Chử
Anh Đào
Còn nhớ trong một lần trao đổi, tôi
đã đề cập tới tình trạng báo động, sử dụng sai, làm hỏng ngôn ngữ tiếng Việt.
Thực tế này xảy ra không chừa đối tượng, vùng miền nào: Từ trẻ em tới các trí
thức hạng nặng, từ thôn cùng xóm vắng tới đài báo trung ương…( Ví như việc sử dụng
ngôn ngữ mạng, từ đặt ra chính tả mới, sử dụng từ Hán- Việt, tiếng nước ngoài…)
Gần đây, để quản lí tốt xã hội trong
lĩnh vực sinh lí, thay vì tăng cường các biện pháp vận động, giáo dục thì, cũng
như nhiều lĩnh vực khác ở nước ta, người ta tăng cường các hình thức…phạt! Hình
như hễ không quản lí được là cấm, là phạt. Nó thô bạo và phản giáo dục, phản
nhân văn thế nào ấy. Cụ thể, trong nội dung dự thảo nghị định qui định xử phạt
hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn
xã hội…: “Phạt từ 5 tới 10 triệu đồng với những người mại dâm đồi trụy”. Khoan
nói tới hình thức, giá cả mà chỉ bàn về ngữ nghĩa. Ý của nội dung văn bản là phạt
những người mua dâm. Vậy phải dùng từ “mãi” (Trong tiếng Hán- Việt, “mãi” có
nghĩa là “mua”; “mại” là “bán”. Hiện nay, trong lĩnh vực thương nghiệp, người
ta thường sử dụng sai những từ này)
Tiếp đến, tiếng Việt có những đơn vị
ngôn ngữ như từ, nhóm từ (cụm từ, ngữ), câu…Người ta chỉ sử dụng những từ phụ
(trước hoặc sau) những danh từ, động từ, tính từ để làm rõ nghĩa cho những
danh, động, tính từ ấy. Nếu ngoài mục đích như vậy là thừa, không cần thiết, là
sai, là mắc vào bệnh sính chữ nghĩa như trong trường hợp “mại dâm suy đồi”
Từ “dâm” có các nét nghĩa: mưa lâu
ngày, những gì vượt qua giới hạn mà xã hội qui định (vd: dâm vũ); mê hoặc (vd:
Phú quí bất năng dâm); tà, bất chính (vd: “Kim Bình Mai” của Tiểu Tiểu Sinh từng
bị coi là “dâm thư”, “dâm thanh bất túc dĩ lung lỗ nhĩ”-THĐ- tiếng hát bất
chính không thể làm điếc tai quân giặc); trai gái giao tiếp vô lễ (vd: ấu
dâm, dâm đãng, dâm loạn, dâm dật, gian dâm, thông dâm, dâm phu, dâm phụ…) Như vậy,
từ “dâm” không có một nét nghĩa tích cực nào. Nó biểu hiện những hành động xấu
xa, trái với lễ, với đạo đức.
Thêm nữa, trong trường liên tưởng
ngôn ngữ của con người, khi nghe một từ nào đấy người ta thường nghĩ tới những
từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa với chúng. Cả “đồi” và “ trụy” đều có
nét nghĩa chung là: rơi xuống (dưới nức bình thường, dưới chuẩn). Theo luật
sư Giang Hồng Thạnh thì: “ Đồi trụy là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh,
bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi
tệ về đạo đức, trái với thuần phong mĩ tục của dân tộc”. Vậy đã mua bán “dâm”
thì tất yếu là “đồi trụy” rồi. Làm gì có mua bán dâm “trong sạch, vững mạnh”,
không “đồi trụy”? Tương tự như mua bán “danh”, mua bán “chức quyền” thì lấy
đâu ra sự thanh khiết? Như ông bà ta nói, làm sao “cứt nát lại có chóp”, “chó
ghẻ có mỡ đằng đuôi" được!
Vì những lí do trên, tôi đề nghị bỏ
từ “đồi trụy” trong các văn bản chính thức sẽ có thể ban hành. Chỉ dùng những
từ phụ để bổ sung, làm rõ nghĩa cho từ chính trong những trường hợp có thể có
nhiều tình huống xảy ra. Ví dụ: “Điện ảnh cách mạng” để phân biệt với “điện ảnh
đồi trụy”; “không tặc” để phân biệt với phi hành đoàn và hành khách; “lâm tặc”
để phân biệt với người trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; “cao tặc” để phân biệt
với công nhân cao su…
PK
7/6/13
C.A.Đ
Khà. Nhờ đọc entry này tui mới biết có từ "cao tặc" để phân biệt với công nhân cao su…đấy.
Trả lờiXóaThế thì phải dùng để những người hay quấy rối trên mạng nhỉ? blog tặc? HTS giúp mình hiểu mại và mãi...TT lâu nay vẫn nghĩ hai từ đó là một. Cám ơn nghen!
Trả lờiXóaừm, chỗ này thì 10 người mất 9 người ko biết chứ ko riêng ji TT. chẳng hạn nói cho dễ hiểu, TT mà đi thì gọi là mãi, còn cánh chị em mà đi thì gọi là mại.
Xóanhưng vụ đó xưa rồi, ở sg bây giờ là ngược lại nhé. chị em lại là người đi mãi, còn anh em thì đi mại đấy.
ví dụ TT vô sg, bọn mình thiếu tiền cafe, ra ngoài đứng đường 1 lúc là có đủ cho đi nhậu nữa.
dzui ko.
còn bọn quấy rối trên mạng thì ko gọi là mạng tặc hay blog tặc mà gọi chung là tin tặc. như bọn Trung cộng hiện đang là tin tặc của nước Mĩ đấy.
Xóa