Dịch
Phấn Hàn là tên của một nữ nhà văn trẻ đang nổi trên văn đàn Trung Quốc. Tác
phẩm của Dịch Phấn Hàn thường lấy đề tài từ cuộc sống và nhất là từ đời sống
tình cảm của những người trẻ trong xã hội hiện đại. Năm 2008, cuốn tiểu
thuyết có cái tên khá ấn tượng Cô đơn vào đời của Dịch Phấn
Hàn (DPH) sau khi cuốn hút được bạn đọc Trung Quốc đã được dịch giả Minh Thảo
dịch ra tiếng Việt và NXB Văn học ấn hành.
Cuốn
tiểu thuyết dày hơn 370 trang này kể về chặng đường đầu đời của cô gái trẻ tên
là Thủy Tha Tha, một thiếu nữ trẻ, đẹp, thông minh, có cá tính và sớm bị thất
tình trong mối tình đầu tưởng như không thể nào quên. Gánh trên vai mối tình
đầu đổ vỡ ấy, Thủy Tha Tha bước chân vào cuộc đời đầy phức tạp với một nỗi cô
đơn ghê gớm. Và cũng vì thế, hầu như toàn bộ cuốn tiểu thuyết này là dành để kể
về những mối tình đầu của lứa tuổi học trò, những mối tình nhanh đến và
nhanh đi, như một cơn gió thoảng. Với cách kể chuyện nhẹ nhàng lại ẩn chứa
lối hài hước kín đáo, tiểu thuyết Cô đơn vào đời đã đem đến
cho bạn đọc những trang hồi ức về mối tình đầu tươi đẹp, lãng mạn nhưng cũng
không ít thương tổn và đau buồn. Trên cuộc đời này, mọi sự đổ vỡ đều có thể hàn
gắn, riêng sự đổ vỡ về tình cảm thì không bao giờ có thể lành kín miệng.
Nhân
vật chính Thủy Tha Tha thuở nhỏ đã không có được một cuộc sống hạnh phúc
như những người bạn cùng trang lứa. Thế giới tuổi thơ của cô hoàn toàn thiếu
vắng niềm vui và tiếng cười. Lớn lên, khi thời gian xóa đi những ký ức buồn thì
hình ảnh bà nội với chiếc bồn gỗ lại là một thực tại của sự nghèo khó cứ ám ảnh
mãi trong tâm trí cô. Tuy nhiên, những ấn tượng đau đớn đầu đời của người thiếu
nữ lại thuộc về đời sống tinh thần khi tình yêu thương bị từ chối, khi tâm hồn
thơ trẻ của cô không được ai che chở và chăm sóc. Thủy Tha Tha đã chua chát
nói: Tôi nghiệm ra rằng cho dù là người thân thì cũng không có ai yêu bạn vô
điều kiện. Cái thế giới này cũng chẳng có ai là yêu bạn, tốt với bạn vô điều
kiện cả. Đó là bài học đầu tiên về nỗi cô đơn thơ trẻ của người thiếu nữ.
Khi
bà nội mất, Thủy Tha Tha lên thành phố ở với bố mẹ nhưng vẫn sống trong cô đơn
và thiếu thốn, nhất là về tình cảm. Có thể nói, ngay từ đầu, cuộc sống đã không
ban tặng cho cô gái trẻ này những gì cô hằng mong đợi. Sau khi chứng kiến sự đổ
vỡ trong hôn nhân của bố mẹ, một sự đổ vỡ chì vì nghèo khó trong cuộc sống gia
đình, trái tim nhạy cảm của cô lại thêm một lần nữa bị tổn thương. Là một người
con gái yếu đuối, cô không chịu nổi những cuộc cãi vã diễn ra thường xuyên giữa
bố và mẹ. Khi bố mẹ ly hôn, Thủy Tha Tha sống với mẹ, rồi mẹ cô bị một người
đàn ông đốn mạt lừa tình, lấy hết số tiền tiết kiệm mấy năm trời. Đẩy cuộc sống
của hai mẹ con vào bước đường cùng. Người mẹ do phải chịu đựng rất nhiều nỗi
khổ đau đã trút hết sự bực dọc vào cô con gái. Cuộc sống hạnh phúc và yên bình
lại càng trở nên xa vời với Thủy Tha Tha. Cô trở nên đố kỵ với tất cả mọi người
và mọi người cũng đố kỵ với cô.
Tuy
nhiên, rồi mối tình đầu của tuổi học trò cũng đến với Thủy Tha Tha. Cô và người
bạn trai học cùng lớp tên là Hứa Lật Dương yêu nhau. Điều này khiến cho tâm hồn
khổ đau của Thủy Tha Tha thay đổi. Nhưng thay đổi tình cảm đầu đời khiến cho
trái tim cô đập loạn nhịp. Nhờ có tình yêu với Hứa Lật Dương, lần đầu tiên
trong cuộc đời thơ trẻ của mình, cô nhận được sự quan tâm, che chở của người
khác. Hứa Lật Dương yêu cô mãnh liệt và say đắm. Ngày sinh nhật của Thủy
Tha Tha, anh đã gấp đến 1001 con hạc giấy để làm quà tặng cô; rồi vì không
muốn xa cô mà anh đã bỏ hai năm học ở trường đại học công nghiệp để thi vào đại
học Vũ hán nơi cô theo học. Ấy vậy mà có ai ngờ, người con trai yêu
cô đến điên dại như vậy cuối cùng lại đã phản bội cô. Và Thủy Tha Tha cũng bắt
đầu từ đấy nếm trải nỗi thất tình của mối tình đầu trong trắng. Và cô nhận thêm
một bài học khác: Lúc đang yêu chúng ta thiếu đi khoảng cách để làm ta tỉnh
ngộ. Đến khi hết yêu rồi thì chúng ta lại thiếu đi sự dũng cảm để tự ngộ
về những điều mình đã trải qua.
Câu
chuyện khép lại ở những hồi ức miên man của Thủy Tha Tha về những kỷ niệm đẹp
của mối tình đầu. Và cô nghiệm ra rằng: Hoài niệm về một tình yêu đã qua là một
việc hết sức nực cười. Tình yêu đã hết như con người đã chết. Và cô còn nghiệm
ra rằng: Nỗi đau có thể diễn tả được không phải là nỗi đau thực sự. Tình yêu có
thể bắt đầu lại từ đầu cũng không phải là tình yêu thực sự. Anh sẽ mãi không
biết được em yêu anh biết chừng nào. Em cũng không biết cả hai chúng ta đã phản
bội lẫn nhau, làm tổn thương đến nhau. Thế nhưng trong thời đại này, ai dám nói
tình yêu bị phản bội không phải là tình yêu thực sự.
Cô
đơn vào đời là một câu chuyện
tình đầu cảm động. Bao nhiêu nước mắt đã chảy, bao nhiêu yêu thương đã biến
thành thù hận, và bao nhiêu bài học đã được chiêm nghiệm. Tuy nhiên, cuốn tiểu
thuyêt này không đơn thuần chỉ là nói về tình yêu. Mà lớn lao hơn, Cô
đơn vào đời là cả một hành trình nhận thức của một thiếu nữ về cuộc
đời, về tình yêu, tình người và tình bạn. Đó là một hành trình đơn độc và nhiều
lúc đã phải trả giá. Những người trẻ cứ nghĩ rằng cuộc đời vẫn còn dài, còn nhiều
cơ hội để làm lại. Nhưng họ có biết đâu rằng, tình yêu cũng như một ly nước,
khi đã đánh đổ nó thì không bao giờ còn có cơ hội để lấy lại như thuở ban
đầu.
Bạn hãy đọc Cô đơn vào đời để có thêm một lần cùng các nhân vật trong truyện trải nghiệm nhũng cung bậc muôn thuở của tình yêu: hạnh phúc và đau khổ, yêu thương và hờn giận; ngọt ngào và cay đắng./.
Bạn hãy đọc Cô đơn vào đời để có thêm một lần cùng các nhân vật trong truyện trải nghiệm nhũng cung bậc muôn thuở của tình yêu: hạnh phúc và đau khổ, yêu thương và hờn giận; ngọt ngào và cay đắng./.
Đúng vậy! Viết là một nhu cầu...TT lúc nào cũng lọ mọ trên mạng để xem có cái gì hay ko để dịch và giao lưu...Chúc vui, khỏe bạn nhé!
Trả lờiXóaViết (hay dịch của TT) cũng là một sự giải phóng năng lượng, giải phóng tâm trạng. Và cũng để chứng tỏ rằng...ta vẫn còn sống một cách bình thường.
XóaCô đơn là thuộc tính của con người
Trả lờiXóaỞ mỗi con người cụ thể khác nhau thì biểu hiện cô đơn khác nhau.
Chống lại nỗi cô đơn, người tài năng sẽ thành nghệ sĩ, như vua Trần Nhân Tông trở thành nhà tu hành...
Cô đơn gắn liền với con người nói chung và nhất là với giới trí thức, văn nghệ sĩ như hình với bóng. Nhờ cô đơn mà GS Ngô Bảo Châu có Bổ đề cơ bản và các nhà văn nhà thơ nhà nhạc sĩ .... cho ra đời các tác phẩm để đời .
XóaBác Bu nhỉ.