Chử
Anh Đào
Bần
thần hương huệ thơm đêm
Khói nhang vẽ nẻo đường lên
niết bàn
Chân nhang lấm láp
tro tàn
Xăm xăm bóng mẹ trần gian
thủa nào
Mẹ ta không có yếm
đào
Nón mê thay nón quai thao đội đầu
Rối ren tay bí tay
bầu
Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu
bốn mùa
Cái cò…sung chát
đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con
người
Cũng không đi hết những lời
mẹ ru
Bao
giờ cho đến mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu
giữa rằm
Bao giờ cho tới
tháng năm
Mẹ ta trải chiếu ta nằm đếm
sao
Ngân Hà chảy ngược
lên cao
Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao
thằng Bờm
Bờ ao đom đóm chập
chờn
Trong leo lẻo những vui buồn
xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hát nuôi
phần hồn
Bà ru mẹ…mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ
chăng
Nhìn về quê mẹ xa
xăm
Lòng ta- chỗ ướt mẹ nằm đêm
mưa
Ngồi buồn nhớ mẹ ta
xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa
cá xương…
( Rút
trong Tuyển tập thơ Nguyễn Duy)
Không thể kể hết những bài thơ hay của
những đứa con thi sĩ viết dâng tặng mẹ của mình. Thử kể ra đây một vài câu như
vậy: “Hồn con là mảnh đất màu/ Tiếng ru là hạt giống đầu mẹ gieo” (Lê Đình
Cánh); “ Rất tự nhiên là ta nhớ mẹ/ Nhưng mẹ đã xa rồi/ Để ta thành con cái của
làn hương” (Thi Hoàng); “Bầu bí lớn lên mà mẹ thì lớn xuống” (Nguyễn Khoa
Điềm); “Xòe tay tính tháng tính năm/ Tính người, nào biết xa xăm cõi người/ Gié
thơm ai đã gặt rồi/ Đồng quang bóng mẹ nắng nôi một mình” (Hữu Thỉnh); “Mẹ tôi
tóc bạc răng đen/ Nhớ thương xanh thẳm một miền nhà quê” (Nguyễn Trọng Tạo); “Mẹ
đâu mẹ của riêng anh/ Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi” (Xuân Quỳnh)…Nguyễn
Duy, trước khi viết về mẹ, đã có những câu thơ rất hay về bà, về cha: “Ta đi mơ
mộng trên trời/ Để cha cuốc đất một đời chưa xong” (Về làng)
Đã không ít người nhận định : Thơ lục
bát của Nguyễn Duy hay như ca dao, hay hơn cả ca dao. Nhà thơ đã lấy một câu ca
dao trĩu nặng lòng nhớ thương mẹ làm đầu đề cho bài thơ (và cũng không quên khép
lại ở cuối tác phẩm). Hành động nghệ thuật này trước hết thu hút sự chú ý và
kêu gọi sự đồng cảm nơi người đọc.Thời gian và không gian để tác giả cảm ngẫm
về mẹ là ban đêm với hương hoa huệ thanh khiết trước bàn thờ. Cõi Niết bàn có
thật không mà mẹ đã cả đời lam lũ nhọc nhằn? Nhìn vào một sự vật này mà tác giả
liên tưởng đến một hiện tượng khác, rất tự nhiên và tài tình:
Chân nhang lấm láp tro tàn
Xăm
xăm bóng mẹ trần gian thủa nào
Đấy là một người mẹ nông dân nghèo khổ
từ ngoài vào trong: “nón mê” (Lại nhớ câu thơ của Hoàng Trần Cương: Chiếc nón
mê mẹ đội nửa đời người/ Khi thủng chóp lại trùm lên vại nhút); “Váy nhuộm bùn,
áo nhuộm nâu bốn mùa”. Đã cùng cực (áo nhuộm nâu) lại còn có sự cùng cực hơn
nữa (váy nhuộm bùn). Những chất liệu dùng để nhuộm ấy, lớp trẻ bây giờ liệu còn
có biết chăng? Người mẹ này quanh năm đầu tắt mặt tối với những công lớn viêc
bé có tên và không tên; “Rối ren tay bí tay bầu” Mẹ làm như thế là vì ai và cho
ai? Cho mẹ chăng? Không bao giờ ! “Con cò lặn lội bờ sông…”, “Vì chồng em phải
truân chuyên/ Nào ai xương sắt da đồng chi đây”. Đó là những câu trả lời xác
đáng cho sự vất vả, hi sinh quên mình của mẹ.
Mẹ không chỉ nuôi chúng con cao bổng
hình hài bằng tương cà khoai sắn. Mẹ còn nuôi chúng con bằng một dòng sữa khác.
Đó là những “Cái cò đi đón cơn mưa…”, “Đói lòng ăn nửa trái sung…”, những “Chàng
ơi phụ thiếp làm chi…”, “Gió đưa cây cải về trời…”, “Thằng Bờm có cái quạt
mo…”, những tháng năm “Mẹ ta trải chiếu ta nằm đếm sao”, những trung thu tháng
tám “Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm” Tất cả, như tác giả viết : “Sữa nuôi
phần xác hát nuôi phần hồn”. Tuổi thơ với những buồn vui lẫn lộn giờ đây hiện
về một mực leo lẻo trong veo. Và tác giả khẳng định: “Ta đi trọn kiếp con
người/ Cũng không đi hết những lời mẹ ru”
Mỗi đứa con trên đời có những cách
khác nhau để tri ân mẹ. Với Nguyễn Duy, “Nhìn về quê mẹ xa xăm”, nhở về mẹ, tác
giả so sánh: “Lòng ta- chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”. Phải là đứa con chí tình, chí
hiếu tới mức nào mới viết được như vậy. Đây là cách biết ơn, nhớ thương pha
chút dằn vặt, ân hận kiểu nước mắt lặn vào trong của những người từng trải. Nỗi
niềm ấy không bao giờ lên da non, đeo đẳng, sũng ướt đến hết kiếp người...
PK. Ngày báo hiếu Mẹ.2014
C.A.Đ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có nhận xét mới