Ở
Quy Nhơn tôi có 2 địa chỉ ruột để ghé thăm mỗi khi từ Sài Gòn trở về. Đó
là Khoa văn ĐHQN (nơi tôi có 10 năm giảng dạy) và Đài PTTH Bình Định (nơi tôi
có 21 năm làm việc). Tôi không đo xem trong 2 nơi đó thì ở đâu cật ruột hơn
nhưng nhớ hồi còn làm việc ở Đài, khi khoa văn có sự kiện gì dù chỉ nhỏ như hắt
hơi sổ mũi tôi cũng đều có mặt. Bởi thế có bạn đã đặt cho tôi là hồn khoa văn
da đài truyền hình.
Lần
về Quy Nhơn này cũng vậy. Ở đâu có thể không đến thăm nhưng khoa Văn và Đài thì không
thể không đến. Ngày thứ 2 đang ở Ks nhà Mai Trang thì Nguyễn Quang Cương gọi xuống
nhậu và dặn là “mang theo ba lô về nhà tui ngủ luôn”. Vậy là tôi trả phòng.
Đang trên đường đi thì Trang gọi: Sao chú trả phòng sớm thế, không ở cho hết đợt
luôn. Tôi phải giải thích với Trang là chú về dưới trường ở để mọi người đỡ đưa rước.
Quẳng
cái ba lô ở tầng 3 nhà Nguyễn Quang Cương, chiều nhậu một chầu với bạn bè do Ts. Cương chiêu đãi xong,
tôi theo Nguyễn Văn Lập vào trường thăm thầy Nguyễn Thiện Giáp, GS từ ĐH XHNV
Hà Nội vào dạy cho cao học. Hồi SV tôi không có cơ may được học thầy Giáp nhưng đọc các giáo
trình về từ và nghĩa của từ của thầy thấy rất đáng nể. Năm nay 75 tuổi, GS Giáp
là bậc đại sư của nhiều thế hệ GV đại học khắp cả nước.
Một
lúc thì có Hồ Thế Hà, PGS từ ĐH Huế cũng vào dạy cho hệ cao học Quy Nhơn ghé
thăm thầy. Vậy là ngay tại nhà khách ĐHQN đã diễn ra một buổi chuyện trò về học
thuật, sách vở và nghề nghiệp ngẫu hứng của 4 thầy trò vô cùng sôi nổi và bổ
ích. Khuya chia tay, Lập hẹn thầy Giáp sáng mai dậy đi tắm biển. Rồi tôi về nhà
Lập ngủ lại trong lúc cái ba lô vẫn nằm ở nhà Nguyễn Quang Cương.
Nguyễn
Văn Lập là SV khóa 2 của khoa văn QNU. Hồi Lập lên năm 2 thì tôi được phân công
giảng dạy và làm chủ nhiệm lớp Lập. Năm kia khóa 2 tổ chức họp lớp ở Hội An kỉ
niệm 30 năm ngày ra trường Lập và các bạn có mời tôi tham dự. Hiện Nguyễn Văn
Lập đã là Ts, trưởng bộ môn ngôn ngữ học của khoa văn.
Cùng với Nguyễn Văn Lập (thứ 2 từ phải sang) thăm phòng Biên tập Tin Thế giới Đài BTV
Cùng với Nguyễn Văn Lập (thứ 2 từ phải sang) thăm phòng Biên tập Tin Thế giới Đài BTV
Sáng
thức dậy rất sớm, tôi và Lập chạy bộ dọc bờ biển từ tượng đài Chiến thắng lên nhà
khách của Trường ĐHQN (cũng cỡ 2 km) gọi thầy Nguyễn Thiện Giáp đi tắm biển. Mấy
thầy trò ra biển tắm rồi lại từ đó chạy bộ về. Thật là vô cùng sảng khoái. Chẳng
bù cho dân SG muốn thấy được biển phải xuống Cần Giờ xa cả 4-5 chục cây số hoặc
đi cả nửa ngày trời để ra Vũng Tàu.
Tối
cuối cùng, sau khi cùng Nguyễn Quang Cương, cũng là người chơi thân với anh Huỳnh
Hiến đi dự đám cưới con trai anh Hiến xong, lại kéo nhau đi café tiếp. Điểm hẹn
là một quán khá đẹp có tên Sky. Đây có lẽ là quán có duyên với tôi trong lần trở
về Quy Nhơn này. Không hẹn mà gặp, có đến 3 lần, nhóm nào cũng hẹn tôi ra quán
này ngồi. Chuyện trò như không muốn dứt.
Sau những cuộc gặp gỡ, sau những lần trở về, tôi càng thấm thía ra rằng: Với những nơi ta từng sống, dù ít dù nhiều, đều đã trở hành một phần tâm hồn, một phần rất máu thịt của đời ta. Bởi nó đã góp phần làm nên con người ta ngày nay. Không yêu thương, không xúc động khi đặt những bước chân ngày trở về sao đặng. Huống chi trong sáu mươi năm cuộc đời, tôi đã có 5 đến 6 nơi như thế. Vô cảm với mảnh đất mình đã sống, đã nuôi dưỡng ta lớn khôn là một sự phản bội của tâm hồn, một sự nghèo khổ cuả nhân cách.
Sau những cuộc gặp gỡ, sau những lần trở về, tôi càng thấm thía ra rằng: Với những nơi ta từng sống, dù ít dù nhiều, đều đã trở hành một phần tâm hồn, một phần rất máu thịt của đời ta. Bởi nó đã góp phần làm nên con người ta ngày nay. Không yêu thương, không xúc động khi đặt những bước chân ngày trở về sao đặng. Huống chi trong sáu mươi năm cuộc đời, tôi đã có 5 đến 6 nơi như thế. Vô cảm với mảnh đất mình đã sống, đã nuôi dưỡng ta lớn khôn là một sự phản bội của tâm hồn, một sự nghèo khổ cuả nhân cách.
14h30
chiều ngày 26-11, sau 5 ngày ăn chơi tiệc tùng lu bù từ Nha Trang ra tới Quy Nhơn,
ông chủ hãng taxi Hương Trà, cũng là một người bạn quen nhiều năm, cho xe đến đưa
tôi ra Phù Cát để về lại Sài Gòn. Kết thúc một chuyến đi mãn nguyện.
Ngày đi chỉ có cái ba lô toòng teng. Ngày về thêm đùm gói lôi thôi nặng đến cả
chục kí đi qua máy soi sân bay với những quà cáp do bạn bè, học trò biếu tặng là
những món đặc sản nổi tiếng của đất Quy Nhơn, Bình Định như chả cá thu, bánh ít
lá gai, bánh tráng nước dừa...
Nếu
có điều gì chưa trọn vẹn thì đó chỉ có thể là chuyến bay Quy Nhơn-Sài Gòn lúc
16h30 của hãng VJA bị trễ nửa tiếng do thời tiết xấu. Nhưng không sao, đi máy
bay nhiều tôi đã miễn dịch với mấy vụ đì
lây này rồi.
Nhà Văn hóa Tp Quy Nhơn
Cảng hàng không Phù Cát (cách Tp. Quy Nhơn 30km)
Máy bay từ Sài Gòn ra Phù Cát lúc mặt trời đã lặn
Với bạn Đào Quốc Toàn và học trò cũ
Nhà Văn hóa Tp Quy Nhơn
Cảng hàng không Phù Cát (cách Tp. Quy Nhơn 30km)
Máy bay từ Sài Gòn ra Phù Cát lúc mặt trời đã lặn
Với bạn Đào Quốc Toàn và học trò cũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có nhận xét mới