Truyện
vui của Chử Anh Đào
Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá
Mỗi
hòn than, mẩu sắt, cân ngô
Ta
nâng niu gom góp dựng cơ đồ
(
T.H)
Còn nhớ cách đây
gần hai chục năm, ông “nam tiến” lần thứ hai (mà có kẻ độc mồm độc miệng là
“chiêu hồi”). Lần đầu là năm bảy sáu, ông là cán bộ tăng cường. Hết thời hạn,
ông về quê. Nhưng đó là những năm mà “giáo viên là nông dân, có nghề tay trái
là dạy học”. Đất chật người đông, lương chậm, có khi trả bằng phân bón…Chật vật
cơ khổ lắm. Ông bàn với vợ con bán nhà, trở lại nơi mình từng công tác. Lại mua
đất, lại làm nhà, lại dạy học. Môn ông dạy chẳng có ma nào học thêm thành ra
không có đồng ra đồng vào. Được cái là bà vợ lam làm, tảo tần khuya sớm. Đất
Tây Nguyên tốt bời bời như mấy mụ mắn đẻ, đi qua đầu giường đã chửa, cắm cây gì
xuống lập tức vổng lên, đơm hoa kết trái. Tiền thu nhập từ rau lang, bầu bí,
lợn gà ngan thỏ nhiều gấp đôi lương giảng viên của ông. Cuộc sống coi như là
tạm ổn. Nhưng từ quê nghèo một tỉnh miền Trung cỗi cằn chỉ có bão lũ là đặc
sản, “không ai gieo mọc trắng mặt người” thì những phương tiện tối thiểu của
đời sống như bàn ủi, máy quạt, tivi, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện…là những
thứ như thuộc về thế giới khác, quá xa xỉ với gia đình ông, thậm chí phát âm để
gọi tên chúng còn chưa đặng.
Nhưng bạn bè đã xúm
lại giúp ông. Đơn giản là họ có điều kiện hơn một chút. Khoa học kĩ thuật tiến
bộ vù vù. Họ “lên đời” và những đồ cũ, bán đồng nát cũng chẳng được mấy xu, họ
bàn giao cho ông. Ai dám bảo đấy không phải là thiện ý, là lòng tốt? Hẳn thế
rồi. Vậy là nhà ông cũng có quạt bàn, nồi cơm điện, ti vi Sam Sung đen trắng…Ấn
tượng nhất là một thứ. Lần đó đến nhà ông, tôi chả cần dỏng tai cũng nghe cái
gì ầm ầm dưới bếp. “Bác đang xát gạo hay xay bột?”- Tôi hỏi. Ông trợn mắt: “Xay
xát gì ở đây” Rồi chống nạnh, hất hàm: “Tủ lạnh đấy. Ông Núi mới cho.” Núi là
tên ông kĩ sư đang làm ở thủy điện YaLi. Ông cầm tay tôi lôi sềnh sệch xuống
bếp để mục sở thị . Đấy là cái tủ lạnh đời Liên Xô mà ông bạn có dịp du học ki
cóp rinh về. Nghe kể đời nó cũng truân chuyên lưu lạc lắm. Ki ep về Hà Nội, Hà
Nội lên Điện Biên, Điện Biên vào Nha Trang rồi từ phố biển leo lên núi Plei Ku.
Ở Plei Ku thì từ Cách mạng tháng Tám qua Lí Tự Trọng, Phan Đình Phùng ngược lên
Lê Thánh Tôn…Trông nó kềnh càng, thô lậu như cỗ xe tăng gầm gừ, như chực chồm
lên nghiền nát quân phát xít trong đại chiến thế giới thứ hai. Tôi quả quyết
nếu những nút bấm xanh đỏ tím vàng kia là mắt và cái tay cầm là miệng thì nó sẽ
gầm lên bởi ánh mắt không thân thiện của tôi: “Mày dám coi thường ông hả. Cái
quân cả nền công nghiệp không làm nổi cái vỏ điện thoại mà còn tinh tướng.” Tôi
bất giác cúi đầu tủi hổ và đi lên nhà trên.
Hai tháng sau, y
như Lão Hạc nói với Ông giáo trong truyện của Nam Cao, ông bảo tôi: “Tôi bán
cái tủ lạnh rồi ông ạ. Bán cho người đồng hương đi kinh tế mới ở Đức Cơ.” Tôi thắc mắc: “Đồ kỉ niệm, sao ông nỡ bán?” Ông bảo:
“Cho, người ta nhất quyết không nhận. Họ bảo: cái máy to thế,nặng thế, hiện đại
thế, nếu bác không cầm tiền, nhà chúng em nhất quyết không dám khiêng về…Thì
ông còn lạ gì mấy ông nông dân nhà ta. Thật thà tốt bụng thật đấy, sẵn lòng
giúp nhau thật đấy nhưng cho ai vay mượn thì rất khó, mượn của ai cũng chẳng dễ
gì.” Ông như nói một mình: “Mà “gả” nó đi cũng đúng thôi. Máy móc gì cái của nợ
ấy. Càng về đêm càng kêu to(!) Tiền điện hàng tháng tăng gấp đôi. Lại cái tội
đóng tuyết. Muốn lấy thứ gì trong đó ra phải lấy rựa gồng hết sức bình sinh mà
cạy; nhỡ tuột tay là sứt đầu mẻ trán…
Bây giờ thì mọi thứ
trong nhà ông đầy đủ cả. Thiên hạ có gì ông cũng có cái đó. Riêng về món đồ gỗ
thì có thể nói là vô địch, không có đối thủ.Ngoài sập gụ, tủ chè đóng theo lối
cổ còn là những phản, những ngựa, tủ đứng tủ ngồi, ông thiên ông địa ông thần
tài, các ông Tam đa Phúc Lộc Thọ, các con long li qui phượng, rồng cuộn hổ ngồi
còn là những bộ độc bình làm bằng đủ loại gỗ quí với đủ kiểu dáng, kích cỡ.
Khách phải nghiêng người lách qua trùng điệp những thứ ấy rồi mới đến chỗ ngồi.
Dãy Trường Sơn đã bị đốt cháy, không hoàn toàn vì tự do độc lập mà vì những
cánh rừng đã bị lâm tặc tàn phá, biến thành đủ thứ hình hài để hiện diện trong
những ngôi nhà có chủ nhân khát khao đồ gỗ như ông.
Thường mỗi buổi
chiều, sau giờ làm việc là chúng tôi lại tụ tập ở Gốc Nhãn - một địa chỉ văn
hóa để “cà phê chai”. Nhưng hôm nay, mới hơn ba giờ ông đã điện thoại nói chiều
xuống nhà có việc gấp. Tôi hỏi việc gì? Ông lấp lửng: có khách Huế và Bắc Ninh.
Ông thì bà con nội ngoại ở Nghệ, bạn bè ông thì tôi nhẵn cả? Ông nói thêm: “Đây
là những nghệ nhân từng trùng tu Điện Thái Hòa và phục dựng rồng cung điện đời
Lí.(Ý ông nói họ là những thợ mộc cao tay)
Đúng hẹn, tôi tới
nhà ông. Đúng cũng có hai người đang lui cui bên những máy khoan, cưa cưa đo đo
đục đục kì cạch. Nhưng là hai chú lính bên kí túc xá vào vai thợ bất đắc dĩ.
Ông giải thích: hôm kia nhà Hòa mua tủ mới Đài Loan mười hai triệu. Nó cho lại
tôi cái tủ này. Bỏ thì tiếc. Tôi nhờ anh em mông má dùng lại.
“Bỏ thì tiếc!” Đấy
là suy nghĩ phổ biến của những người nghèo khó hoặc đã từng trải qua nghèo khó.
Chẳng có gì đáng chê cười. Thì trong “Tình yêu cuộc sống”, J.Lơn đơn đã chẳng
từng cho nhân vật sắp chết đói ở đảo hoang, khi được cứu lên tàu cả một tuần
sau hắn vẫn lấy đồ ăn chất đầy dưới gầm giường đó sao? Tôi có ít nhất ba người
quen thân cũng đã làm như vậy. Có việc phải đi đâu đấy, khi đi hai bàn tay
trắng, khi về là nhễ nhại một bao tải từ túi nilon tới mẩu gỗ, cái đinh, vài
sợi cao su, dăm ba miếng xốp… “Để làm gì?” “Sẽ có lúc cần đến chúng”- họ trả
lời. Nghe mà thấy thương thương, tội tội.
Cái tủ bằng gỗ dán
hay bột mùn cưa nội địa, không biết chủ cũ dùng đã bao năm. Chỉ biết chỗ đặt
các các bản lề đã lở lói, mủn ra hoàn
toàn. Rồi với những nẹp nhôm nẹp gỗ và hơn một kí đinh ba mà nó vẫn oặt ẹo,
phải tạm chống bốn thanh gỗ bốn góc mà nó vẫn chực đổ. Theo cánh thợ thì phải
mất một buổi chiều nữa (hắn nhấn mạnh cái “buổi chiều” ý nhị) thì công nghiệp
mới hoàn thành. Nhưng giờ thì… nhậu đã.
Mọi người nhẩm tính
sơ sơ: vật liệu (gỗ dán, bản lề, bù loong ốc vít…) 600.000 đồng. Bia, mồi lần
thứ nhất là chiều nay là 400.000 đồng…Ông con đố bố tìm được chỗ nào nữa để
chiều mai kê tủ…Tất cả lặng đi một phút, bối rối, ngượng ngùng. Lão Bạch ngứa
miệng, thông báo: “Cái tủ này, mới toanh, ở tiệm nội thất đường Hai Bà Trưng là
một triệu năm trăm ngàn đồng chẵn. Ai mua, họ cho người chở đến tận nhà.”
PK
4/9/14
C.A.Đ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có nhận xét mới