Chử Anh
Đào
Đấy là một phần lời dạy trẻ con của
Khổng Tử từ mấy nghìn năm trước (trong
Học nhi- sách Luận ngữ). Nguyên văn: “Tiểu tử nhập tắc hiếu, xuất tắc
đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân, hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn”
(Trẻ con vào thì phải giữ đạo hiếu, ra thì phải giữ tình anh em hòa thuận, cẩn
thận để giữ được chữ tín, yêu hết thảy mọi người nhất là những người ruột thịt,
làm được điều ấy thừa sức, tất phải học văn)
Thế kỉ thứ VI trước công nguyên, khi
quan sát người xem bi kịch ( một loại hình nghệ thuật Hi Lạp cổ đại) khóc,
Arixtot cho rằng đó là những giọt nước nắt “ thanh lọc tâm hồn con người”. Nghệ
thuật nói chung và văn học nói riêng có chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm
mĩ. Nó giúp con người vươn tới sự hoàn thiện Chân- Thiện- Mĩ, giúp con người
tránh được những dục vọng xấu xa.
Nói tóm lại, nếu không có điều kiện
học văn (tự giác và tự phát, qua trường lớp sách vở và đời sống) thì dứt khoát
không thể trở thành một nhân cách phát triển toàn diện được. Điều này là một
chân lí, đã, đang và còn sẽ đúng tới mai sau!
Vừa qua, nhân thực tế có “bộ phận
không nhỏ” các thầy thuốc y đức xuống cấp, người ta hô hào phải thi môn văn khi
có nguyện vọng vào các trường Y. Thoạt nghe có lí nhưng rất tức cười vì các lí
do sau đây:
-
Y đức là một bộ phận của đạo đức xã hội nói
chung. Không thể có một y đức thánh thiện trong một xã hội mà nhiều nhà nghiên
cứu tới dân thường đều biết là đang xuống cấp trầm trọng. Các giá trị đạo đức
truyền thống có nguy cơ và tan rã từng mảng lớn.
-
Bản thân môn văn, dù tốt đẹp đến mấy nhưng
đơn thương độc mã trong hành trình luyện rèn nhân cách con người thì phỏng có
phát huy chức năng vô địch của mình không? Chưa kể môn văn cũng đang có vấn đề từ phía chương trình,
sách giáo khoa; người dạy, người học. Thử nêu một dẫn chứng: Những bài văn “mẫu” (trong loại sách tham khảo, hướng dẫn ôn thi) đang là thủ phạm dung tục
của việc huỷ diệt cá tính sáng tạo, cảm thụ cái hay cái đẹp của tác phẩm văn
chương; biến con người thành những cỗ máy, những con vẹt chỉ biết hót theo con
cầm đầu phản động hết sức về mặt triết học và nhân văn. Trong trường hợp này
thì học văn, thi văn còn tệ hại hơn là không học./.
o
C.A.Đ
Anh Đào! Trước đây tôi có biết về anh đôi chút khi anh học cao học ở Vinh. Bây giờ tôi biết anh nhiều qua blog Hà Tùng Sơn. Tôi là bạn thân của Sơn. Nếu có dịp qua Vinh, mời anh ghé vào chúng ta có thể gặp nhau trò chuyện...Tôi không sư, không sĩ gì cả, đơn giản chỉ là một anh Đồ Nghê cảm văn anh, muốn gặp nhau đàm đạo!
Trả lờiXóabữa nào Ngọc với mình du ngoạn 1 chuyến lên Tây Nguyên, ghé Pleku gặp CAĐ.
XóaRồi...mình cũng đang mong một chuyến như vậy!
Xóađi Tây nGuyên phải qua Tết âm lịch mới ok
Xóa