Chử Anh Đào
Đã
lâu lắm mới lại được đọc tác phẩm của tác giả “ Bên mộ cụ Nguyễn Du” mà tôi yêu
thích. Đó là bài “MÔ TUYP THUÝ VÂN” của Vương Trọng:
Người
đầy đặn, má bầu bánh đúc
Không thích đàn, chả để ý gì
thơ
Đặt mình xuống, biết chi trời
đất
Ngáy thường nhiều hơn những
giấc mơ
Nhà có chuyện, coi như người
ngoài cuộc
Vẫn ăn no, ngủ kĩ như không
Cần chi hẹn hò, cần chi thề
thốt
Chẳng yêu đương cũng lấy được
chồng
Ta lạc lõng, giữa cuộc đời
trần tục
Thi ca ơi, người phù phiếm vô
ngần
Quanh ngày tháng phố phường
ta gặp
Vắng Thuý Kiều và chen chúc
Thuý Vân.
Nhân vật trung tâm của Truyện Kiều của
Nguyễn Du là Thuý Kiều- người phụ nữ tài sắc tuyệt vời, mang trong mình sức
sống sâu sắc mê say. Nhưng cuộc đời con người đó lại là cuộc đời đa nạn. Cả
tuổi thanh xuân của người phụ nữ, nàng đã trải qua một chuỗi từ nạn nọ đến nạn
kia . Đến khi tai nạn tạm dừng thì cô gái đã trở thành người đàn bà tàn tạ, sức
sống lụi tàn, khác hẳn với ngày nào còn trong trắng thơ ngây...
Nhưng câu chuyện không phải chỉ có
thế. Chuyện còn kể về một người phụ nữ hồng nhan mà không hề bạc mệnh: Thuý
Vân.Cùng một gia đình, cùng một hoàn cảnh xã hội nhưng Thuý Vân đi theo con
đường khác.Nói cho đúng, Thuý Vân không đi tìm mà hạnh phúc lại tự đến. Mới lớn
lên, nàng chưa băn khoăn điều gì, không kêu ca đòi hỏi thì ngẫu nhiên đem đến
cho nàng một người chồng mà ở địa vị nàng khó ước cao hơn. Trong giông tố phũ
phàng của xã hội, những ngày xuân của nàng trôi đi êm ấm nhẹ nhàng. Tác giả đã
tập trung chữ “ xuân” vào Thuý Vân. Thuý Vân bao giờ cũng đoan trang hiền hậu,
ăn ở phải đạo, không hề làm phiền ai và cũng chẳng có thế lực nào quấy nhiễu
nàng.
Treo lên bức tranh về cuộc sống của
hai chị em dường như tác giả muốn người đọc ngẫm nghĩ về luận đề tài- mệnh đã
nêu trong phần mở đầu và cũng không quên nhắc lại ở cuối tác phẩm. Vì sao một
cuộc đời bằng lặng được chiều chuộng mà hạnh phúc tự nhiên đến? Và một cuộc đời
đầy sóng gió trôi nổi bị thù ghét sỉ nhục? Hai chị em như cùng đứng trước một
dòng sông. Em không biết bơi nhưng động xuống nước thì nổi; chị bơi giỏi nhưng
càng bơi càng chìm. Bơi giỏi vì mang trong mình một chữ Tài, càng quẫy càng
nặng mãi mình ra...Vậy Thuý Vân là người thế nào khiến nàng không có tài để
không bị chữ Mệnh ghét ghen? Từ xưa đã có người xếp Thuý Vân vào loại “ trơ như
cây cỏ”. Vũ Trinh phê: “ Thuý Vân vô tình và ngu xuẩn.”
Nét chủ đạo của Thuý Vân là gì? Cũng
là hai chị em “ Một hai nghiêng nước nghiêng thành” nhưng vẻ đẹp của Thuý Kiều
làm cho thiên nhiên cũng phải phát ghen, phát hờn : ‘Hoa ghen thua thắm, liễu
hờn kém xanh”, vẻ đẹp của Thuý Vân “ khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” hay
như câu thơ của Vương Trọng “người đầy đặn má bầu bầu bánh đúc” cũng chỉ để
thiên nhiên nhường nhịn : “ Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” Ở đời,
nhường nhịn sẽ đi đến hoà bình và lòng thù hận là kết quả tất yếu của niềm ganh
ghét! Bên ngoài Thuý Vân là con người thiết thực. Nàng đã mỉa mai người chị
viển vông đa sầu đa cảm “ khéo dư nước mắt khóc người đời xưa”. Thực ra ẩn sau
cái thiết thực đó là tính cách của một người cam chịu đựng.Với Thuý Vân cuộc
sống không đặt ra vấn đề gì: “Đặt mình xuống biết chi trời đất, ngáy thường
nhiều hơn những giấc mơ” Tất cả đều rõ ràng dễ hiểu.Không kẻ đoái người hoài
nấm mồ người con gái xưa làm nghề ca nhi, đó là điều tất nhiên chẳng khác
thường. Gia đình gặp tai biến, Thuý Kiều phải bán mình để cứu cha và em, Thuý
Vân thương chị nhưng Thuý Vân thấy không thể làm cách nào khác. Vì thế Thuý Vân
vẫn có thể đánh một giấc mai ngon lành bên cạnh người chị đang ai oán não nề:
“Nhà có chuyện coi như người ngoài cuộc, vẫn ăn no ngủ kĩ như không” Chị nhờ
trả nghĩa hộ Kim Trọng, Vân nhận lời dễ dàng không bàn đi tính lại: “ Cần chi
hẹn hò, cần chi thề thốt, chẳng yêu đương cũng lấy được chồng”Lấy chồng, Thuý
Vân biết mình phải sinh con đẻ cái cho nhiều; còn chuyện chồng vẫn mê mải đi
tìm người yêu cũ lẽ nào lại bóng gió ghen tuông. Đến khi chị trở về và không
nhận lời ăn ở với Kim Trọng như tình vợ chồng, Thuý Vân cũng không thấy phải
nài thêm và vui vẻ tiếp tục thiên chức bận rộn của vợ một ông quan kiêm thêm
nhiệm vụ đáng ra là của chị:
Thừa gia chẳng hết nàng
Vân
Một cây cù
mộc, một sân quế hoè
Quen sống theo lề thói không biết được
qui định thế nào trước mọi cảnh mọi chuyện, dù hay dở Vân đều có thể thích
nghi. Tính cách yên phận chịu đựng ở nàng đã biến nàng thành một tín đồ của một
thứ định mệnh chủ nghĩa không tự giác, măc dù ta không bao giờ thấy ở nhân vật
này thốt ra một lời than vãn hay ca ngợi đối với ông Trời. Trong xã hội bất
lương như trong xã hội Truyện Kiều, những thái độ dửng dưng, những điệu cười vô
tư, những bộ mặt thoả mãn vô tình đã trở thành đồng minh tiếp sức cho những lực
lượng tàn ác. Về Thuý Vân, Hoài Thanh có nhận xét: “ Với con người này, trật tự
phong kiến được đảm bảo hoàn toàn.”
Nếu như nhiều nhân vật lịch sử, nhân
vật văn học của Việt Nam
trong quá khứ được văn chương đương đại “ minh oan”, chia xẻ, ngợi ca như Mị
Châu, Thị Mầu, Thị Nở...thì qua bài thơ của Vương Trọng, Thuý Vân hầu như bị
phủ định hoàn toàn bởi các từ “ không, chả, biết chi, ngoài cuộc, cần chi,
chẳng...” từ vẻ ngoài phồn thực “người đầy đặn,má bầu bầu bánh đúc” đến các đặc
điểm tính cách bên trong: không tài cán, đời sống nội tâm nghèo nàn “ không
thích đàn, chả để ý gì thơ”, thực dụng, dung tục “ ngáy nhiều, ăn no ngủ kĩ”,
dửng dưng trước nỗi đau của người khác “ như người ngoài cuộc”...mà lại mèo mù
vớ cá rán. Và đáng buồn thay, loại người này trong cuộc sống hiện tại, theo
quan sát của tác giả, lại nhiều vô kể: “ Quanh ngày tháng phố phường ta gặp,
vắng Thuý Kiều và chen chúc Thuý Vân”
C A Đ
Sao thơ Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân đẹp lắm cơ mà?
Trả lờiXóaCụ Nguyễn tả vẻ đẹp của Thuý Vân “ khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”. Vậy là quá đẹp và đủ rồi. Khôn ngoan sắc sảo cho lắm mà đa đoan như cô chị Thúy Kiều thì cũng chẳng để làm gì.
XóaMuy buenas Sólo quería decirte que algunas de las
Trả lờiXóaimágenes no se cargan correctamente . He probado en 2
navegadores diferentes y todos dan los mismos resultados .
Stop by my homepage; Tanda Zap