NHỮNG CÁCH GỌI TÊN NGỰA
A.Đa
Ngựa…không hẳn chỉ là ngựa! Người ta
còn gọi tên chúng kèm theo những từ phụ khác hoặc từ khác theo một số tiêu chí
sau:
- Căn cứ vào năng lực, phẩm chất:
+ Thiên lí mã: ngựa phi ngàn dặm
+ Ngựa truy phong: ngựa đuổi gió (phi
nhanh). Trong “Truyện Kiều”, Sở Khanh khoe: “ Rằng ta có ngựa truy phong”
- Căn cứ vào màu sắc :
Màu lông tuyền trắng: ngựa bạch; tuyền
đen: ngựa ô; trắng pha đen: ngựa kim; đen pha ít đỏ: ngựa khứu; đen pha nhiều
đỏ: ngựa hởi; đen pha đỏ tươi: ngựa vang; đen pha đỏ đậm: ngựa hồng; trắng, đen
pha đỏ: ngựa đạm; tím,đỏ pha đen: ngựa tía; trắng sọc đen: ngựa vằn; đen pha
xanh: ngựa truy; ngựa trán trắng: ngựa đích…
- Căn cứ vào tuổi:
+ Ngựa dưới 5 tuổi gọi là “Câu”. Truyện
Kiều có những câu: “Tuyết in sắc ngựa
câu giòn”; “Đoạn trường thay lúc phân kì/ Vó câu khấp khểnh bánh xe gập gềnh”
Thành ngữ “Bóng câu qua cửa sổ” (Đời
người qua nhanh như bóng ngựa vụt qua cửa sổ) xuất phát từ quan niệm của Đạo
giáo (một đạo có nguồn gốc từ Trung Hoa, được chế độ phong kiến Việt Nam cho
phép cùng song song tồn tại với Phật giáo và Nho giáo- Tam giáo đồng nguyên)
Gần gũi với thành ngữ trên là những so sánh đời người như giấc mộng, đời người
như mây nổi… Trong thực tế, không phải không có người đã nhầm lẫn “câu” là “bóng chim bồ câu” (!) để giải thích theo phương diện mĩ miều của đời sống.
+ Ngựa 8 tuổi gọi là “Bát”
- Căn cứ vào hình dáng, kích thước:
Ngựa
cao 6 thước ( gần 2 m) gọi là “ Kiêu” ...
Vĩ thanh:
Còn hai câu thành ngữ “Việt điểu sào
Nam chi” (Chim Việt làm tổ ở cành phía Nam) và “Hồ mã tê Bắc phong” (Ngựa Hồ
hí gió Bắc) ý là để nhắc nhở con người ta cần luôn nhớ về nguồn cội của mình.
A.Đ
NHÌN NGỰA HÓA…BÒ
Chử Anh Đào
Đây là đêm đầu tiên của “Bốn đêm say”
(dân ca Mĩ - Thái Bá Tân dịch). Người đàn ông tội nghiệp của chúng ta có lẽ
chưa tới nỗi mất hết lí trí, nhưng một con bò cái khác đã định hướng cho ông ta
nhìn ngựa thành…bò:
Một tối nọ tôi về nhà muộn
Say say say thật là say
Và thấy có ngựa ai đang đứng
Nơi tôi cột ngựa hàng ngày
Tôi hỏi vợ, vợ tôi xinh đẹp
- Bà ơi, bà nói tôi hay
Ngựa của ai, ngựa ai đứng đấy
Nơi tôi cột ngựa hàng ngày?
- Này ông ngốc, ông mù không
thấy
Ông say say quá mất rồi
Đó chẳng qua là con bò sữa
Bà già vừa mới cho tôi
Thế giới này tôi đã đi nghìn
dặm
Có thể còn nhiều hơn nữa cơ
Nhưng bò sữa có yên cương,
hàm thiếc
Qủa tôi chưa thấy bao giờ.
Người đàn ông nghĩ vậy. nhưng trí tuệ
nhân dân đã không để nhân vật cãi lại mà chỉ thầm thắc mắc trong đầu thôi.Ba đêm
sau, sự lừa dối trắng trợn hơn và lên tới đỉnh điểm khi mụ vợ gọi cái đầu trên
gối là “cây bắp cải”. Người đàn ông cũng kịp nhận ra bắp cải này “có râu và
ria mép”. Cứ cái đà này, những đêm tiếp sau sự thể không biết ra sao nữa vì sự
dối trá không có điểm dừng. Nếu được, chắc ta khuyên ông ấy: thôi, tết nhất
đến nơi rồi, ở nhà cho nó lành!
C.A.Đ
Ngựa Ô và Ngựa Tuyền Đen khác nhau thế nào hở bạn?
Trả lờiXóaTrong Hán ngữ, ô = chỉ màu đen. Tuyền đen nghĩa là chỉ có 1 màu đen mà không trộn thêm 1 màu nào khác. Vì thế con ngựa có lông toàn màu đen (tuyền đen) gọi là ngựa ô.
Xóa