Định cư ở Sài Gòn
đến nay đã 7 năm mà tôi chưa đến với địa đạo Củ Chi, thấy mình thật có lỗi. Gặp bạn bè tôi hỏi đã đi địa đạo Củ Chi chưa thì ai cũng đều nói là đã đi hết rồi, có người thậm chí còn đi đến 2-3 lần. Khách phương xa từ trong nước đến quốc tế đã tới Sài Gòn ai cũng tranh thủ tham quan. Vì thế sáng nay tôi đi tham quan địa đạo Củ Chi là quá muộn, nhưng muộn còn hơn
không.
Từ nhà tôi lên khu
địa đạo Củ Chi hơn 50km. Nếu tính từ
trung tâm thành phố thì khoảng 60km.
Nếu tự túc đi thì xe
buýt là phương tiện rẻ tiền và hữu hiệu nhất. Chỉ sau 60 phút, tôi đã đặt chân
đến vùng đất nổi tiếng của căn cứ địa cuộc chiến tranh chống Mĩ.
Cứ ngỡ đi vào ngày
làm việc giữa tuần (thứ 5) thì sẽ vắng vẻ lắm nhưng tôi đã nhầm to, du khách ta
Tây đi Củ Chi cứ gọi là nườm nượp. Sáng nay tôi đã gặp ở đây đến 3 đoàn sinh
viên của 3 trường đại học trong đó có đoàn sv khoa Giáo dục Chính trị của trường
cũ của tôi là Đại học Quy Nhơn từ Bình Định vào tham quan với 2 xe ô tô loại 40 chỗ.
Chỉ 50km là đã được đặt chân đến vùng đất lịch sử này
Từ cổng vào khu địa đạo tôi đi bằng ô tô điện được cầm lái bởi một cô du kích rất xinh
Ngày giữa tuần - thứ 5 nhưng du khách đến tham quan rất đông. Chỗ này là điểm tập kết của các đoàn mua vé tham quan khu địa đạo và khu giải phóng.
Ai cũng xúc động khi đặt chân lên những lối mòn trong rừng sâu khu căn cứ kháng chiến.
Cửa xuông địa đạo. Địa đạo này dài 120m. Toàn bộ hệ thống địa đạo Củ Chi dài 250km, sâu 5m so với mặt đất. Tôi chỉ đi được 40m là đuối, đành tìm cửa ngách để chui lên. Xuống địa đạo chỉ có đi khom ai bụng phệ thì bó tay.
Phòng tác chiến của sở chỉ huy
Bếp Hoàng Cầm
Ra khỏi địa đạo được mời ăn củ mì chấm muối mè, mỗi người chỉ được một củ ăn thấy ngon bùi vô kể.
Tổ 3 người + 1. Hôm nay được bổ sung thêm một lính mới.
Nhận nhiệm vụ chỉ huy giao. Bỗng thấy thương cô du kích Củ Chi lạ lùng.
Có cả một xưởng sản xuất dép cao su trong rừng.
Đến Địa đạo Củ Chi thấy cả kho bom đạn.
Có cả máy bay trực thăng của quân đội Mĩ để lại
Cả đại bác và xe jeep
Tôi thích những căn nhà hầm lợp lá trung quân giữa rừng sâu
Cổng tam quan Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (còn gọi là Bến Được)
Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược được xây dựng từ năm 1993 hoàn thành năm 1995. Đúng giờ ngọ, tôi đã vào đây dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Để bảo đảm tính linh thiêng, phía trong Đền Tưởng niệm du khách không được quay phim, chụp hình.
Nhà văn bia là một nhà vuông có hai mái, lợp ngói, ở giữa đặt một tấm bia đá cao 3m, ngang 1,7m, dày 0,25m, nặng 3,7 tấn. Tấm bia đá này được lấy từ khối đá nặng 18 tấn ở Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng và được các nghệ nhân đẽo gọt, chạm khắc những hoa văn độc đáo của dân tộc.
Bên cạnh Đền Tưởng niệm là tòa tháp 9 tầng cao 39 m. Trên vách Tháp có nhiều hoa văn, phù điêu thể hiện cuộc sống và chiến đấu của nhân dân Củ Chi “Đất thép thành đồng”. Lên tầng cao nhất của Tháp, chúng ta có thể ngắm nhìn một phần căn cứ cách mạng mà địa danh đã đi vào lịch sử: vùng “Tam giác sắt”