70 năm ngày TBLS 27/7, tôi lật đọc báo mạng, gặp hình ảnh người anh, người đồng đội trên một trang báo địa phương. Anh Trần Quốc Tế. Hồi trước 30/4/1975, tôi là lính trinh sát C20 Sư đoàn 341, Quân đoàn IV, khi đó anh Tế là tiểu đội trưởng. Trong chiến dịch HCM sư đoàn tôi đánh trận Xuân Lộc rồi vào giải phóng Sài Gòn, anh lên trung đội trưởng. Sau ngày giải phóng 30 tháng Tư, tôi được về quận 3 làm công tác quân quản thì anh vẫn ở lại C20 làm công tác bảo vệ thành phố.
Tháng 12 năm 75, tôi ra Bắc trở lại trường đại học, C20 của tôi chuyển thành D20 và anh Tế lên làm tiểu đoàn phó rồi cả sư đoàn 341 lại sang Campuchia giải phóng Phnom Penh. Trong trận đánh lịch sử để giải phóng thủ đô nước bạn ấy, anh Tế bị thương nặng bởi đạn pháo của quân Pol Pot, phải ngồi trên xe lăn suốt từ năm 1979 đến nay. Sau một năm điều trị ở Quân y viện 175 trên Gò Vấp, 37 năm qua, anh chuyển về sống trong Trung tâm điều trị thương binh nặng ở Nghi Lộc, Nghệ An. Thương binh đã vào điều trị ở Trung tâm này, qua đời lúc nào sẽ được nhà nước công nhận Liệt sĩ khi ấy.
Năm kia tôi cùng người đồng đội Nguyễn Trung Ngọc đến Trung tâm này thăm anh, thấy anh ngồi trên xe lăn ra tận đầu hồi nhà đón chúng tôi với nụ cười ấm áp nở trên môi và một giọng nói cũng vô cùng đầm ấm, lạc quan, yêu đời.
TÀN nhưng không PHẾ chính là anh Trần Quốc Tế.
Sau lần gặp anh, tôi thấy cuộc sống thật tươi đẹp.
Anh Tế, người đáng bi quan, chán sống nhất thì anh vẫn yêu đời, yêu cuộc sống. Tôi cũng đi qua cuộc chiến nhưng lại may mắn được lành lặn, khỏe mạnh, học hành đầy đủ thế này hà cớ gì phải bi quan, chán đời.
Anh là tấm gương sống của tôi.
Trích bài đăng trên báo mạng, đoạn nói về anh Trần Quốc Tế:
Tháng 12 năm 75, tôi ra Bắc trở lại trường đại học, C20 của tôi chuyển thành D20 và anh Tế lên làm tiểu đoàn phó rồi cả sư đoàn 341 lại sang Campuchia giải phóng Phnom Penh. Trong trận đánh lịch sử để giải phóng thủ đô nước bạn ấy, anh Tế bị thương nặng bởi đạn pháo của quân Pol Pot, phải ngồi trên xe lăn suốt từ năm 1979 đến nay. Sau một năm điều trị ở Quân y viện 175 trên Gò Vấp, 37 năm qua, anh chuyển về sống trong Trung tâm điều trị thương binh nặng ở Nghi Lộc, Nghệ An. Thương binh đã vào điều trị ở Trung tâm này, qua đời lúc nào sẽ được nhà nước công nhận Liệt sĩ khi ấy.
Năm kia tôi cùng người đồng đội Nguyễn Trung Ngọc đến Trung tâm này thăm anh, thấy anh ngồi trên xe lăn ra tận đầu hồi nhà đón chúng tôi với nụ cười ấm áp nở trên môi và một giọng nói cũng vô cùng đầm ấm, lạc quan, yêu đời.
TÀN nhưng không PHẾ chính là anh Trần Quốc Tế.
Sau lần gặp anh, tôi thấy cuộc sống thật tươi đẹp.
Anh Tế, người đáng bi quan, chán sống nhất thì anh vẫn yêu đời, yêu cuộc sống. Tôi cũng đi qua cuộc chiến nhưng lại may mắn được lành lặn, khỏe mạnh, học hành đầy đủ thế này hà cớ gì phải bi quan, chán đời.
Anh là tấm gương sống của tôi.
Trích bài đăng trên báo mạng, đoạn nói về anh Trần Quốc Tế:
Những ánh mắt mang nhiều sắc thái...
(Báo Hà Tĩnh) - Thật khó để diễn tả tâm trạng và cảm xúc khi đến với Trung tâm Điều dưỡng thương binh tâm thần kinh và Trung tâm Điều dưỡng thương binh nặng (xã Nghi Phong, Nghi Lộc, Nghệ An). Nhưng, với tôi, ánh mắt mang nhiều sắc thái của những con người nơi đây đã trở thành nỗi ám ảnh, nỗi thương xót và cả niềm vui dư âm mãi trong lòng.
Những ánh mắt, niềm tin
“Chiến tranh cũng đã hơn 40 năm, mình sống thế này cũng quen rồi. Mọi việc cũng đã đâu vào đấy” - phong cách điềm đạm, lời nói nhẹ nhàng và lạc quan của bác Trần Quốc Tế - nguyên Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Trinh sát thời chống Mỹ (quê ở xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh) mang đến cho chúng tôi những niềm vui thật lạ. Với ánh mắt hiền từ và nụ cười rất tươi, ngồi trên xe lăn, bác Tế kể về những trận chiến với một niềm tin thật đẹp vào ngày mai.
“Tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam. Đến khi tham gia chiến tranh khu vực Tây Nam thì bị thương trên đất Campuchia vào tháng 3/1979, đứt 3 đốt sống. Từ thắt lưng trở xuống bị mất cảm giác, giờ con lấy dao chặt cũng không biết đau. Nói xin lỗi con chứ, khi đi vệ sinh, mình phải nằm trên giường rất thận trọng, tỷ mẫn, khó khăn” - vẫn điềm đạm, bác Tế bộc bạch.
“Bác Tế là người tiêu biểu, nhiều khóa tham gia cấp ủy Đảng cơ quan” - anh Phạm Ngọc Lân - Phó Trưởng phòng Hành chính của trung tâm, tự hào giới thiệu.
Những ánh mắt, niềm tin
“Chiến tranh cũng đã hơn 40 năm, mình sống thế này cũng quen rồi. Mọi việc cũng đã đâu vào đấy” - phong cách điềm đạm, lời nói nhẹ nhàng và lạc quan của bác Trần Quốc Tế - nguyên Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Trinh sát thời chống Mỹ (quê ở xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh) mang đến cho chúng tôi những niềm vui thật lạ. Với ánh mắt hiền từ và nụ cười rất tươi, ngồi trên xe lăn, bác Tế kể về những trận chiến với một niềm tin thật đẹp vào ngày mai.
“Tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam. Đến khi tham gia chiến tranh khu vực Tây Nam thì bị thương trên đất Campuchia vào tháng 3/1979, đứt 3 đốt sống. Từ thắt lưng trở xuống bị mất cảm giác, giờ con lấy dao chặt cũng không biết đau. Nói xin lỗi con chứ, khi đi vệ sinh, mình phải nằm trên giường rất thận trọng, tỷ mẫn, khó khăn” - vẫn điềm đạm, bác Tế bộc bạch.
“Bác Tế là người tiêu biểu, nhiều khóa tham gia cấp ủy Đảng cơ quan” - anh Phạm Ngọc Lân - Phó Trưởng phòng Hành chính của trung tâm, tự hào giới thiệu.
Mới rồi tôi tìm được FB của anh (Quôc Tê)
Ảnh trên báo Hà Tĩnh: Anh Trần Quốc Tế tại Trung tâm điều trị thương binh nặng Nghệ An.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có nhận xét mới