16 tháng 1, 2021

Đi mô cho ngái cho xa

Làng quê tôi vốn có tên là Thụ Lộc. Nếu nói cho có vẻ chữ nghĩa theo kiểu của dân Hán Nôm thì thụ có nghĩa là trồng, lộc là cây non, mầm mới nhú. Sau này chữ Thụ được biến dần thành chữ Thọ kể từ khi xuất hiện cái ga xép Thọ Lộc riết ai cũng gọi quen tên thành ra là Thọ Lộc để từ đó mang một cái nghĩa khác là vừa có Lộc lại vừa có cả Thọ (sống lâu).

Ngôi nhà ba mạ tôi để lại cho con cháu. Mỗi năm tôi về làng vài lần. Có lần về ở cả tháng


Đơn vị hành chính của quê tôi trước đây chỉ có làng và xóm, xóm nhỏ hơn làng, một làng thường có 2, 3 xóm chứ không có thôn. Bây giờ thì ngược lại, chỉ có thôn chứ không còn làng và xóm. Vì thế làng Thọ Lộc trước đây gồm 2 xóm là Nam Lộc và Bắc Lộc (gọi là xóm Nam và xóm Bắc) thì bây giờ theo đơn vị thôn lại gồm 3 thôn: Thôn Thọ Lộc ở trên dốc xóm chợ, thôn Bắc Lộc ở phía bắc đường tỉnh lộ 561 chạy từ QL1 nơi ngã 3 Hoàn Lão qua động Phong Nha lên tận đường HCM và thôn Nam Lộc ở phía nam TL 561 (mà người quê tôi gọi là đường quan).

Con đường làng với bờ rào của nhà tôi hoa trạng nguyên đang nở

Nếu cứ theo cái nghĩa đó mà hiểu thì Thọ Lộc lấy hết phần thiên hạ nhưng suốt 4 ngàn năm nay, đó là 1 làng quê nghèo. Dù xã Vạn Trạch đã được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng LLVTND từ đời nảo đời nào khiến bao người (trừ tôi ra) bỗng dưng thấy tự hào hẳn lên nhưng sau lễ tấn phong rộn ràng và ồn ào đó thì làng quê nghèo vẫn hoàn nghèo.

Làng ít người học hành đỗ đạt, ít người làm đến địa vị cao sang. Tôi chưa nghe ai gọi vùng đất này là địa linh nhân kiệt như nhiều vùng đất khác trên đất nước này. Càng ít người làm thơ viết văn, dạy học làm báo như nhiều làng quê khác ở Quảng Bình, cũng không có danh thắng gì nổi bật với thiên hạ. Người ta đi qua làng tôi trên con đường TL561 như đi qua 1 vùng đồi nghèo đến mức chó ăn đá gà ăn sỏi.

Có nghĩa là một làng quê gần như không có truyền thống gì ngoài truyền thống làm nông dân, ruộng đồng cày cấy.

Hình như câu thơ:

...Cái lão dong trâu đi bừa

Là con ông cụ ngày xưa đi cày

Trong bài thơ Con đường 30 năm… 30 năm... của tác giả J.B Nguyễn Hữu Vinh mà tôi rất thích là để ám chỉ vào cái làng quê Thọ Lộc của tôi.


Rẽ  phải theo đường Ba Trại chừng vài trăm mét là NTLS Thọ Lộc nơi yên nghỉ của 700 liệt sĩ là bộ đội, TNXP, dân công hỏa tuyến đã ngã xuống trong chiến tranh chống Mĩ


Các nhà văn nhà thơ và nhà triết học nhiều chữ nghĩa nói rất đúng rằng trên đời này con người ta có quyền chọn lựa tất cả mọi thứ trừ 2 thứ: Người sinh ra mình (tức cha mẹ mình) và nơi mình sinh ra. Vì thế làng quê mình, cha mẹ mình dù có nghèo khổ như thế nào thì mình vẫn không được ngoảnh lưng lại với họ. Bởi khi hành động như thế mình không còn là con người nữa.

NTLS Thọ Lộc còn được người dân làng Thọ Lộc gọi là Nghĩa trang Đông Dương vì trong đó có nhiều LS hi sinh từ nước bạn Lào, CPC được đưa đây về an táng

Tôi không sinh ra ở làng vì ba mẹ tôi đi kháng chiến đẻ ra tôi ở trong rừng, từ nhỏ tôi cũng không sống ở làng, lớn lên học hành sinh sống làm việc ở những nơi chốn khác và tôi đã xác định khi chết đi cũng sẽ làm ma xứ người. Nhưng tôi rất yêu thích vùng quê nghèo khó này. Mỗi năm tôi về quê vài lần. Có lần tôi xin nghỉ làm về quê ở cả tháng chỉ để ngủ trưa đến 7 giờ nằm nghe gà gáy te te và ngắm cây trong vườn qua ô cửa nhỏ chỉ vì nơi đó là làng quê mình yêu thích và nơi đó có cha mẹ mình (nay thì vì nơi đó có mồ mả cha mẹ mình).

Khách phương xa đi theo đường Ba Trại thường ghé dâng hương hoa lên các hương hồn Liệt sĩ tại NTLS Thọ Lộc


Lần nào về tôi cùng thấy làng quê mình thật đẹp. Đẹp từ con đường làng, đẹp từ cái cổng nhà, đẹp luôn con đường cái quan lên động Phong Nha, đẹp cả con đường Ba Trại nơi có NTLS Thọ Lộc (còn gọi là Nghĩa trang Đông Dương) với những rừng thông ngút ngàn mà dân phượt khắp nước tìm đến và phong cho là Đà Lạt của Quảng Bình (hay còn gọi là Đà Lạt 2).

Sáng nay trời QB ấm 21 độ. Tôi đã ghé NTLS Thọ Lộc dâng hương tưởng nhớ các Liệt sĩ. Ảnh minh họa cho bài viết số Tết 2021 mang tên “Ấm áp nghĩa tình đồng đội nơi NTLS Thọ Lộc” để gửi email cho nhà báo Đại tá Trần Thế Tuyển của TC CCB cũng đã xong.


Trước tượng đài NTLS Thọ Lộc, 16/1/2021

Chỉ cần chạy xe 3km từ làng tôi lên làng Cự Nẫm đã có khối chỗ khiến bạn phải dừng lại lấy điện thoại ra check in và làm vài pic selfie.

Đây là ông Lê Văn Cư người làng Thọ Lộc làm quản trang đã hơn 30 năm, CCB nguyên là lái xe của Binh đoàn Trường Sơn 559. Vào viếng NTLS bạn sẽ được ông niềm nở tiếp đón, đưa hương cho bạn thắp dâng lên các liệt sĩ.

Những cột cây số đề HCM NĐ 8km (Nghĩa là lên nhánh Đông của đường HCM còn 8km nữa) ngay đầu làng tôi, hoặc Đá Đẻo QL15, hoặc tượng đài ngã 3 Đông Dương ngay đầu làng Cự Nẫm nơi trong cuộc chiến tranh chống Mĩ bộ đội ta ngủ đêm cuối cùng trên đất miền Bắc trước khi vượt vĩ tuyến 17 vào Nam chiến đấu, rẽ phải theo đường Ba Trại chừng vài trăm mét là NTLS Thọ Lộc nơi yên nghỉ của 700 liệt sĩ là bộ đội, TNXP, dân công hỏa tuyến đã ngã xuống trong chiến tranh chống Mĩ luôn hấp dẫn tôi.

Cột cây số gần làng tôi đề HCM NĐ 8km (Nghĩa là lên nhánh Đông của đường HCM còn 8km nữa

Đường lên Đá Đẻo giáp biên giới Việt - Lào

Tượng đài Làng chiến đấu tại ngã 3 Đông Dương ngay đầu làng Cự Nẫm nơi trong cuộc chiến tranh chống Mĩ bộ đội ta ngủ đêm cuối cùng trên đất miền Bắc trước khi vượt vĩ tuyến 17 vào Nam chiến đấu

Tốt hơn nữa thì dừng xe vô NTLS Thọ Lộc (còn gọi là Nghĩa trang Đông Dương vì trong đó có nhiều LS hi sinh từ nước bạn Lào, CPC được đưa về an táng) gặp ông Lê Văn Cư người làng Thọ Lộc làm quản trang đã hơn 30 năm, bạn sẽ được người CCB nguyên là chiến sĩ lái xe của Binh đoàn Trường Sơn 559 này niềm nở tiếp đón, đưa hương cho bạn thắp dâng lên các liệt sĩ.

Sáng nay trời QB ấm 21 độ. Tôi đã làm như thế. Ảnh minh họa cho bài viết số Tết 2021 mang tên “Ấm áp nghĩa tình đồng đội nơi NTLS Thọ Lộc” để gửi email cho nhà báo Đại tá Trần Thế Tuyển của TC CCB cũng đã xong.

Đi mô cho ngái cho xa.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có nhận xét mới