Nhớ năm 2015 tôi lên dạy cho lớp SP năm 2 ở ĐHTN, có bạn SV chạy theo hỏi:
Thưa thầy cái gia gia trong câu Thương nhà mỏi miệng cái gia gia của Bà
Huyện Thanh Quan nghĩa là cái gì ạ.
Đây là một câu hỏi khó trả lời nếu không biết điển tích của từ gia gia. Nhân thầy Nguyen Xuan Duc nhắc lại câu “Bất thực túc Chu gia” tôi nhớ lại chuyện này.
Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thì cõ lẽ người Việt Nam ai cũng thuộc, nhưng để hiểu cái gia gia là gì thì chắc nhiều người cũng sẽ như em sinh viên kia, đọc rất thuộc lòng mà chưa kịp hiểu.
Trước hết ta hãy đọc lại nguyên bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Các nhà thơ cổ điển Việt Nam khi sáng tác thường sử dụng nhiều điển tích điển cố. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương... rồi Bà Huyện Thanh Quan cũng thế.
Để hiểu nghĩa của cái gia gia thì phải trở lại với xã hội nô lệ Trung Quốc thế kỉ XVIII trước công nguyên.
Đời nhà Thương (Trung quốc cổ đại, cuối TK 18 đến giữa TK 12 Tr. CN) vua Trụ vô đạo nên Võ Vương lên ngôi đem quân chinh phạt tiêu diệt. Lúc này cha của Võ Vương là Văn Vương vừa qua đời.
Thấy Võ Vương lên ngựa ra trận, Bá Di và Thúc Tề (hai anh em ruột là con của vua nước Cô Trúc, một chư hầu của nhà Thương) liền ra nắm lấy dây cương ngựa của Võ Vương mà can gián: Cha ngài mới chết không lo việc tang đã đem binh chinh phạt, như thế là can tội bất hiếu. Ngài không nên đi.
Tuy nhiên khi chí đã quyết vì việc lớn, Võ Vương gạt đi mà rằng: Trụ Vương hoang dâm vô đạo, ta phải ra tay để cứu muôn dân. Đoạn đẩy Bá Di, Thúc Tề ra xa rồi giật cương phi ngựa đi.
Rồi Võ Vương thắng trận tiêu diệt được Trụ Vương, lập ra triều đại mới gọi là nhà Chu, một triều đại mới có nhiều tiến bộ. Bá Di, Thúc Tề lúc bấy giờ rất lấy làm xấu hổ đến mức không dám ăn thóc gạo của nhà Chu. Hai ông khí khái bỏ lên núi Thú Dương ẩn dật hái rau vi ăn mà sống.
Những tưởng thế là thoát được nỗi xấu hổ nhưng rồi một hôm gặp người ở quê lên bảo hai ông: Giang sơn bây giờ là giang sơn của nhà Chu, thiên hạ bây giờ là thiên hạ của nhà Chu, hai ông chê không ăn cơm gạo nhà Chu mà hái rau vi của núi rừng nhà Chu để ăn thì có khác gì ăn cơm gạo nhà Chu.
Bá Di, Thúc Tề nghe có lí nên từ hôm ấy nhịn ăn mà chết.
Hai ông chết trong buồn thảm nên hồn không tan được mà biến thành một đôi chim luôn cất giọng gào thét thành tiếng kêu ai oán giữa không trung: "Bất thực túc Chu gia... Bất thực túc Chu gia" (Không ăn gạo nhà Chu ... Không ăn gạo nhà Chu...)
Người đời nghe tiếng kêu đặt tên cho nó là chim đa đa lấy từ âm "gia gia" mà ra.
Bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan đưa tiếng kêu “gia gia” của con chim đa đa vào trong hai câu luận của bài thơ Đường luật: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia là để nói lên tâm trạng hoài cổ, nỗi lòng buồn thảm của mình trước một khung cảnh Đèo Ngang tráng lệ.
Đây là một câu hỏi khó trả lời nếu không biết điển tích của từ gia gia. Nhân thầy Nguyen Xuan Duc nhắc lại câu “Bất thực túc Chu gia” tôi nhớ lại chuyện này.
Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thì cõ lẽ người Việt Nam ai cũng thuộc, nhưng để hiểu cái gia gia là gì thì chắc nhiều người cũng sẽ như em sinh viên kia, đọc rất thuộc lòng mà chưa kịp hiểu.
Trước hết ta hãy đọc lại nguyên bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Các nhà thơ cổ điển Việt Nam khi sáng tác thường sử dụng nhiều điển tích điển cố. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương... rồi Bà Huyện Thanh Quan cũng thế.
Để hiểu nghĩa của cái gia gia thì phải trở lại với xã hội nô lệ Trung Quốc thế kỉ XVIII trước công nguyên.
Đời nhà Thương (Trung quốc cổ đại, cuối TK 18 đến giữa TK 12 Tr. CN) vua Trụ vô đạo nên Võ Vương lên ngôi đem quân chinh phạt tiêu diệt. Lúc này cha của Võ Vương là Văn Vương vừa qua đời.
Thấy Võ Vương lên ngựa ra trận, Bá Di và Thúc Tề (hai anh em ruột là con của vua nước Cô Trúc, một chư hầu của nhà Thương) liền ra nắm lấy dây cương ngựa của Võ Vương mà can gián: Cha ngài mới chết không lo việc tang đã đem binh chinh phạt, như thế là can tội bất hiếu. Ngài không nên đi.
Tuy nhiên khi chí đã quyết vì việc lớn, Võ Vương gạt đi mà rằng: Trụ Vương hoang dâm vô đạo, ta phải ra tay để cứu muôn dân. Đoạn đẩy Bá Di, Thúc Tề ra xa rồi giật cương phi ngựa đi.
Rồi Võ Vương thắng trận tiêu diệt được Trụ Vương, lập ra triều đại mới gọi là nhà Chu, một triều đại mới có nhiều tiến bộ. Bá Di, Thúc Tề lúc bấy giờ rất lấy làm xấu hổ đến mức không dám ăn thóc gạo của nhà Chu. Hai ông khí khái bỏ lên núi Thú Dương ẩn dật hái rau vi ăn mà sống.
Những tưởng thế là thoát được nỗi xấu hổ nhưng rồi một hôm gặp người ở quê lên bảo hai ông: Giang sơn bây giờ là giang sơn của nhà Chu, thiên hạ bây giờ là thiên hạ của nhà Chu, hai ông chê không ăn cơm gạo nhà Chu mà hái rau vi của núi rừng nhà Chu để ăn thì có khác gì ăn cơm gạo nhà Chu.
Bá Di, Thúc Tề nghe có lí nên từ hôm ấy nhịn ăn mà chết.
Hai ông chết trong buồn thảm nên hồn không tan được mà biến thành một đôi chim luôn cất giọng gào thét thành tiếng kêu ai oán giữa không trung: "Bất thực túc Chu gia... Bất thực túc Chu gia" (Không ăn gạo nhà Chu ... Không ăn gạo nhà Chu...)
Người đời nghe tiếng kêu đặt tên cho nó là chim đa đa lấy từ âm "gia gia" mà ra.
Bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan đưa tiếng kêu “gia gia” của con chim đa đa vào trong hai câu luận của bài thơ Đường luật: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia là để nói lên tâm trạng hoài cổ, nỗi lòng buồn thảm của mình trước một khung cảnh Đèo Ngang tráng lệ.
thank cảm ơn
Trả lờiXóa