(Đọc "Phác thảo đêm" của Ngô Thanh Vân-
NXB Hội Nhà văn- H.2015)
Chử
Anh Đào
Tôi
rất quan tâm tới chân dung đồng loại, nhất là những người cùng hội cùng thuyền.
Để biết họ, ngoài những quan sát đầy chủ quan, võ đoán vì định kiến và những
đơm đặt không mấy thiện ý của thiên hạ thì tốt nhất là qua nhật kí, qua tự bạch
và tác phẩm của họ. Và đêm qua tôi đã thấy một người...
"Phác thảo đêm" là tập sách thứ 5 sau 9 năm công bố tác phẩm thứ nhất của
nhà giáo- nhà thơ Ngô Thanh Vân, người đã được tới 4 giải thưởng về văn học
nghệ thuật ở trung ương và địa phương. Sách dày 146 trang, gồm 51 bài thơ được
chia theo, tạm gọi là 5 "chủ đề" về những người ruột thịt, về quê
hương đất nước... Nhưng nổi bật lên cả là những rung động, suy tư, giằng xé,
vật vã của chính cá nhân tác giả.
Mỗi
tác giả, mỗi trào lưu sáng tác đều có những thời gian nghệ thuật khác nhau. Các
nhà thơ cách mạng thường viết về các buổi sáng mai- thời khắc bắt đầu của sự
sống với "mặt trời chân lí chói qua
tim". Các nhà thơ mới hay nói về buổi chiều, về cái cô đơn sắp kết
thúc mà có lẽ tiêu biểu là "Ngậm ngùi" của Huy Cận. Trong lịch sử
văn học Việt Nam thì Nguyễn Du cũng là người thức khuya nhất, hay nói về đêm
nhất: "Trong trường dạ tối tăm trời đất", "Hòm gỗ đa bó đóm đi đêm", "Đêm
vắng, đồng hoang, đom đóm bay tứ
tung", "Tiếng trống canh làm lạnh cả đêm hè", "đêm tối
đen biết tìm đâu ra ánh sáng tươi đẹp?"... Có người nhận xét: những
người hay thức là những người giàu nội tâm. Người phụ nữ là tác giả giờ tuổi ba
mươi, cái tuổi đẹp nhất của một đời người. Tất cả đều đã khác xưa, từ ánh mắt,
nụ cười, những giọt nước mắt, lời ru, tình yêu...Tất cả đều đã chín, đã viên
mãn, đã vị tha nhưng vẫn ráng hết mình dù có bị xô đẩy, dập vùi, gãy cả chân
thì vẫn không nao núng rướn về phía trước để đi tìm bản ngã đích thực của chính
mình (tr 33, 45).
Phác thảo đêm của Ngô Thanh Vân
Phác thảo đêm của Ngô Thanh Vân
Người
phụ nữ này sau những ban ngày vật vã mưu sinh vì tiền bạc, áo cơm "ghì
sát đất" (Nam Cao), sau chồng con đã ngủ, thiên hạ đã chìm vào cơn mê, giờ
háo hức với chút không bận bịu đời thường để đối diện với chính mình: "Còn phút giây này thôi/ mai lại cơm áo gạo
tiền/ gạo tiền cơm áo/chữ chảy theo ròng rã mồ hôi/ nên với
đêm/ ta thật lòng hoan hỉ/ mở ra. Mở ra. Ấm áp phận người" (Tự khúc
đêm/tr 11,12). Nhưng sự "mở ra" này không lấy gì là thanh thản. Trái
lại, đầy chông gai, phức tạp, rối như bụi lau ngày nắng gió.
"Phác thảo đêm" chủ yếu bày tỏ cái tôi trữ tình của tác giả với những cung
bậc tâm hồn thầm kín, chân thật và vô cùng phong phú. Nếu có những bài hướng
ngoại như viết về cha, mẹ, chồng con, buôn làng, góc phố... thì vẫn là hiển
hiện một cái Tôi Ngô Thanh Vân không trộn lẫn.
Tác
giả đã ngoài ba mươi, rồi sẽ chợt đâu "bất hoặc", "tri thiên
mệnh". Nói như một nhà thơ người dân tộc thiểu số: "Cứ nói rằng nhiều tuổi/ Điều đó anh biết rồi/ Nhiều tuổi mà
con gái/ Vẫn là con gái thôi". Đối diện với đêm ở Ngô Thanh Vân trước
hết vẫn là sự đối diện của giới tính. Tác giả xưng "tôi", "em", tự nhận là "người đàn bà tham công tiếc việc", là "bướm đêm", "thiêu thân",
"chim sợ cành cong"...để cảm nhận và phát biểu, trước hết là
những vấn đề muôn thủa: không có lúa mà xay, không có nước để làm nguội bớt
những dục vọng "nóng rẫy bản năng
vùng vẫy". Những bi kịch của những đứa con tinh thần giữa một bên là
những "máu/ mồ hôi/nước mắt",
"trân trọng", "rưng rưng" của người sinh thành ra
chúng và một bên là địa chỉ không mong đợi: "Trong quang gánh của bà đồng nát vừa đi ngang qua nhà". Những sinh linh mà người ta nhẫn tâm vứt bỏ và
một bên là những người đỏ mắt trông chờ (tr 64). Những đứa con thiếu cha do một
lần lầm lỡ của người mẹ trẻ ru con. Những tranh cãi về trinh tiết. Những khát
vọng mơ hồ...Tác giả tự nhận là người đã "nếm tận đáy nỗi buồn" (tr 27). Người đàn bà này đã "mặc niệm, lập trình, sám hối, ngộ",
đã phải tranh đấu với những "thị
phi", "hoài nghi" giăng mắc khắp nơi trong cuộc sống thường
nhật để dằn lòng, vượt lên và tồn tại. Kiên quyết dứt khoát đấy nhưng cũng đầy
cam chịu, nhẫn nhục thà vẫn "đồng
sàng" mà tùy "dị mộng"
vì một lí do nhân văn hơn là những đứa con. Vẫn "khó ngặt qua ngày, xin sống" (Nguyễn Trãi) khi hạnh phúc chia
lìa; "Giọt nước đã tràn li/ Làm sao
mà hốt lại" (Chia đôi) Lại chợt nhớ tới Nguyễn Du: "Chậu nước đổ, thế là hết, khó lòng vét lại/
Ngó sen đứt, thương thay tơ vẫn còn vương"
(Thơ chữ Hán)
Vẫn
là Ngô Thanh Vân tình nghĩa, đầy yêu thương, sống có trước có sau khi viết về
các đối tượng trữ tình khác như mẹ, cha, chồng, các con. Ngay cả gương mặt phố
của những kiếp cần lao đầy "lo âu
toan tính". Mới chạm khẽ vào mùa thu thôi đã "sương giăng ngập kín lối về". Nhà
thơ thấy mình có lỗi trước một A Chông nhọc nhằn, nghèo khó (tr 119); xót xa "Rủ nhau về cõi mông lung" khi rừng biến mất (tr 120).
Toàn
tập, bài nào cũng đọng lại trong lòng người đọc những suy ngẫm. Nhưng tôi thích
nhất hai bài làm theo thể lục bát: "Người
ơi, táo rụng sân đình " (tr
68) và "Ru mẹ" (tr 87).
Qua
tập thơ,vượt lên trên tất cả những khó khăn, vật vã của đời sống là chân dung
một con người giàu nghị lực, trung thực với bản thân và một trời đa đoan thi sĩ
chứ không phải qua một lăng kính hay ảo giác nào (tr 35).
Tuy
nhiên, "Phác thảo đêm" sẽ tỏa sáng hơn nữa nếu tác giả lưu tâm hơn
khi sử dụng từ ngữ. Thật khó nuốt trôi từ "bán trôn" trong câu thơ "Thiếu phụ không bán trôn" (tr 49) không phải vì mức độ Thanh
hay Tục của nó mà vì có thể thay thế bằng những từ khác. "bán mua"
hay "coi mình là hàng hóa" chẳng hạn. Còn "Gió Tây nguyên như nhựa hí vang trời"
là một câu thơ dễ dãi, nhiều người đã mắc cách diễn đạt này. "Từ "phận" nghe sao mà chua xót" (tr 95) thấy hao
hao thật thà kiểu P.Đ.L.
Thứ
đến là những bài thơ viết cho con gái, con trai. Vẫn biết là những lời dạy bảo
để dành nhưng có cảm giác chúng quá nghiêm trang, nghiêm trọng, kiểu "Con người muốn sống con ơi/ Phải yêu
đồng chí yêu người anh em"
(TH). Nhà thơ dặn con gái: "Dẫu bên
ai, con hãy nhớ một điều/ Sống thật
lòng mình. Và, cần bản lĩnh" (tr 96); con trai: "Ngày con sinh biển Đông dậy sóng/ Con có làm Thánh Gióng?.../Khi đất
nước cần con phải biết hi sinh" (tr
101).
Cuối
cùng, đành rằng không ai nghi ngờ ý thức công dân và lòng nhiệt tình yêu nước
của tác giả nhưng nhiều câu trong hai bài thơ cuối cùng: "Biển" (tr 136) và "Biển gọi" (tr 139) là những câu
khẩu hiệu đích thực./.
PK
22/5/15
C.A.Đ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có nhận xét mới