Nhàn đàm của Chử
Anh Đào
Nói
nôm na, hồn nhiên là cách cảm, cách nghĩ và thể hiện cách cảm, cách nghĩ đó ra
bên ngoài mà không rào đón, che đậy. Hồn nhiên thường có ở tuổi thiếu nhi- cái
lứa tuổi thần tiên mới chỉ biết “trực quan sinh động”, chưa biết “tư duy trừu
tượng” là gì.
Ví
như vài chuyện sau đây:
Trong
giờ “Tiếng Việt”, cô giáo yêu cầu học sinh ( lớp 4) giải nghĩa “lịch sự” là
gì. Một chú nhóc lập tức đứng hẳn người lên, tay giơ thẳng cánh: “Thưa cô, “
lịch sự” là để “chim” ra ngoài ạ.” Quá đỗi bất ngờ nhưng cô giáo bình tĩnh và
hỏi thêm tại sao lại là như vậy? Cậu bé trả lời: “Thưa cô, hôm qua cả nhà xem
ti vi; bố em bận quần đùi, rồi mẹ em nói: trông ông lịch sự chưa kìa. Em nhìn
theo tay mẹ em…”
Cũng
lại trong một tiết thao giảng có Phòng Giáo dục dự giờ, cô giáo ( đã có một
tiết dạy “nháp” chiều hôm trước) gọi em học sinh người BahNar lên bảng. Sau
khi nghe câu hỏi, cậu đưa tay lên miệng cắn móng tay và cười cười. Cô giáo
giục: “Kìa, em trả lời đi chứ”. Cậu bé vừa cười cười vừa nói: “Thì cô giáo đã
biết rồi mà còn hỏi.”
Nhưng
“đời thế mà vui” là vì người lớn cũng hồn nhiên!
Truyện
kí lịch sử “Hoàng- Lê nhất thống chí” chép về người anh hùng áo vải Tây Sơn
Bắc bình vương Nguyễn Huệ ra Bắc phò Lê diệt Trịnh, khi vua Lê Hiển Tông ngỏ ý
gả cho công chúa Ngọc Hân, Bắc bình vương cả cười nói ngay: Ta vâng mệnh đại
huynh ra đây giúp nhà vua lập lại kỉ cương phép nước; nay lấy vợ về, bọn trẻ nó
cười cho. Tuy nhiên ta mới chỉ biết con gái Nam hà, còn con gái Bắc hà cũng nên
thử một chuyến xem có tốt không. ( Đúng “ là người áo vải ở Tây Sơn” như trong
Chiếu lên ngôi Ông thừa nhận. Ông làm công chúa như món quà dân dã, quê mùa
bánh ít lá gai chợ Huyện quê ông mà mang ra thử)
Gần
đây, PleiKu có thêm bệnh viện tư nhân, khám chữa bệnh dịch vụ, đẳng cấp quốc
tế. Ông anh tôi huyết áp cao và viêm xoang mạn tính. Nghe quảng cáo rầm rộ bèn
từ bỏ “ ngôi nhà tình nghĩa” là BV Tỉnh- nơi đã cưu mang ông hàng mấy chục năm
trời để đến cái bệnh viện “ đẳng cấp quốc tế” kia. Không thông báo giá cả nhưng
hôm sau gặp nhau, ông khoe, ra chiều cảm động lắm: “ Thế mới biết người ta tài
giỏi, làm ăn chu đáo, đối xử với bệnh nhân còn hơn ruột thịt. Đã kê đơn, bốc
thuốc, về tới nhà, bác sĩ còn điện thoại hỏi thăm, dặn đi dặn lại về thời gian,
số lượng thuốc uống phải thế này, thế này…Nếu bệnh chuyển biến chậm chúng tôi
sẽ điều trị theo phác đồ mới của Mĩ, Nhật…” Đang oang oang vinh dự tự hào, ông
liếc xéo về phía đường TTT nhổ một bãi nước bọt như sự kiên quyết “giã từ vũ
khí”, “tiễn biệt những ngày buồn” là cái nơi đã cưu mang ông “bay qua cõi
chết” mấy chục năm trời.
Ông
G.75 tuổi còn hồn nhiên hơn. Lâm râm đau bụng , ông lệnh cho con cháu kêu taxi
qua mặt TTT, hướng quốc lộ 19 trực chỉ. Khám, xét nghiệm, hai ngày sau lấy kết
quả. Rồi bệnh viện thông báo tình trạng khẩn cấp: đại tràng có chỗ bị ăn mòn.
Nguy cơ thủng bất kì khi nào! Cả nhà tá hỏa tam tinh, nhất là khi nhìn vào thần
sắc của một người già đã sắp về cõi… Nội soi ngay tức khắc! Gần nửa tháng điều
trị, số tiền phải thanh toán gần bằng cả năm lương hưu. Mặc! Sá chi. “Người
còn là quí kể chi bạc vàng”. Hôm đến thăm, ông lẩy bẩy bước về phía tủ gương,
trịnh trọng lấy ra, nâng hai tay một tờ giấy đánh máy có dấu đỏ chói đưa cho
tôi: “Đây là thư cảm ơn và lời hẹn gặp lại của cơ sở điều trị. Trước đây mình
rất bi quan về nhân tình thế thái; nhưng qua cái đận này thì mình tin tưởng
lắm. Cuộc đời này còn rất nhiều người tốt.”
Phải!
Cuộc đời này còn rất nhiều người tốt. Nhưng tôi ngạc nhiên và thấy thương
thương vì sự hồn nhiên của ông về cái địa chỉ lòng tốt mà ông gửi gắm.
PK.
1/7/13
C.A.Đ
Chu đáo với bệnh nhân là phong cách của các bv 'chém'. Đau gì cũng khám cũng làm xét nghiệm tốn cả đống tiền mà dân ko biết. Nhưng việc Bệnh viện lại đi cám ơn Bệnh nhân thì thật là trái khoáy!
Trả lờiXóaNó cảm ơn để moi thêm tiền bệnh nhân đấy TT. Không trái khoáy đâu.
Xóa