Nếu
có một lần bạn vào Tân Sơn Nhất để bay đi đâu đó, hẳn bạn phải đi trên một con đường mang tên
Trường Sơn. Đó là con đường nối từ công viên
Hoàng Văn Thụ chạy thẳng vào sân bay TSN. Và khi đi trên con đường mang cái tên
rất quen thuộc với mỗi người Việt Nam chúng ta ấy, bạn sẽ liên tưởng đến tên của một con đường chiến lược cũng
mang tên Trường Sơn xuyên suốt chiều dài đất nước trong những năm chiến tranh trước
1975.
Nhưng
ít ai biết rằng sở dĩ có tên đường Trường Sơn này là do bắt đầu từ ý tưởng của
những người lính và chỉ huy quân đoàn 4, một quân đoàn chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam sau khi tiến vào Sài Gòn tiếp quản sân bay TSN và khu
vực quanh sân bay. Nó như một sự tiếp nối và là một chặng kết thúc đầy ý nghĩa
cho một con đường chiến lược chạy dọc dãy Trường Sơn từ miền Bắc vào miền Nam
sau mấy chục năm chiến tranh khói lửa ngút trời.
Ý
tưởng ấy còn được phát huy mạnh mẽ khi họ tiếp tục đặt tên cho những con đường nhánh
nối từ đường Trường Sơn rẽ phải vào những khu phố, những khu dân cư mà ở vào
thời điểm 30 tháng Tư năm 75 còn rất trống trải được phân phối làm nơi định cư lâu dài cho một bộ phận
những người lính đã làm nên lịch sử.
Và
phần lớn tên của những con đường mang chất lính ấy đều gắn với tên của một dòng sông.
Nếu bắt đầu từ đường Trường Sơn đi vào và nhìn về bên phải, lần lượt bạn sẽ
thấy những con đường mang tên Trà Khúc, Sông Đà, Sông Đáy, Sông Tiền, Sông
Thương. Đi thêm nữa bạn sẽ gặp tên của những dòng sông lớn hơn như Đồng Nai,
Cửu Long, Hồng Hà, Bạch Đằng và những địa danh lịch sử ngoài Bắc như Lam Sơn,
Yên Thế, Thăng Long…
Một
ông bạn cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch HCM và làm quân quản Sài Gòn
sau 30 tháng Tư đã cắt nghĩa cho những tên đường mang đậm chất vùng miền này là
do đó cũng là những mật danh của các đơn vị cấp sư đoàn và trung đoàn tham gia chiến dịch HCM; một phần
khác nữa là khi đặt tên đường, những người lính và chỉ huy quân đội từ miền Bắc vào đều khắc sâu trong tâm trí họ tên của những dòng sông quê hương, của những miền đất
lịch sử. Họ đã lấy nó đặt tên mới cho những con đường của một thành phố vừa
được giải phóng như là một kỉ niệm.
Nếu lùi lại vòng qua bùng binh Lăng Cha Cả đi về phía đường Cộng Hòa, bạn sẽ
bắt gặp khu dân cư của những người lính có gốc gác từ quân đoàn 4 mang cái tên
rất lính: K300 - với những con đường mang tên các chiến dịch trong những năm đánh
Mĩ như Ấp Bắc, Đồng Xoài, Bình Giã.
Lịch sử đã đi qua và lịch sử không
bao giờ lặp lại nhưng những dấu tích của nó thì còn mãi với những con đường được
đặt tên bởi những người lính đã làm nên
lịch sử.
Cám ơn bạn đã cho minh hiểu thêm vê nhũng tên đương tp hcm
Trả lờiXóaThế đấy TT, có khi những cái rất gần gũi và quen thuộc với ta nhưng nếu không tìm hiểu ngọn nguồn ta cũng ko hiểu hết í nghĩa của nó.
XóaĐi hoài trên những con đường ở SG nhưng nhiều khi em không hiểu hết ý nghĩa tên đường, đọc những bài viết của anh đã cho em thêm nhiều kiến thức, cám ơn anh nhé. Chúc anh khỏe vui và hạnh phúc
Trả lờiXóaCũng là một sự tò mò cố hữu thôi bạn.
XóaDạo quanh blog Gs Hà Tùng Sơn một vòng rồi về. Kiếm cho PT cái địa chỉ Mail thầy Lệ với. Hình như nhờ một lần rồi ko thấy hồi âm. Chán blog mới ko có mục báo thư mới thì phải. Không biết đâu mà lần. Chúc Gs vẫn luôn vui khỏe tiếp tục cống hiến cho đời ...
Trả lờiXóaĐã hồi âm rồi mà người nhờ ko thấy thôi. Nay tôi mạn phép hồi âm lại:
XóaEmail của GS Đặng Ngọc Lệ, Trưởng khoa Đông phương hoc ĐHVH:
ledn@vhu.edu.vn
Văn hóa tên đường ở TPHCM đáng làm ta phấn khởi.
Trả lờiXóaNơi đây có đường Hoàng kế Viêm, trong khi ở Quảng Bình quê ông người ta hội thảo hoài mà không ai dám đề xuất đặt tên ông cho đường phố.
Rất thích cái thuật ngữ "Văn hóa tên đường" của bác Bu. Nói đến Quảng Bình quê choa thì còn nhiều việc phải làm lắm bác, đâu chỉ khuyết mỗi cái tên đường ông Hoàng Kế Viêm - một phò mã xuất sắc của vua MM.
XóaCó lẽ phải đặt gánh nặng lịch sử này lên vai anh Ruchung thôi.