Cô bạn học cùng lớp đại học gọi cho tôi vào lúc nửa đêm với
giọng thảng thốt. Anh Sơn ơi giúp em với.
Tôi lo lắng, chắc bạn mình có vụ chi nguy cấp lắm mới gọi vào giờ này và với
cái giọng như cháy nhà đến nơi ấy.
Bình tĩnh. Hãy hít một hơi thật sâu rồi có chuyện gì nói anh nghe.
Anh đảng viên lâu năm rồi chắc có nhiều kinh nghiệm, làm sao giúp con bé em ra khỏi đảng.
Thế rồi cô bạn mới kể lại đầu đuôi câu chuyện.
Con gái bạn tôi học giỏi ngoan, từ năm thứ 3 đã được trường đại học kết nạp vào đảng. Đó là một niềm tự hào hồn nhiên của tất cả người VN chúng ta từ ngày có đảng đến nay. Nhớ hồi giải phóng miền Nam đang làm quân quản ở Sài Gòn, ba tôi đã viết cho tôi một bức thư dặn rằng nếu chưa trở thành đảng viên thì con hãy ở lại quân đội phấn đấu khi nào được kết nạp đảng rồi hãy trở lại trường đại học. May mà tôi đã được chi bộ C20 thuộc đảng ủy Phòng Tham mưu Sư đoàn 341 kết nạp ngay đêm trước ngày ra quân trở lại trường. Chuyện này có đồng đội Hoàng Tấn Quả nhớ rất rõ vì Quả có đọc bức thư ấy và thỉnh thoảng gặp nhau bạn vẫn nhắc lại..
Trở lại trường hợp của con gái bạn tôi.
Ra trường do giỏi chuyên môn nên cháu thường xuyên được cử đi làm việc ở nước ngoài. Mấy năm trước thì làm ở Singapore. Từ năm ngoái cháu được chuyển qua làm việc lâu dài tại Mĩ. Đi thì được mang cả gia đình chồng con đi theo với công ăn việc làm và học hành đầy đủ. Đó cũng là một niềm tự hào nữa. Bố mẹ nào mà không tự hào về điều đó dù cô bạn tôi rất kín tiếng ít khi kể về con cái với tất cả niềm tự hào mà không ít ông bố bà mẹ chỉ muốn khoe to với cả thế giới ấy bởi có người có cháu chỉ mới tốt nghiệp mầm non mà đã khoe ầm ĩ trên fây rồi.
Vấn đề ở chỗ là vì sang Mĩ lâu năm, làm việc có thu nhập cao, cháu đủ điều kiện làm thẻ xanh để cư trú lâu dài và từ đó có thể nhập quốc tịch Mĩ – niềm mơ ước của hầu hết nếu không nói là tất cả những người thuộc phe XHCN chúng ta. Tuy nhiên, điều kiện để nhập tịch cư trú lâu dài của Hợp chủng quốc Hoa Kì là người đó phải có xác nhận không phải là đảng viên CS. Bởi ở Mĩ, có 2 loại người bị coi là không đủ tư cách làm công dân Mĩ. Đó là những người theo chủ nghĩa phát xít và những người theo chủ nghĩa cộng sản. Tôi có ông bạn đi Mĩ về đã thầm thì như buôn thuốc phiện kể lại câu chuyện ở bên đó có hai khu tượng đài quan trọng mà ai đặt chân đến nước Mĩ cũng thường đến. Đó là khu tượng đài tưởng niệm những nạn nhân của chủ nghĩa phát xít và khu tượng đài tưởng niệm những nạn nhân của chủ nghĩa CS.
Con gái bạn tôi biết trước chuyện này nên từ mấy năm trước khi ra nước ngoài làm việc đã lẳng lặng từ bỏ sinh hoạt đảng. Nghĩa là nó đã không còn tên trong danh sách hơn 3 triệu con người được xem là thuộc lớp người ưu tú của nước Việt Nam nữa. Nhưng với người Mĩ không đơn giản như thế. Cơ quan nhập cư Mĩ cần một cái giấy xác nhận từ một cơ quan đảng CS ở VN (ít nhất cũng cấp đảng ủy phường) là cháu không còn là đảng viên CS nữa. Bạn tôi đã chạy khắp nơi nhưng đến đâu cũng không xin được cái giấy xác nhận cho một thực tế rất rõ ràng ấy. Chuyện tưởng đơn giản mà thành ra rất nan giải.
Vì thế mà bạn tôi đã gọi nhờ tôi, người ở trong đảng từ ngày giải phóng đến nay xin tư vấn.
Đúng là ở đời chả có cái dại nào giống cái dại nào. Người xưa thường nhắc chuyện tái ông thất mã cũng là để nói về những chuyện tương tự như thế này.
Ai có cao kiến gì giúp bạn tôi không.
Bình tĩnh. Hãy hít một hơi thật sâu rồi có chuyện gì nói anh nghe.
Anh đảng viên lâu năm rồi chắc có nhiều kinh nghiệm, làm sao giúp con bé em ra khỏi đảng.
Thế rồi cô bạn mới kể lại đầu đuôi câu chuyện.
Con gái bạn tôi học giỏi ngoan, từ năm thứ 3 đã được trường đại học kết nạp vào đảng. Đó là một niềm tự hào hồn nhiên của tất cả người VN chúng ta từ ngày có đảng đến nay. Nhớ hồi giải phóng miền Nam đang làm quân quản ở Sài Gòn, ba tôi đã viết cho tôi một bức thư dặn rằng nếu chưa trở thành đảng viên thì con hãy ở lại quân đội phấn đấu khi nào được kết nạp đảng rồi hãy trở lại trường đại học. May mà tôi đã được chi bộ C20 thuộc đảng ủy Phòng Tham mưu Sư đoàn 341 kết nạp ngay đêm trước ngày ra quân trở lại trường. Chuyện này có đồng đội Hoàng Tấn Quả nhớ rất rõ vì Quả có đọc bức thư ấy và thỉnh thoảng gặp nhau bạn vẫn nhắc lại..
Trở lại trường hợp của con gái bạn tôi.
Ra trường do giỏi chuyên môn nên cháu thường xuyên được cử đi làm việc ở nước ngoài. Mấy năm trước thì làm ở Singapore. Từ năm ngoái cháu được chuyển qua làm việc lâu dài tại Mĩ. Đi thì được mang cả gia đình chồng con đi theo với công ăn việc làm và học hành đầy đủ. Đó cũng là một niềm tự hào nữa. Bố mẹ nào mà không tự hào về điều đó dù cô bạn tôi rất kín tiếng ít khi kể về con cái với tất cả niềm tự hào mà không ít ông bố bà mẹ chỉ muốn khoe to với cả thế giới ấy bởi có người có cháu chỉ mới tốt nghiệp mầm non mà đã khoe ầm ĩ trên fây rồi.
Vấn đề ở chỗ là vì sang Mĩ lâu năm, làm việc có thu nhập cao, cháu đủ điều kiện làm thẻ xanh để cư trú lâu dài và từ đó có thể nhập quốc tịch Mĩ – niềm mơ ước của hầu hết nếu không nói là tất cả những người thuộc phe XHCN chúng ta. Tuy nhiên, điều kiện để nhập tịch cư trú lâu dài của Hợp chủng quốc Hoa Kì là người đó phải có xác nhận không phải là đảng viên CS. Bởi ở Mĩ, có 2 loại người bị coi là không đủ tư cách làm công dân Mĩ. Đó là những người theo chủ nghĩa phát xít và những người theo chủ nghĩa cộng sản. Tôi có ông bạn đi Mĩ về đã thầm thì như buôn thuốc phiện kể lại câu chuyện ở bên đó có hai khu tượng đài quan trọng mà ai đặt chân đến nước Mĩ cũng thường đến. Đó là khu tượng đài tưởng niệm những nạn nhân của chủ nghĩa phát xít và khu tượng đài tưởng niệm những nạn nhân của chủ nghĩa CS.
Con gái bạn tôi biết trước chuyện này nên từ mấy năm trước khi ra nước ngoài làm việc đã lẳng lặng từ bỏ sinh hoạt đảng. Nghĩa là nó đã không còn tên trong danh sách hơn 3 triệu con người được xem là thuộc lớp người ưu tú của nước Việt Nam nữa. Nhưng với người Mĩ không đơn giản như thế. Cơ quan nhập cư Mĩ cần một cái giấy xác nhận từ một cơ quan đảng CS ở VN (ít nhất cũng cấp đảng ủy phường) là cháu không còn là đảng viên CS nữa. Bạn tôi đã chạy khắp nơi nhưng đến đâu cũng không xin được cái giấy xác nhận cho một thực tế rất rõ ràng ấy. Chuyện tưởng đơn giản mà thành ra rất nan giải.
Vì thế mà bạn tôi đã gọi nhờ tôi, người ở trong đảng từ ngày giải phóng đến nay xin tư vấn.
Đúng là ở đời chả có cái dại nào giống cái dại nào. Người xưa thường nhắc chuyện tái ông thất mã cũng là để nói về những chuyện tương tự như thế này.
Ai có cao kiến gì giúp bạn tôi không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có nhận xét mới