻo dai, khỏe khoắn; có khả năng chịu đựng mức ánh sáng thấp, để trong nhà quanh năm vẫn xanh tươi; nhu cầu nước không cao, dễ chăm sóc. Lỡ có đi đâu khỏi nhà vài tháng trở về cây vẫn sống như thường. Vì thế cây lưỡi hổ còn là loại cây dành cho người lười. Những người lười thường muốn có cây xanh trong nhà mà không cần tốn công chăm sóc. Người lười do vậy đôi khi còn được gọi là người khôn.
Nhà tôi có mấy chậu cây lưỡi hổ mang giống từ quê QB vào trồng. Do tôi chăm bón tốt nên nó luôn xanh tươi và đẻ khá nhiều con.
Ai cần sẽ cho không biếu không vài cây mà không hề tiếc xót.
Ảnh 2 chậu lưỡi hổ để trong nhà, tôi còn 2 chậu nữa trên ST.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có nhận xét mới