Quốc
lộ 14 nối Gia Nghĩa với Bình Phước đưa chúng tôi về lại Sài Gòn. Chạy đến địa
phận huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước, Ngọc nêu vấn đề: ta ghé thăm Sóc Bom Bo tí
nhỉ. Ý kiến quá hay và quá hấp dẫn với
tôi. Sóc Bom Bo là địa danh nổi tiếng được mọi người biết đến qua bài hát Tiếng chày trên Sóc Bom Bo của Ns. Xuân
Hồng, một ca khúc vừa trữ tình vừa hùng tráng ra đời từ những năm chống
Mĩ.
Trong trí tưởng tượng của tôi, Sóc Bom Bo là một làng đồng bào dân tộc S’tiêng mặc váy áo thổ cẩm, những cô gái và những người mẹ trẻ vừa địu con trên lưng vừa giã gạo và hát hò vui vẻ... Có được bức tranh nhuốm màu lãng mạn ấy trong đầu là nhờ tôi vẫn thuộc câu hát của Xuân Hồng: Đuốc lồ ô bập bùng lên ánh lửa, Sóc Bom Bo rộn rã tiếng chày khuya, Bồng con ra võng để đòng đưa, Giã gạo ban đêm vì ngày bận làm mùa.
Vì thế đi ngang Bù Đăng không thể không vào Sóc Bom Bo.
Trong trí tưởng tượng của tôi, Sóc Bom Bo là một làng đồng bào dân tộc S’tiêng mặc váy áo thổ cẩm, những cô gái và những người mẹ trẻ vừa địu con trên lưng vừa giã gạo và hát hò vui vẻ... Có được bức tranh nhuốm màu lãng mạn ấy trong đầu là nhờ tôi vẫn thuộc câu hát của Xuân Hồng: Đuốc lồ ô bập bùng lên ánh lửa, Sóc Bom Bo rộn rã tiếng chày khuya, Bồng con ra võng để đòng đưa, Giã gạo ban đêm vì ngày bận làm mùa.
Vì thế đi ngang Bù Đăng không thể không vào Sóc Bom Bo.
Từ
đường 14 rẽ vào Sóc Bom Bo dài 15km trên một con đường bê tông thảm nhựa phẳng
lì và thẳng tắp vắt qua hết ngọn đồi này sang ngọn đồi khác như một dải lụa mềm
càng hút tầm mắt háo hức của tôi. Qua hết 5 ngọn đồi với 5 cái cầu thì Sóc Bom
Bo hiện lên rõ rệt trước sự... thất vọng của tôi.
Sóc Bom Bo bây giờ đã thành xã Bom Bo với xã lị là cả một khu phố buôn bán sầm uất còn hoành tráng hơn cả những thị trấn huyện lị ở ngoài Bắc. Như không tin vào mắt mình, tôi nói Ngọc cho xe lượn hết từ đầu đến cuối cái gọi là Sóc Bom Bo xem còn có dấu vết nào như những lời trong ca khúc nổi tiếng của Xuân Hồng không. Nhưng tất cả chỉ có thể nói là thất vọng. Đỗ xe trước cổng trụ sở HĐND và UBND xã Bom Bo, chúng tôi tấp vào một quán nước ven đường. Ăn mỗi thằng hai cái bánh bột gạo vừa ngon vừa rẻ mỗi cái chỉ có 4 ngàn đồng, tôi hỏi chị chủ quán đang rất vui vì bỗng dưng một lúc bán được 6 cái bánh bột gạo cho 3 lão già có vẻ ngu ngơ: ở đây có cái nhà truyền thống nào không. Chị nhiệt tình dẫn tôi ra giữa ngã ba đường rồi chỉ lên một khu nhà cao trên đồi: Đó, nhà truyền thống của Bom Bo đó. Mấy anh lên mà xem.
Sóc Bom Bo bây giờ đã thành xã Bom Bo với xã lị là cả một khu phố buôn bán sầm uất còn hoành tráng hơn cả những thị trấn huyện lị ở ngoài Bắc. Như không tin vào mắt mình, tôi nói Ngọc cho xe lượn hết từ đầu đến cuối cái gọi là Sóc Bom Bo xem còn có dấu vết nào như những lời trong ca khúc nổi tiếng của Xuân Hồng không. Nhưng tất cả chỉ có thể nói là thất vọng. Đỗ xe trước cổng trụ sở HĐND và UBND xã Bom Bo, chúng tôi tấp vào một quán nước ven đường. Ăn mỗi thằng hai cái bánh bột gạo vừa ngon vừa rẻ mỗi cái chỉ có 4 ngàn đồng, tôi hỏi chị chủ quán đang rất vui vì bỗng dưng một lúc bán được 6 cái bánh bột gạo cho 3 lão già có vẻ ngu ngơ: ở đây có cái nhà truyền thống nào không. Chị nhiệt tình dẫn tôi ra giữa ngã ba đường rồi chỉ lên một khu nhà cao trên đồi: Đó, nhà truyền thống của Bom Bo đó. Mấy anh lên mà xem.
Chạy
xe lại đỗ dưới chân đồi. Chúng tôi hăm hở trèo mấy chục bậc thềm lên nhà truyền
thống với hi vọng sẽ thấy được chút gì đó còn lưu giữ của lịch sử Sóc Bom Bo
theo như lời bài hát. Nhưng càng hi vọng thì càng thất vọng. Đó là một khu
nhà lợp tôn theo kiểu nhà rông của dân tộc Tây Nguyên, mái dốc nhọn hoắt lộ ra sự rỉ sét
thảm hại. Qua những khung cửa kính bể, tôi cố dòm vô bên trong trống hoác. Nhìn
mãi thì thấy một bức tượng chắc là hình ảnh người du kích S’tiêng trong chiến
tranh chống Mĩ. Còn đâu nữa lời ca của Xuân Hồng: Tiếng cười vui đẩy lui đêm vắng vẻ,
Có ai đi về phía những hàng cây, Mời vô đây cùng nghe khúc nhạc hay, Khúc nhạc
đêm nay dùng nhịp đệm bằng chày...
Từ biệt Sóc Bom Bo, giờ là xã Bom Bo, chúng tôi ra về trong tràn trề thất vọng. Sóc
Bom Bo bây giờ đã không còn rộn rã tiếng chày khuya… Điều an ủi còn lại là con đường 30km
cả vào lẫn ra Sóc Bom Bo tính từ quốc lộ 14 quá đẹp, xe chạy êm như ru, rất cần thiết cho một tay lái lụa lão luyện như Ngọc.
Trên đường về, thấy tôi không ngừng ta thán hoài cổ, Ngọc bảo: Để đấy, về đến Bình Dương tao đưa mày đi viếng mộ nhà văn Sơn Nam bù lại vụ Sóc Bom Bo hôm nay. A, vụ này cũng quá được nhé. Sơn Nam là một nhà văn mà tôi rất mến mến mộ và đã có mấy bài viết về tác phẩm của ông. Tôi sẽ kể trong entry tiếp theo với những hình ảnh về một khu mộ nhà văn đẹp và độc đáo vào hàng bậc nhất nước ta; đẹp và độc đáo đến mức mấy cha nội nằm Mai Dịch nếu lỡ may có đội mồ sống lại mà nhìn thấy cũng phải ghen tị...
Con đường đẹp như một dải lụa mềm nối từ QL 14 vào Sóc Bom Bo (Ảnh: Đại Dương)
Con đường đẹp như một dải lụa mềm nối từ QL 14 vào Sóc Bom Bo (Ảnh: Đại Dương)
Dừng xe trước cổng trụ sở HĐND và UBND xã Bom Bo. Cổng ngõ mở toang và vắng lặng như chùa Bà Đanh
Chả mấy khi đến nơi nổi tiếng này. Bấm ngay 1 kiểu
Những bậc thềm cao vòi vọi lên nhà văn hóa xã Bom Bo
Mái tôn rỉ sét lô xô. Ngay cả một cái bảng hiệu cũng không có. Nơi đây cũng không một bóng người
Nhìn qua ô kính vỡ: Bức tượng hình như là của một du kích dân tộc S'tiêng cầm khẩu AK trong những năm đánh Mĩ
Toàn cảnh xã lị Bom Bo nhìn từ sân nhà văn hóa Bom Bo
Cái xe tải nhỏ hiệu Suzuki của Ngọc
Ế
Trả lờiXóaTa đi tìm lại
Hun hút gió lùa
Đầy vơi ký ức
Một thời chày khua
Hôm nay trở lại ngày xưa
Bập bùng
ngọn Sóc Bom Bo
xa mờ
Ở trong ni
XóaSóc Bom Bo
không rộn rã tiếng chày khuya
Ở ngoài tê
Sóc Thọ Xuân
Tiếng chày khuya vẫn rộn rã
Hai ông, ông thì "chày khuya" ông thì "chày khua" không biết có ý gì khác nhau không đây? Đọc chùm bài này tôi cứ lục mãi trong mấy bức ảnh để xem "chiếc xe tải nhỏ" mấy vị đi trong những ngày qua nó như thế nào khiến 3 chàng Ngự lâm không dám lên Đà Lat mà chẳng thấy được vết tích gì. Tác giả thiếu sót hay là cố tình giấu kĩ đến vậy?
Trả lờiXóaTui mới thêm ảnh cái xe tải nhỏ lóc chóc vô cuối bài đấy.
Xóa