Nguyễn Thế Tường
NTT: Các bạn ơi! Mồng 5/10 là ngày của bọn mình,những người lính
Tăng Thiết giáp đã rời ngũ hoặc còn tại ngũ. Mình Post lên đây bài viết đã đăng
báo cách nay ít lâu để các bạn chia sẻ với bọn mình những niềm vui và nỗi buồn
về một thời đã qua, một thời sắp tới nhé. Cảm ơn các bạn.
Ngày 6/9/1971, có chừng 3500 sinh viên các trường đại học ở Hà
Nội nhập ngũ, hình thành nên sư đoàn 325B (bê). Sư 325A thành lập trong kháng
chiến chống Pháp, là “con đẻ” của chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa, ba trung
đoàn là “con đẻ” của ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Nay thành lập
325B cũng lấy phiên hiệu các trung đoàn như vậy. Tình cờ, trung đoàn 95 là
“của” Quảng Trị thì giữa mùa hè 1972 lọt thỏm vào thành cổ, chịu đủ 81 ngày đêm
“cối xay thịt” nặng nề quay, chiến đấu rất dũng cảm và thiệt hại cũng rất lớn.
Sau ba tháng huấn luyện bộ binh, cả sư đoàn chọn 100 lính chuyển sang binh
chủng Tăng- Thiết giáp, hình thành nên bốn lớp hạ sĩ quan đầu tiên, tiền thân
của trường sĩ quan Tăng-Thiết giáp bây giờ. Chưa mãn khóa học thì chiến dịch
Quảng Trị mở, cần ngay một số lái xe. Vậy là có 20 học viên được gọi gấp rút
thi “lái xe Tăng cấp 1” để bổ sung ngay vào chiến trường. Số còn lại hoàn thành
khóa học, được phong quân hàm rồi bổ sung vào các chiến trường. Gần đây kiểm
lại, trong 100 sinh viên-Tăng thiết giáp có 14 người không trở về “thành khói
bay lên trời”, một người chưa tìm thấy (Thông, biệt danh Thông Vịt, một sinh
viên rất ấn tượng, con trai của một cán bộ cao cấp nghành tòa án).
Tôi ở trong số 20 lính lái xe cấp một bổ sung cho Quảng Trị.
Có mấy điều ‘lạ” mà đến nay tôi chưa lý giải được. Trong buổi liên hoan tiễn đưa của lớp ở khoa Ngữ Văn đại học Tổng hợp, tôi phát biểu: Vào quân đội chỉ thích lái xe Tăng và nguyện mãi làm một người lính binh nhì. Ấy là cách nói “có cánh” của sinh viên khoa Văn mới học được chút ít chữ nghĩa. Vậy mà rồi thành “điềm”, tôi trở thành Tankist thật, và, đeo binh nhì đến gần 15 tháng, trong khi lính bộ binh chỉ sau ba tháng là được phong binh nhất. Rồi sau đó, khi đang ở chiến trường, phát hiện ra cái sự bỏ sót thì tiểu đoàn phong binh nhất cho tôi đến... hai lần.
Một điều lạ nữa là...suốt nhiều chục năm sau bảy lăm, đêm đêm tôi vẫn... lái xe tăng và vẫn yêu cái tình yêu của lính thuở trước. Nghĩa là, nhiều đêm, chân tay tôi cứ ngọ nguậy theo cái tiết tấu; “Lên số tăng ga, xuống số vù ga, ly hợp nhả ra, chân ga dận xuống” và vẫn xử lý các tình huống mà mấy mươi năm trước đó mình đã có động tác không chuẩn. Năm 2002, tôi đi học lái xe hơi, thường bị trợ giáo kêu là vào số nhanh qua và còn cho xe (ô tô) chồm qua hào, vách hụt. Đó là những “bệnh” (thói quen) của người lái xe Tăng. Và, điều này mới tệ hại, tôi vẫn yêu cô gái quân nhân thưở trước mà nay đã thành bóng chim tăm cá, vẫn điều chỉnh lại các lời nói, các tình huống trước đây đã diễn ra với “nàng”. Cho đến một ngày, tất cả ký ức ám ảnh ấy bật ra trên trang giấy như một dòng nước phá vỡ thân đê. Tôi viết như mộng du, cho đến đoạn: “Hỡi các em \Nụ, Quang, Lài...” thì nước mắt dàn dụa, khóc như một đứa trẻ. Ôi, đời lính! Gian khổ biết bao và đẹp biết bao. Hỡi các chàng lính trẻ! Rồi mai ngày các chàng sẽ thấy, đó là quãng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc lãng du không dài lắm của một đời người. Đó thực sự là một trường ĐẠI HỌC TỔNG HỢP mà giáo sư dạy miễn phí cho sinh viên cả cách mắc màn, gấp chăn, cách phơi cái khăn mặt sao cho thẳng thắn và lớn nhất cao cả nhất là bài học về lòng dũng cảm. Tin tôi đi, các bạn lính trẻ. Trong những đêm lạnh buốt ở Yên Thế ( Bắc Giang), bốn thằng nằm úp thìa trên cái giường đôi của chủ nhà ngủ say như chết. Bỗng vang lên hồi còi báo động chiến đấu, những người lính rên lên những tiếng đau đớn, rồi, không thể khác, chồm dậy xỏ chân vào giày quờ cây súng AK chạy ra trời đêm lạnh lẽo để sau 5 phút phải có mặt trong hàng quân. Sau những lần như thế, thì, với người lính, không có gì là không thể.
Trở lại với câu chuyện trong “ Hồi ức binh nhì”, phịa đấy, phịa khoảng 80%. Nếu chép lại sự thật như đã diễn ra thì tôi là một anh nhà báo và giọng điệu câu chữ báo chí cũng phải khác. Là một tác phẩm văn học thì phải phịa, phải lấy râu ông này chắp qua...cằm ông kia, nghĩ ra những chi tiết chưa hề nhưng có thể xảy ra, văn học gọi là hư cấu. Hư cấu, để khi mỗi người đọc đều có thể thấy mình trong đó, như là chuyện của mình hoặc một phần của mình. Hư cấu nhưng phải hợp lý hợp tình, hợp tính lịch sử cụ thể, nếu không thì người đọc không chấp nhận. Ví như, là khẩu pháo tự hành thì không thể quay 360 độ cái nòng trên xe được, những năm chống Mỹ thì lính ăn cơm sáu người một mâm và phải ăn đũa hai đầu để đảm bảo vệ sinh, không chia từng suất cho mỗi chiến sĩ như bây giờ. Đó là chưa kể nội tâm, lính thời nào nghĩ gì, yêu như thế nào cũng phải hợp lý. Những thực tiễn trong” phạm vi xác định” thì nhất định không được hư cấu.Ví như thời gian và địa điểm diễn ra các chiến dịch lớn, chân dung các vị tướng nổi tiếng...Ở trong truyện ngắn, tôi hư cấu nên cái cảnh quay nòng pháo vì pháo trên xe Tăng quay được 360 độ. Cái cảnh ấy tình cờ tạo nên hiệu ứng mạnh: Công cụ chiến tranh chết chóc biến thành công cụ cầu nối tình yêu. Vấn đề là, trong trạng thái tâm lý và điều kiện yêu đương ngày trước rất hạn chế, lại là đơn vị thông tin cơ yếu tuyệt mật...Cứ như bây giờ, nhà nghỉ nhan nhản, di động nhoay nhoáy mà kể chuyện leo nòng vào với người yêu thì không nghe được.
Có thể các bạn lính trẻ ngày nay hỏi tôi rằng, vì sao sau chiến tranh đã 20 năm mà tôi (chúng tôi) không tìm lại các nàng?! Sau chiến thanh, miền Bắc nói riêng như một đấu sĩ rời khỏi võ đài, thắng trận nhưng kiệt sức. Phương Tây cấm vận chúng ta, các nước bạn thôi viện trợ. Những chính sách cũ kỹ, sai lầm, xơ cứng. Rồi thì chiến tranh biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, giặc sôi như kiến, lại thắt lưng buộc bụng. Đói. Hà Nội và các đô thị, những hàng người xếp hàng dài nhẫn nại chờ mua vài bìa đậu phụ, vài lạng bạc nhạc lợn, cân cá đông lạnh, gạo, sắn theo những tiêu chuẩn cố định không thể ít hơn. Người (cán bộ) ăn cả bo bo là thứ phương Tây dành cho ngựa. Chúng tôi, những sinh viên cựu chiến binh, túi rỗng, suốt ngày đêm an ủi cái dạ dày lúc nào cũng gầm thét. Vả chăng, biết tìm các em ở đâu trên đất nước mênh mông của chúng ta, khi mà, ngày ấy lệnh lên đường đi chiến đấu buộc chúng tôi sau 15 phút có mặt, sau 30 phút nổ máy, một lời chia tay, một dòng địa chỉ quê hương cũng không kịp hỏi. Và, bây giờ đây, bốn mươi bốn năm trôi qua, thân phận những nguyên mẫu trong câu chuyện ra sao, cũng...bất khả tri. Đã hơn một lần chúng tôi đặt vấn đề đi tìm các em, thì, một nửa số bạn bè được hỏi đều khuyên là không nên. Vì sao? Vì, như họ nói là, chẳng để làm gì, khi mà người gặp bây giờ là một...bà già nhăn nheo. Rồi thì, chồng người ta sẽ nghĩ sao khi phải tiếp “người yêu cũ “ của vợ!? Hãy để cho những dòng ký ức cứ bổi hổi bồi hồi, lấp lánh như những viên ngọc trai trong ký ức. Các bạn trẻ trong quân ngũ nghĩ sao, hãy cho tôi một lời khuyên nhé.
Tôi ở trong số 20 lính lái xe cấp một bổ sung cho Quảng Trị.
Có mấy điều ‘lạ” mà đến nay tôi chưa lý giải được. Trong buổi liên hoan tiễn đưa của lớp ở khoa Ngữ Văn đại học Tổng hợp, tôi phát biểu: Vào quân đội chỉ thích lái xe Tăng và nguyện mãi làm một người lính binh nhì. Ấy là cách nói “có cánh” của sinh viên khoa Văn mới học được chút ít chữ nghĩa. Vậy mà rồi thành “điềm”, tôi trở thành Tankist thật, và, đeo binh nhì đến gần 15 tháng, trong khi lính bộ binh chỉ sau ba tháng là được phong binh nhất. Rồi sau đó, khi đang ở chiến trường, phát hiện ra cái sự bỏ sót thì tiểu đoàn phong binh nhất cho tôi đến... hai lần.
Một điều lạ nữa là...suốt nhiều chục năm sau bảy lăm, đêm đêm tôi vẫn... lái xe tăng và vẫn yêu cái tình yêu của lính thuở trước. Nghĩa là, nhiều đêm, chân tay tôi cứ ngọ nguậy theo cái tiết tấu; “Lên số tăng ga, xuống số vù ga, ly hợp nhả ra, chân ga dận xuống” và vẫn xử lý các tình huống mà mấy mươi năm trước đó mình đã có động tác không chuẩn. Năm 2002, tôi đi học lái xe hơi, thường bị trợ giáo kêu là vào số nhanh qua và còn cho xe (ô tô) chồm qua hào, vách hụt. Đó là những “bệnh” (thói quen) của người lái xe Tăng. Và, điều này mới tệ hại, tôi vẫn yêu cô gái quân nhân thưở trước mà nay đã thành bóng chim tăm cá, vẫn điều chỉnh lại các lời nói, các tình huống trước đây đã diễn ra với “nàng”. Cho đến một ngày, tất cả ký ức ám ảnh ấy bật ra trên trang giấy như một dòng nước phá vỡ thân đê. Tôi viết như mộng du, cho đến đoạn: “Hỡi các em \Nụ, Quang, Lài...” thì nước mắt dàn dụa, khóc như một đứa trẻ. Ôi, đời lính! Gian khổ biết bao và đẹp biết bao. Hỡi các chàng lính trẻ! Rồi mai ngày các chàng sẽ thấy, đó là quãng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc lãng du không dài lắm của một đời người. Đó thực sự là một trường ĐẠI HỌC TỔNG HỢP mà giáo sư dạy miễn phí cho sinh viên cả cách mắc màn, gấp chăn, cách phơi cái khăn mặt sao cho thẳng thắn và lớn nhất cao cả nhất là bài học về lòng dũng cảm. Tin tôi đi, các bạn lính trẻ. Trong những đêm lạnh buốt ở Yên Thế ( Bắc Giang), bốn thằng nằm úp thìa trên cái giường đôi của chủ nhà ngủ say như chết. Bỗng vang lên hồi còi báo động chiến đấu, những người lính rên lên những tiếng đau đớn, rồi, không thể khác, chồm dậy xỏ chân vào giày quờ cây súng AK chạy ra trời đêm lạnh lẽo để sau 5 phút phải có mặt trong hàng quân. Sau những lần như thế, thì, với người lính, không có gì là không thể.
Trở lại với câu chuyện trong “ Hồi ức binh nhì”, phịa đấy, phịa khoảng 80%. Nếu chép lại sự thật như đã diễn ra thì tôi là một anh nhà báo và giọng điệu câu chữ báo chí cũng phải khác. Là một tác phẩm văn học thì phải phịa, phải lấy râu ông này chắp qua...cằm ông kia, nghĩ ra những chi tiết chưa hề nhưng có thể xảy ra, văn học gọi là hư cấu. Hư cấu, để khi mỗi người đọc đều có thể thấy mình trong đó, như là chuyện của mình hoặc một phần của mình. Hư cấu nhưng phải hợp lý hợp tình, hợp tính lịch sử cụ thể, nếu không thì người đọc không chấp nhận. Ví như, là khẩu pháo tự hành thì không thể quay 360 độ cái nòng trên xe được, những năm chống Mỹ thì lính ăn cơm sáu người một mâm và phải ăn đũa hai đầu để đảm bảo vệ sinh, không chia từng suất cho mỗi chiến sĩ như bây giờ. Đó là chưa kể nội tâm, lính thời nào nghĩ gì, yêu như thế nào cũng phải hợp lý. Những thực tiễn trong” phạm vi xác định” thì nhất định không được hư cấu.Ví như thời gian và địa điểm diễn ra các chiến dịch lớn, chân dung các vị tướng nổi tiếng...Ở trong truyện ngắn, tôi hư cấu nên cái cảnh quay nòng pháo vì pháo trên xe Tăng quay được 360 độ. Cái cảnh ấy tình cờ tạo nên hiệu ứng mạnh: Công cụ chiến tranh chết chóc biến thành công cụ cầu nối tình yêu. Vấn đề là, trong trạng thái tâm lý và điều kiện yêu đương ngày trước rất hạn chế, lại là đơn vị thông tin cơ yếu tuyệt mật...Cứ như bây giờ, nhà nghỉ nhan nhản, di động nhoay nhoáy mà kể chuyện leo nòng vào với người yêu thì không nghe được.
Có thể các bạn lính trẻ ngày nay hỏi tôi rằng, vì sao sau chiến tranh đã 20 năm mà tôi (chúng tôi) không tìm lại các nàng?! Sau chiến thanh, miền Bắc nói riêng như một đấu sĩ rời khỏi võ đài, thắng trận nhưng kiệt sức. Phương Tây cấm vận chúng ta, các nước bạn thôi viện trợ. Những chính sách cũ kỹ, sai lầm, xơ cứng. Rồi thì chiến tranh biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, giặc sôi như kiến, lại thắt lưng buộc bụng. Đói. Hà Nội và các đô thị, những hàng người xếp hàng dài nhẫn nại chờ mua vài bìa đậu phụ, vài lạng bạc nhạc lợn, cân cá đông lạnh, gạo, sắn theo những tiêu chuẩn cố định không thể ít hơn. Người (cán bộ) ăn cả bo bo là thứ phương Tây dành cho ngựa. Chúng tôi, những sinh viên cựu chiến binh, túi rỗng, suốt ngày đêm an ủi cái dạ dày lúc nào cũng gầm thét. Vả chăng, biết tìm các em ở đâu trên đất nước mênh mông của chúng ta, khi mà, ngày ấy lệnh lên đường đi chiến đấu buộc chúng tôi sau 15 phút có mặt, sau 30 phút nổ máy, một lời chia tay, một dòng địa chỉ quê hương cũng không kịp hỏi. Và, bây giờ đây, bốn mươi bốn năm trôi qua, thân phận những nguyên mẫu trong câu chuyện ra sao, cũng...bất khả tri. Đã hơn một lần chúng tôi đặt vấn đề đi tìm các em, thì, một nửa số bạn bè được hỏi đều khuyên là không nên. Vì sao? Vì, như họ nói là, chẳng để làm gì, khi mà người gặp bây giờ là một...bà già nhăn nheo. Rồi thì, chồng người ta sẽ nghĩ sao khi phải tiếp “người yêu cũ “ của vợ!? Hãy để cho những dòng ký ức cứ bổi hổi bồi hồi, lấp lánh như những viên ngọc trai trong ký ức. Các bạn trẻ trong quân ngũ nghĩ sao, hãy cho tôi một lời khuyên nhé.
Nhà văn Nguyễn Thế tường (phải), Đồng Hới. tháng 3/2016
Cuối cùng, phải kể đến năng lực của những biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân đội, mà cụ thể là biên tập viên Khuất Quang Thụy. Khi tôi viết xong bèn đưa cho một người bạn thân đọc. Anh ta khen hay và khuyên nên gửi cho tạp chí VNQĐ. Tôi nói, ừ cứ liều gửi, không đăng thì họ vứt đi, có đánh mình đâu mà sợ. Gửi theo đường bưu điện, ai dè, đúng thời điểm ấy Tạp chí đang có cuộc thi truyện ngắn. Nhà văn Khuất Quang Thụy đang gác cổng cuộc thi bèn “lôi cổ” cái truyện của tôi vào dự thi, may mắn thay còn được trao giải. Thật mừng hết lớn. Điều đó để nói với các bạn rằng, nếu chúng ta có ý định hoặc đã viết được cái gì thì cứ mạnh dạn trình làng...biết đâu đấy. Sau này người ta chuyển thể cái truyện này thành hai bộ phim, phim truyền hình và phim truyện nhựa, nhưng công bằng mà nói vì nằm trong tình hình chung của điện ảnh Việt Nam nên dù cả hai phim đều được một số giải thưởng nhưng xem vẫn không ấn tượng nhiều.
Các bạn lính trẻ ơi! Nhiều lúc tôi tự hỏi, sao mình chỉ ở trong quân ngũ bốn năm mà “nhiễm” máu lính nặng đến thế!? Về với đời thường đã bốn mươi năm có lẻ mà cứ mỗi khi nhìn thấy màu xanh quân phục là lòng lại bồi hồi, loáng trên màn hình TV có chương trình quân đội là dán mắt vào...Phải chăng, caí môi trường ấy nó hấp dẫn quá, ấn tượng quá, hiểm nguy mà cũng lý tưởng cho quãng đời trai trẻ. Có thể suốt đời tôi vẫn không lý giải được, thì hãy cứ giữ nguyên cái “máu lính” trong người. Biết đâu, một ngày nào đó, đất nước cần, tôi, chúng tôi, ở cái tuổi không còn lái được xe Tăng thì cũng xin lụ khụ xách khẩu AK ra chiến hào chỉ để giữ lấy cái khu phố, cái làng trong đó có ngôi nhà có vợ con và cháu của mình. Lúc ấy chúng ta sẽ gặp nhau, các bạn nhỉ!
Đồng Hới đầu xuân
NTT
Rút từ https://www.facebook.com/tuong.nguyenthe
Rút từ https://www.facebook.com/tuong.nguyenthe
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có nhận xét mới