Chử Anh Đào
Đại tướng Võ Nguyên
Giáp đã và sẽ còn là nguồn cảm hứng vô tận của thơ ca, nghệ thuật như là một
thiên tài quân sự kiệt xuất và một nhân cách Việt Nam viết hoa. Trong số tác
phẩm nghệ thuật ấy, phải kể đến bài thơ “ Vị tướng già” của nhà thơ Anh Ngọc,
tác giả của những “Thị Mầu”, “Người hát rong của thế kỉ 20”, “Mô tuyp Thúy
Vân”…viết năm 1994 khi tác giả cùng nhà văn Lê Lựu và nhà thơ Trần Đăng Khoa
hầu chuyện Đại tướng.
Những đối thủ của Ông đã chết từ lâu
Bạn chiến đấu cũng chẳng còn
ai nữa
Ông ngồi giữa thời gian vây
bủa
Nghe hoàng hôn chầm chậm
xuống quanh mình
Bàn chân đi qua hai cuộc
chiến tranh
Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy
Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy
Đã từng gieo khủng khiếp
xuống đầu thù
Trong góc vườn mùa thu
Cây lá cũng như Ông lặng lẽ
Tám mươi tuổi Ông lại như đứa
trẻ
Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây
Ông ra đi và Ông đã về đây
Đời là cuộc hành trình khép
kín
Giữa hai đầu điểm đi và điểm
đến
Là một trời nhớ nhớ với quên
quên
Những
vui buồn chưa kịp gọi thành tên
Cõi nhân thế mây bay và gió
thổi
Bầy ngựa chiến đã chân chồn
gối mỏi
Đi về miền cát bụi phía trời
xa
Ru giấc mơ của vị tướng già
Có tiếng khóc xen tiếng cười
nức nở
Một chân Ông đã đặt vào lịch
sử
Một chân còn vương vấn với
mùa thu.
Nhà thơ Anh Ngọc (áo trắng) - trong buổi gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1994. Ảnh tư liệu.
|
Sáng tạo nghệ thuật
với nguyên mẫu có thật trong đời sống, dù tư tưởng là ngợi ca đi, là công việc
cực kì khó khăn, càng khó khăn hơn khi nguyên mẫu ấy là một nhân vật lịch
sử đã và đang “lừng lẫy Điện Biên chấn
động địa cầu” trong tâm tưởng của ức triệu con người, cả phai phía “đối thủ” và
“bạn chiến đấu”. “Vị tướng già” được sáng tác trong khoảnh khắc cảm xúc thăng
hoa của nhà thơ (ất nhiên hiểu biết, suy ngẫm về nhân vật là cả một quá trình).
Anh Ngọc không có tham vọng dựng lại chân dung đầy đủ, trọn vẹn về Đại tường,
mà như tên bài thơ, chỉ là nét phác thảo con người ở một thời gian nhất định.
Già thì ai cũng phải ra đi. Trước cái chết mọi linh hồn đều bình đẳng, không
còn phân cao- thấp, tội - công, bên này- bên nọ…Tất cả đã và sẽ “đi về miền cát
bụi phía trời xa” trong một “cuộc hành trình khép kín/ giữa hai đầu điểm đi và
điểm đến”
Đại tướng về già
cũng giống như những người cao tuổi khác. Tác giả tế nhị thay thế từ “già” bằng
những từ ngữ chỉ ra những đặc điểm tuổi ấy: “Hoàng hôn”, “lần theo dấu gậy”, “đôi
bàn tay nhăn nheo run rẩy”, “lại như đứa trẻ/ nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây”, “chân
chồn gối mỏi”, “nhớ nhớ với quên quên”…
Lại nữa, câu thơ “Trong
góc vườn mùa thu/ Cây lá cũng như Ông lặng lẽ” là một quan sát tinh tế, thể
hiện đây là một con người nhiều khi cô đơn. (Lưu ý là dù đầy đủ, sum vầy đến
đâu thì thiên tài và nghệ sĩ thường là những người cô đơn) Nỗi niềm Đại tướng
lúc này chỉ có thể sẻ chia được với cây lá trong vườn. Chúng là tri âm, tri kỉ
với Ông. Lại chợt nhớ tới câu thơ của Lí Bạch: “Tương khán lưỡng bất yếm/ Duy
hữu Kính Đình sơn” (Nhìn nhau mà không biết chán/ Chỉ có ta và núi Kính Đình).
Câu thơ của Nguyễn Du: “An ủi cả đời người chỉ có vầng trăng sáng”. Những tâm
hồn lớn gặp nhau là ở điểm ấy!
Nhưng con người khi
về già tưởng như nhỏ nhoi cô đơn ấy còn mang trong mình một khối năng lượng
khổng lồ, như “núi lửa trong tuyết lạnh”. Ông “đi qua hai cuộc chiến tranh” và
“đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù”. Tác giả hình dung nếu “ru giấc mơ của
vị tướng già” thì sẽ có cả “tiếng khóc xen tiếng cười nức nở”.
Con người vĩ đại
này đã một chân “đặt vào lịch sử” cũng lại là một con người nặng lòng với đời
sống, trần thế và nhân văn. Câu thơ “Một chân còn vương vấn với mùa thu” nói
lên điều này.
Và tôi tin những
lời lẽ trên đây cũng mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi “Vị tướng già”
PK 8.10.13
C.A.Đ
Hình như chưa có bài hát nào viết về ông?
Trả lờiXóaĐại tướng đã có 2 bài hát hay nhất là Vì nhân dân quên mình và Giải phóng Điện Biên rồi.
XóaNếu cần bài hát thì vẫn có ở đây TT: http://giaitri.vnexpress.net/video/video-nhac/bai-hat-dai-tuong-vo-nguyen-giap-2890897.html
XóaHình như tác giả C.A.Đ có sự nhầm lẫn: Ở bài này bạn cho rằng Anh Ngọc là tác giả bài thơ "Mô tuýp Thúy Vân" vậy mà cách đây mấy hôm trong bài "Cũng một kiếp người" tôi lại thấy anh Đào viết rằng bài "Mô tuýp Thúy Vân"là của Vương Trọng. Bạn thử xem lại xem!
Trả lờiXóaBài "Mô tuýp Thúy Vân" đúng là của Vương Trọng. Tác giả Chử Anh Đào đã có sự nhầm lẫn ở đây.
XóaChứng tỏ "bác" Nặc danh soi Cờ log HTS rất kĩ.
Thì đang định sang năm về hưu mua lại bản quyền của Thọ Lộc luôn để trang bị thêm xe tăng đại bác và làm theo tinh thần của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: thần tốc thần tốc...tiến vào 5 cửa ô mà lị!
Xóa