Truyện ngắn của Lê Quang Phương
1
Chủ tịch hội đồng thi
tốt nghiệp trung học phổ thông là cái chức vụ chỉ tồn tại một tuần. Chỉ một
tuần thôi nhưng mà vui đáo để.
Những lần đầu đảm nhiệm
chức trách này, Lê Minh Chức, Hiệu trưởng trường Trung học Xuân Tươi I, hăm hở
bồn chồn, vừa thích vừa lo. Thích cái cảm giác oai oai có chút vinh quang. Lo
nhiệm vụ nặng nề của việc tổ chức một kì thi mà cứ mỗi năm lại có một quy chế
mới ban hành. Cái cảm giác oai oai của ông chủ tịch hội đồng thi chỉ phút mốt
tan biến. Còn nỗi lo cứ đeo đẳng. Lo quá hóa sợ. Sợ quá hóa ghét. Ghét nhưng
vẫn phải làm.
Phần lớn hiệu trưởng khôn
ngoan đều muốn tránh làm thi. “Quyền rơm vạ đá” – “Tai bay vạ gió” – “Ôm rơm
nặng bụng” – “Lo sao khỏi trách đếch cần thưởng khen”.
Loại hiệu trưởng khôn lỏi
thì muốn kiếm chác qua kì thi.
.
Bây giờ nói đến thi là Lê
Minh Chức kinh hãi. Không phải chỉ một lần ông suýt “bỏ mạng”, mà còn bao phen gần tắc tử. “Bỏ mạng” hoặc “tắc tử” là cách nói cửa miệng của
các hiệu trưởng khi gặp sự cố trong việc làm thi.
2
Kỳ thi tốt nghiệp khóa
ấy, Lê Minh Chức làm chủ tịch tại hội đồng thi Thiên Sơn II. Khi đó
ngành giáo dục tỉnh Thiên Thanh bắt đầu phát động công cuộc “trị bệnh thành tích như nói không với ung
thư”! Lê Minh Chức hăm hở và cương quyết không làm gì tiêu cực trong thi cử.
Ông dại dột làm thật chứ không làm kiểu nói mồm cho điệu đà văn vẻ như cái khẩu
hiệu “ nói không ...”. “ Cái loại khẩu hiệu ấy chỉ
khuyên người ta nói, chứ không bảo người ta làm.” ông bảo vậy. Buổi thi thứ nhât ông rẹt đúng “quy lát”. Quy chế thi của Bộ, Lê Minh Chức xem tựa Thái Sơn, ông
đem đặt trước giám thị và thí sinh. Không khí trường thi im lìm và lạnh lẽo như
nhà có đám tang người chết trẻ. Buổi trưa đó ông chờ mãi không có ai mời đi ăn
cơm. Đến gần giờ thi buổi chiều ông mới nghe tiếng gọi : “ Chủ tịch có định đi
ăn không. Nhanh lên cho người ta còn dọn”.
Đói một bữa đâu chết. Thi
quan trọng hơn ăn. Trưa đó ông nhịn. Nhịn luôn cả cái trịch thượng xếch mé của
tiếng gọi
Buổi thi chiều, Chủ tịch
Lê Minh Chức vẫn cứ để cái bóng “ Thái Sơn” trước mắt mọi người. Vừa bước xuống
sân trường, ông đã bị một hòn đá bay vào đầu. Chuyện này các hiệu trưởng hay
gọi là củ đậu bay. May mà củ đậu bay không trúng vào gáy. Nếu trúng thì
“tắc tử” thật chứ không phải đùa.
Giám thị là giáo viên
trường Xuân Tươi I. Thấy Hiệu trưởng của họ ra dáng “anh hùng tuẫn đạo” bị củ
đậu bay thăm hỏi vào đầu mà bực thay cho cái ngu dại của ông. Họ có cách âm
thầm bảo vệ hiệu trưởng của mình.. Cách gì thì chỉ họ mới biết. Thí sinh làm
bài trơn tru. Không khí trường thi được cải thiện. Cơm mời chủ tịch không những
đúng giờ mà còn hậu hơn, có cả rượu mật vịt. Tay
phục vụ cứ cam đoan đó là mật gấu chó chứ không phải gấu lợn: “ Chủ tịch cứ cạn
vài chén rồi bôi một ít vào đầu là khỏi u bứu ngay. Về nhà phu nhân chủ tịch
thơm cho mấy thơm nữa là ổn”.
Lần ấy, tổng kết kì thi
ông được Giám đốc Sở Giáo dục biểu dương (không rõ thật hay lởm ) về thành tích
bị củ đậu bay nhưng vẫn làm thi bình thường, đúng quy chế. Riêng cánh hiệu
trưởng thì nháy mắt đểu với ông Họ gọi ông là “Chức Củ Đậu” sau khi biết
thêm về chuyện mật gấu vịt.
3
Kì thi tốt nghiệp khóa
nọ, Hiêu trưởng Lê Minh Chức làm chủ tịch tại hội đồng thi Châu Thường. Trường
Châu Thường nằm bên thượng lưu dòng Châu Giang trong xanh lắm thác nhiều gềnh.
Bàu trời lồng lộng cao để lộ đỉnh núi Pù Dinh quanh năm choàng mây trắng
xóa. Người Châu Thường gồm bốn dân tộc anh em Thái, Mường, Kinh, Thổ, có tấm
lòng hiếu chiều khách và cái bụng ưa chuyện thật thà. Cảnh đẹp người tốt làm
cho chủ tịch Chức tươi vui được đôi ba phần. Trong cái ngặt nghèo bức bách của
thi cử có được tí niềm vui để giải tỏa tâm lý căng thẳng là quý lắm.
Ngày mai thi, đêm
nay ông được chiêu đãi rượu mật tay gấu đấu lẫn với mật dái dê cùng đồ nhắm là
quả này này thái lát kẹp với thịt tê tê nướng. Góp phần vào đưa cay còn có thịt
sơn dương luộc và món măng chua cá chày mắt tím. Mật và tay gấu thật chứ không
phải mật vịt. “Người dân tộc chúng em thật lắm. Thầy uống vào đêm nay thấy hiệu
quả liền à. Thịt tê tê với thịt sơn dương nếu làm chủ tịch cường lên thì chúng
em dẫn khuôn về cho thầy đúc gạch à”.
Đêm ấy chủ tịch Chức thấy
sung sức lạ. Có tiếng gõ cửa. Tưởng nói chơi, đâu ngờ “khuôn gạch” đến thật.
Một sơn nữ gõ cửa phòng chủ tịch mang theo hương núi rừng của miền đất lạ. Ông
nhớ các Hiệu trưởng hay thầm thì khoái trá mỗi khi gặp nhau, rằng có chủ tịch
nọ, qua sáu đêm làm thi đúc sáu khuôn gạch khác nhau và phải trả nợ sáu đề thi của
sáu môn. Cứ mỗi sự kiện làm thi được gắn với một biệt danh cho chủ tịch hội
đồng. Tay Hiệu trưởng ấy được gọi là ông Sáu Khuôn.
Đêm đó đang cường dương,
nghe tiếng gõ cửa của khuôn gạch, đáng lý phải cường hơn nhưng Chức Củ Đậu lại
ỉu xìu. Ông run sợ ôm bộ đề thi vẫn giữ nguyên niêm phong, trùm chăn lại giữa
đêm hè, mặc tiếng gọi ngọt ngào bên ngoài vọng vào: “Anh chủ tịch à, em đây”.
Sáng hôm sau, và từ đó
trở đi, Chủ tịch Chức không còn thấy cảnh đẹp người tốt nữa. Ông vẫn nêu cao
tinh thần cảnh giác với tất cả mọi người. Giữ cho bộ đề thi còn nguyên niêm để
trình hội đồng. Giữ đề thi không bị mất cướp, không bị lộ là tiền đề thành công
của một kì thi. Đêm ấy ý thức trách nhiệm của Chủ tịch Chức đã đánh bại chiêu
trò rượu mật tay gấu đấu lẫn với mật và dái dê. Thắng trận đầu rồi nhưng mà ông
vẫn có cảm giác chưa an toàn, sờ sợ thế nào đó.
Sở Giáo dục Thanh Thiên
triêu tập các hiêu trưởng rút kinh nghiệm làm thi. Bà Cầm Diệu Kỳ, Hiệu trưởng
trường Trung học Châu Thường được hội nghị vỗ tay nhiệt liệt. Cầm Diệu Kỳ nói:
- Tôi nhắc nhở giáo viên
của mình phải cẩn thận khi hướng dẫn học sinh điền các thông tin và trả lời
vào phiếu trắc nghiệm bài thi tốt nghiệp. Không hướng dẫn cẩn thận là hắn làm
sai liền đó mà. Hắn ngu lắm tê. Phải dậm chân một cái này. Tay
gõ bàn ba cái này. Cốc cốc cốc, các em chú ý đây. Cầm bút chì lên nhé. Ghi số
báo danh này. Tô đen thế “lày” này. Ghi mã đề thế “lày” này. Lại bôi đen “lữa
lày”. Khi làm bài, mỗi câu có bốn phương án trả lời là bốn cái lỗ tròn tròn đó.
Chắc cái lỗ nào đúng thì chọc vào đó mà bôi. Chọc vừa thôi không có hắn rách
đi. Câu nào không chắc biết thì nhìn phương án nào nhiều chữ nhất thì chọc.
Chú ý phương án D “tất cả các ý trên” là phương án đúng, chọc vào đó mà bôi.
Phải tính toán thì cho qua. Còn thì giờ thì thích chọc vào chỗ nào thì chọc...”
Chờ cho ngớt tiếng vỗ tay, Cầm Diệu Kỳ nói tiếp:
- Việc dạy thì sao? Chúng tôi
cố gắng, cố gắng, cố gắng để đâu được chín sáu phần trăm tốt nghiệp là
tốt, tốt, tốt. Chúng tôi đã thực hiện nói không với tiêu cực trong thi cử. Đậu
được tốt nghiệp chừng ấy là đồng bào thiểu số chúng tôi mừng lắm rồi. Bọn học
trò ấy nếu mà đậu thấp thì lớp 10 và 11 chúng nó bỏ học ngay. Làm thi tốt tốt
tốt.
Hiệu trưởng Cầm Diêu Kỳ
dứt lời. Hội nghị không những hoan hô nồng nhiệt mà còn có nhiều người đứng dậy
bắt tay bà ta. Hơn ai hết các hiệu trưởng hiểu chuyện thật
của thi cử. Một số lại nháy mắt với Hiêu trưởng Lê Minh Chức. Có người xoa lưng
ông. có người xoa đầu ông. Có vị lại dùng hai ngón tay trỏ móc vào nhau cùng nụ
cười nửa miệng trước mặt Chức Củ Đậu. Những cử chỉ ấy như ngầm nói với ông là
chúng mình biết tỏng cái chuyện đúc gạch rồi, vì tụi mình vẫn đi làm thi vùng
sơn cước
Chức
bị oan rồi. Rõ ràng là ông không đúc gạch. Đề thi hoàn toàn không bị lộ.
Hiệu
trưởng Chức đâu biết rằng, thời gian làm thi trên Châu Thường là những ngày bị
hù dọa bởi mẹo tung hỏa mù của cánh nhân viên phục vụ thi. “ Chúng em không lấy trộm, lấy
cắp đề thi đâu à. Chúng em chỉ mượn thôi à”. Nỗi lo mất đề, lộ đề và mất
bài thi làm ông thấp thỏm, tự mình giam lỏng mình bên cạnh bộ đề và bài làm đã
thu của thí sinh. Viêc thí sinh làm bài ra sao ông giao cho phó chủ tịch. Ma ăn
cỗ chỗ nào ông đâu biết. Phó chủ tịch có đúc gạch hay không ông cũng biết đâu.
Kết quả đậu tốt nghiệp thì như bà Cầm Diệu Kỳ đã nói.
4
Kì
thi năm trước Hiệu trưởng Chức được điều về làm chủ tịch hội đồng thi Hoàng
Thiên. Xe đưa ông đi lấy đề thi, có công an bảo vệ. Xe đón ông về khách sạn
sang nhất huyện Hoàng Thiên dự chiêu đãi của trường sở tại. Người ta một thưa
hai dạ với ông. Nể quá nhưng mà quen rồi, mặc. Bộ đề thi đựng trong bì được
vòng tay ông ôm giữ khư khư như khỉ mẹ ôm con trên cây nhìn trăn vặn mình dưới
đất. Rượu đặc sản Chi Nê nức tiếng ông chỉ nhấp môi. Món ăn không gọi là sơn
hào hải vị mà là đặc sản rừng biển ông cũng không năng gắp. Ông cương quyết
chống tiêu cực. Cương quyết không làm gì tiêu cực trong thi cử chứ đâu chỉ nói
suông.
“Quy
chế của bộ chớ có xem thường”, đấy là lời ông nhấn mạnh nhằm quán triệt giám
thi và những người làm thi trong hội đồng.
Môn
thi thứ nhất. Giám thị sợ chủ tịch. Thanh tra nể chủ tịch. Nhân
viên phục vụ phát hoảng mỗi khi lăm le lấy đề thi liền bị chủ tịch phát hiện đe
nẹt kịp thời. Công an mắm môi nhìn chu tịch Chỉ đạo thi liếc xéo chủ tịch.. Thí
sinh thì chết khiếp trong phòng thi bởi “ thằng chủ tịch ni ác lắm” (lời thí sinh kháo nhau).
Môn thi thứ hai. Sau loạt
tiếng dô hò là một đoạn tường rào đổ ập rung chuyển mặt đất sân trường. Hàng
trăm người ùa vào, xông lên phòng thi. Kẻ hỏi thăm, người động viên con cháu
thi cho tốt. Cả chục đề thi đã được tuồn ra ngoài. Vài nhân viên bảo vệ không
ngăn được sức mạnh của trăm ngàn ngừời
Nghe tiếng tường đổ, Chủ
tịch Lê Minh Chức giật mình hốt hoảng ù té chạy. Chức chạy từ phòng chủ tịch,
nơi cất giữ đề và bài làm, ra nơi tường đổ. Chạy gần đến nơi, ông nhớ cửa phòng
chưa khóa nên chạy quay trở lai. Khóa phòng xong ông chạy vội ra. Mặt Chủ tịch
Chức cắt không còn hột máu. Gần đến bức tường đổ ông lại nhớ chưa rút chìa khóa
khỏi ổ. Chạy về rút chìa khóa xong, ông lại chạy đi. Như cái đèn cù. Tít mù ông
chạy. Va vấp cả vào người với người. Rõ ràng là tường đổ. Ông chạy vào nhìn cửa
(kiểm tra) phòng chủ tịch. Vẫn khóa. Ông chạy lên phòng thi. Các phòng thi ồn
ào như chợ chiều. Ông chạy. Định chạy lại chỗ mấy đồng chí công an đang giơ tay
cản đám đông nhưng ông lại thôi. Chạy vào bàn điện thoại ông alô tới các ban
chỉ đạo thi huyện và tỉnh:
- Tôi ...tôi... A- lô-xô đổ tường....Cướp...
cướp đề. Hội đồng thi... vâng vâng dạ da.
Tường đổ thật. Đúng rồi.
Do xây kém chất lượng, Vữa là vôi trộn cat không có ciment, trâu bò đi qua cọ
mình vào tường nên tường đổ.
Cướp đề, lấy đề, tuồn đề
ra ngoài, làm lộ đề thi? Việc này Chức Củ Đậu phải giải trình, phải chứng minh
cho được. Nếu không chứng minh được thì Chức phải rut lại báo cáo. Ba tháng hè
Chức được mời lên gọi xuống- Hết Sở đến tỉnh - Hết công an đến thanh tra.- Chỉ
đạo thi của huyện dọa ông - Chỉ đạo thi của tỉnh cáu ông - Chỉ đạo thi của sở nẹt ông - An ninh nheo mắt lạnh mặt nhìn
ông (khiếp) - Có kẻ còn tung tin tống tiền và đe dọa.
Lo. Sợ. Ghét. Dị ứng với
chuyện làm thi khiến Lê Minh Chức suy kiệt về tinh thần và thể xác. “Vạ Đá” đã đập vào đầu ông. Lê Minh
Chức không còn là Lê Minh Chức nữa. Làng giáo dục Thiên Thanh gọi ông là Ngu Củ
Đậu. Mất cả họ lẫn tên. Thân bại danh liệt. Có sự cố trong làm thi mà báo cáo
toáng lên là ngu thật, thậm ngu. Có người đưa tin với Ngu Củ Đậu là người ta
đang xem xột hỡnh thức kỷ luật
nào cho phự hợp với tội vu khống cho
nhân dân cướp đề và xô đổ tường. Đưa tin hay là tống tiền!? Ban chỉ đạo thi huyện
Hoàng Thiên đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ vụ việc theo chiều hướng dân không xô
đổ tường, đề không bị lộ bằng bất cứ hình thức nào. Mục đích là để lấy lại uy
tín cho ngành và cho nhân dân.
Nằm trên giừơng bệnh, Lê
Minh Chức tự vấn: “ Mình có phải là anh hùng rơm
không? Phúc chu thủy tín dân do thủy. (Lật thuyền mới chịu tin rằng dân như
nước). ở đây ví thế nào nhỉ? Sập tường mới biết dân như gió bão. Than ôi! Thân
phận bèo bọt lẻ loi mà làm bộ anh hùng chống lại tiêu cực. Cái chức chủ tịch
hội đồng thi sao mà bất lực. Nó như một cái dây thừng tam bợ chăng nơi tường đổ
để ngăn dòng người ùa vào khu vực của hội đồng thi Hoàng Thiên. Lê Minh
Chức giơ tay đấm vào không khí ba đấm, thề với lòng mình là không đi
làm thi nữa.
LQP
Nhân vật hiệu trưởng Chức này trước đây đi lính là tiểu độitrưởng của tác giả Lê Quang Phương. Hồi đó gọi là Đinh Binh Chức.
Trả lờiXóaNhớ đ/c tiểu đội trưởng chúng mình, một con người mẫu mực, là anh cả của tiểu đội, biết nhường nhịn vị tha, anh cũng là nhà giáo... HTS rất tinh. K biết anh của chúng mình bây giờ cuộc sống ra sao. Bất hạnh hay hay hạnh phúc. Đêm qua không ngủ được khi đọc bài " Lập thân tối hạ..' . Rồi đọc lại bài thơ của Đàm Chu Văn,- đọc NQT. Mình có đề nghị đưa bài bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân của Đàm Chu Văn vào sách gk để dạy theo tinh thần tích hợp : Sinh học - ĐỊA LÍ - GD MOI TRƯỜNG - GD CÔNG DÂN - VÀ HIỂN NHIÊN LÀ VĂN HỌC..
Trả lờiXóaMình chỉ nhớ là tiểu đội trưởng Đinh Minh Chức quê ở huyện Tuyên Hóa hay Minh Hóa gì đó tỉnh Quảng Bình.
XóaNếu biết chính xác thì bọn mình vẫn có thể tìm đường lên thăm anh ấy.