Vì
sao từ một giáo sư sử học, một nhà báo, tức” quan văn”, chưa qua trường lớp
quân sự, lại trở thành vị tướng cầm quân tài ba, kiệt xuất, đánh thắng nhiều đội
quân xâm lược, đánh bại 10 đại tướng đối phương, trở thành danh tướng của mọi
thời đại?
Vì
sao cái tên Võ Nguyên Giáp lại trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam, biểu
tượng của chiến thắng và nhân nghĩa, hoà bình? Ở thế kỷ hai mươi, với các quốc
gia thuộc địa, dân tộc bị áp bức, với thế giới yêu chuộng hòa bình, cái tên Võ
Nguyên Giáp luôn được cất lên cùng với Việt Nam, Hồ Chí Minh?
Vì
sao một vị tướng cầm quân đánh giặc không chỉ được quân đội và nhân dân đất nước
mình tin yêu, kính trọng, mà kể cả đối phương-kẻ thù cũng nể phục, ngưỡng mộ?
Vì
sao một vị tướng trải qua bao trận mạc, thi gan đấu trí, bố trận bày binh, điều
quân khiển tướng, chiến thắng lẫy lừng, oai phong hào sảng, mà giữa những biến
thiên thế sự, vẫn điềm tĩnh, khiêm nhường, vẫn hồn hậu, thư thái và nỗi niềm
yêu nước thương dân vẫn “đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”? Vì sao một con
người khi đang sống, được mọi tầng lớp nhân dân, tướng lĩnh, binh sỹ một mực
kính quý, tôn thờ? Một con người bằng xương bằng thịt, khi chưa mất đã hiển
thánh trong lòng dân?
Từ
tình thế dân tộc, từ tình thế cuộc cách
mạng trong tương lai, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh chứ không ai khác, nhìn ra tư
chất bẩm sinh con nhà Tướng trong cái gốc Văn của Võ Nguyên Giáp, và tuyệt đối
tin tưởng trao sứ mệnh chỉ huy đội quân vũ trang cách mạng cho con người vóc
dáng thư sinh nho nhã này…
Nhưng
sâu xa hơn, lịch sử dân tộc Việt Nam trong quá khứ và vận nước lúc bấy giờ đã
cùng chọn Võ Nguyên Giáp làm người cầm quân bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, để
làm nên những điều kỳ diệu cho dân tộc, và vượt ra ngoài khuôn khổ dân tộc! Tinh
hoa, cốt cách tư tưởng quân sự Việt Nam, triết lý quân sự Việt Nam và đạo đức
người làm tướng được kết tinh trong các bậc hiền tài tiền bối, được đúc kết qua
hàng ngàn năm chống xâm lược, đã “nhập”vào con người Võ Nguyên Giáp.
Trên
thế giới, bậc danh tướng của mọi thời đại võ công hiển hách, được tôn vinh,
không hiếm. Nhưng bậc danh tướng văn võ song toàn, lại là nhà văn hóa lớn, như
Võ Nguyên Giáp, phải nói là hiếm có.
Lịch
sử chống ngoại xâm của dân tộc có nhiều bậc tướng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng
Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…,mỗi người mỗi vẻ, đều là bậc tướng mưu lược, kỳ tài. Lịch
sử dân tộc còn có con người văn võ song toàn, tài đức vẹn nguyên như Ức Trai
Nguyễn Trãi…
Trong
cách cầm quân chống giặc, tổ chức lực lượng, bố trận bày binh của Võ Nguyên
Giáp, thấy rõ hồn cốt, tư tưởng triết lý quân sự của các bậc tiền bối, mà rõ nhất
là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trong cách an quân khích tướng, đối nhân
xử thế, ứng xử với đối phương của Võ Nguyên Giáp, thấy lấp lánh tâm hồn cao thượng
của bậc đại trượng phu, khai quốc công thần Ức Trai Nguyễn Trãi. Tinh thần của Hịch tướng sỹ, của Cáo bình Ngô là thứ tâm pháp vô song. Tư tưởng ”lấy yếu
đánh mạnh, lấy ít địch nhiều”, “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay
cường bạo”,”tâm công”,”an dân”…qua con người thông tuệ, ưu thời mẫn thế, yêu nước
thương dân Võ Nguyên Giáp, thành thứ binh pháp hiệu nghiệm, bách chiến bách thắng.
Có
những bậc hiền tài khi về cõi vĩnh hằng, để lại cả một khoảng trống không thể
bù đắp nổi. Nhưng, với CON NGƯỜI kiệt xuất- Anh Văn-Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
thì không! Giá trị Võ Nguyên Giáp từ lâu đã thấm đẫm trong từng người dân nước
Việt, trong đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Giá trị Võ
Nguyên Giáp đã hòa vào giá trị Việt Nam, là giá trị, bản lĩnh Việt Nam. Giá trị Võ Nguyên Giáp đã, đang và mãi mãi
lan tỏa, hội tụ, nhân lên sức mạnh nhân nghĩa, nhân văn, sức mạnh lòng dân, sức
mạnh Việt Nam, làm giàu thêm giá trị nhân loại.
Khi
còn sống, Ông tâm niệm: Tôi sống ngày nào cũng vì nhân dân, vì đất nước. Giờ
đây, ra đi, Ông vẫn không nguôi phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Cánh chim bằng
Võ Nguyên Giáp không phải bay về nơi chín tầng trời. Cách chim không biết mệt mỏi
ấy vẫn chao liệng đâu đó trên trên đại ngàn Trường Sơn, trên cánh rừng, đỉnh
núi Việt Bắc, Tây Bắc, trên Biển Đông rộng lớn, trên dãy Hoành Sơn quê Ông…
Đọc bài bạn viết tôi ngùi ngùi xúc động. Đã có một thời tôi hơi buồn vì thấy Đại tướng hình như hơi "mềm". Nay nghĩ lại càng thấy thương ông. Xét cho cùng chỉ vì ông là người rất biết hi sinh, luôn biết vì dân, vì nước... và ở ta dường như các vĩ nhân rất dễ bị thiệt thòi, ví như Nguyễn Ức Trai vậy! Thương ôi, xin thắp nén hương thơm tưởng nhớ Người.
Trả lờiXóaĐại tướng chiến thắng tất cả mọi kẻ thù xâm lược, trừ đ/c của mình. ND cả nước không thương Ông mới lạ.
XóaPhải vinh danh những người như Đai tướng D.ạ. Dậu hiểu hết ý anh trong nhận xét trên chứ? Ngọc.
Trả lờiXóaTrên thực tế, toàn dân Việt Nam đã phong thánh cho Đại tướng từ lâu rồi. Vậy là đủ. Chắc Đại tướng cũng chẳng cần thêm nữa đâu.
XóaBài viết thể hiện được văn phong của dân 16D K2.
Trả lờiXóa