31 tháng 3, 2014

Một số từ dùng sai, xin đừng dùng nữa!



 Có thể bạn chưa biết



                   MỘT SỐ TỪ ĐANG DÙNG SAI,

                   XIN ĐỪNG DÙNG NỮA!

                                                                   Th.s Chử Anh Đào


          Trong đời sống hiện nay, việc lạm dụng các tiếng lóng, biệt ngữ, sử dụng lớp từ tuổi ten, ngôn ngữ mạng…đã làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

          Bên cạnh đó, với số lượng trên 70% từ Hán- Việt (từ tiếng việt có nguồn gốc Hán) trong kho từ vựng tiếng Việt với đặc điểm trang trọng về mặt tu từ, hàm súc về ngữ nghĩa cũng đã gây không ít khó khăn cho người sử dụng chúng. Bình dân có thể thông cảm, nhưng những người hành nghề chữ nghĩa, các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương tới địa phương mà sử dụng từ không chính xác thì hậu quả thật khôn lường. Ngoài một số trường hợp chuyển nghĩa và biến nghĩa (lãnh tụ: cổ áo và tay áo, quyền bính: cán cân và quả cân, khoái trá: thịt nướng và thịt chiên, hi sinh: con vật tế thần, do dự: tên một con vật, Cộng Hòa: tên người…)  thử liệt kê một số lỗi dùng từ Hán- Việt đang phổ biến:

          - “Cứu cánh” là mục đích, đang được dùng theo nghĩa : phương tiện hỗ trợ.

          - “Quyết liệt” là phá hoại, đang được dùng theo nghĩa: quyết tâm cao, hành động trên cả hăng hái.

          - “Khuất tất” là uốn gối mưu lợi cá nhân, đang được dùng theo nghĩa: mờ ám, không minh bạch.

          - “Mại” là bán; “ Mãi” là mua. Nếu nói: “Công ti đang khuyến mại nhiều sản phẩm “là không đúng.


          - “Trạm” và “xá” mới chỉ có nghĩa nơi chốn, chưa hàm ý chữa bệnh. Cần nói Bệnh xá, bệnh viện, trạm y tế, trạm quân y…

          - “Mạn” là chậm, “Mãn” là tràn đầy. Không thể nói “Viêm xoang là căn bệnh mãn tính.”

          - “Việt” là vượt qua, “vị” là đứng, chỗ đứng. Nhiều trọng tài và người xem vẫn nói không có nghĩa: “Cầu thủ A liệt vị”

          - “Khổ qua” là trái (dưa) đắng. Dân gian có người lại nói thành “hủ qua”, “ổ qua”

          Còn những cách nói “đường quốc lộ”, “cây cổ thụ”, “phòng thư viện”, “sông Hồng hà”, “sông Ia Yun”…là thừa chữ. Cách ngắt nhịp “cẩn tắc/vô ưu” tuân thủ thói quen cân đối của tiếng Việt nhưng lại sai về nghĩa. Cần nói “cẩn/tắc vô ưu” (Cẩn thận tất không phải lo lắng}

                                                                             C.A.Đ


3 nhận xét:

  1. Cám ơn bạn! Nếu bạn không nói thì Thành cũng đã dùng sai rất nhiều từ!

    Trả lờiXóa
  2. Nhưng bạn nên đề xuất dùng từ nào thay thế cho súc tích không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Súc tích = diễn đạt ngắn gọn mà hàm chứa được nhiều ý nghĩa.
      Theo mình từ SÚC TÍCH khi đã dùng đúng chỗ thì không cần phải dùng từ khác để thay thế.

      Xóa

Bạn có nhận xét mới