Thường thì khi bạn bè mời đi dự đám cưới, của bạn hoặc của
con bạn, thậm chí là của
cháu bạn, tôi ít khi bỏ
đám nào trừ khi tôi không có mặt ở Thành phố. Bởi nghĩ rằng:
Trước khi gửi thiệp mời cho mình, bạn đã phải suy nghĩ nát cả óc ra rồi.
Cả một danh sách dài, mời ai, bỏ ai
là cả một vấn đề gây… nhức đầu người mời. Vậy mà
mình nỡ lòng nào không đi. Không đi thì mình
có còn ra cái giống người nữa
không, chứ đừng nói là bè bạn.
Ở Sài Gòn, đi
đám cưới ngại nhất là
tệ nạn giờ cao
su. Mời 17h nhưng nếu đến đúng giờ
đó thì bạn sẽ trở
thành người đến sớm nhất ngồi
chơ vơ vô duyên một
mình. 19h mới bắt đầu rục rịch
MC thưa gửi 2 họ và quan khách. 19h30 xong phần nghi lễ mới được cầm đũa. Về
đến
nhà có khi đã là 22h
khuya. Nhưng đi đám cưới cũng có cái hay khi đó
là dịp để gặp gỡ bạn bè. Tiếng
là ở cùng một thành phố nhưng có khi cả năm bạn bè không gặp
nhau nếu không có mấy vụ đi đám cưới và cả đám…ma. Đi đám cưới còn có cái lợi nữa là nhờ đó mà mình biết
thêm một địa danh, một
nhà hàng, khách sạn ở một quận nào đó của Sài Gòn mà nếu không đi thì mình có thể chẳng
bao giờ biết.
Đám
cưới
tưởng giống nhau mà rất
khác nhau. Mỗi
nơi một kiểu. Ở Quy Nhơn, dân số ít chỉ đâu chục vạn
người nhưng đám cưới
thường rất đông khách, có khi cả từ 500
đến
700 người, thậm chí là cả ngàn người dự là
thường bởi thành phố nhỏ tỉnh lẻ nên ai cũng biết nhau hết và vì thế mà khi có đám cưới thì mời rất đông. Trong lúc ở Sài Gòn thành phố cả chục
triệu
dân nhưng ít quen biết nhau và mọi người cũng ít màng đến nhau nên đám cưới
đông lắm cũng chỉ
vài ba trăm khách mời. Ở Sài Gòn đến ngồi đám cưới đau cả lưng, bụng đói muốn
tụt cả huyết
áp, nói hết cả chuyện mà 2 tiếng
sau mới có thể được ăn. Nhưng ở Đồng Hới
thì rất khác. Có lần tôi về thăm quê đúng dịp
đám cưới con ông bạn học cấp 3
tổ chức ở KS
Sài Gòn Đồng Hới.
Đám cưới rất đúng giờ.
Mời
11h trưa thì đúng
11h trưa được cụng li cầm đũa. Thậm chí có đám mâm nào đủ
người trước thì cứ việc ăn trước. Mâm nào ăn xong trước về trước. Mâm nào ăn xong sau về sau. Rất chi là Đồng
Hới.
Nghi lễ trên sân khấu với những
cô dâu chú rể
rót rượu và ôm hôn nhau chỉ
là cái đinh...rỉ. Lần đó tôi chợt nhận ra cái văn minh tiến bộ của dân Đồng Hới và
cái lạc hậu trì trệ
của dân Sài Gòn trên phương
diện
đám cưới.
Đám
cưới có khi có MC, dàn nhạc và ca sĩ hát nhạc sống rồi
quay phim chụp hình rộn
ràng. Có đám chỉ mở băng đĩa nghe dìu dặt mơ màng từ
xa. Nhưng cũng có đám thậm
chí MC không mà nhạc nhẽo, quay phim chụp hình cũng không. Mở đầu bằng
cách có một
ông nào đó lên tuyên bố đôi
câu rồi mọi người cứ thế rót rượu bia cho nhau và chuyện trò ầm ĩ.
Đến khi nào thấy nhà hàng dọn món tráng miệng ra thì lục tục đứng dậy chào anh tui dzìa. Khách dự cũng không vì thế
mà nói đám có cái này thì
sang, đám không có cái kia thì hèn. Bởi đi ăn cưới không phải để nghe ca nhạc,
để
được quay phim chụp hình, cũng không hẳn
là để
ăn. Đi ăn cưới
là để làm vui lòng người mời, là để chung vui với bạn bè, và còn để khỏi…
băn khoăn vì tự thấy mình không ra gì khi bạn bè có lời mời mà mình lại không đi.
Ở Sài Gòn phong bì đám
cưới tệ nhất cũng
500 ngàn, nếu đi cả 2 vợ chồng
cho lịch sự văn minh thì phong bì phải nhân đôi thành 1 triệu. Nhà tôi có một quy định gần như thành văn để tránh mất thì giờ và cũng để giảm… hao. Nếu
là bạn của vợ mời thì vợ đi. Là bạn của chồng mời thì chồng đi. Còn đám
nào mà cả hai vợ chồng cùng chơi thì đi cả đôi. Quy định
này hình như nhiều
nhà khác cũng áp dụng
phổ biến vì tôi thấy
ở Sài Gòn ít khi cả hai vợ chồng cùng nhau đi dự một đám cưới.
Không phải bỗng dưng mà hôm nay tôi lại viết
bài về
đám cưới vì sáng nay cùng lúc nhận
được 2 thiệp mời
nâng số
lượng
đám cưới phải đi trong tháng áp Tết này lên con số 4. Lại thêm hôm qua đang giờ làm thì ông bạn Chử Anh Đào trên Gia Lai gọi điện thoại
nói trong tiếng còi xe ồn ào: Đào đang gọi cho anh từ
Đông Hà đây. Tôi ngạc
nhiên hỏi chứ ông đi đâu ra tận ngoài đó. Hắn trả lời là
đi đám cưới cho con gái.
Con gái Đào ở
Pleiku nhưng lấy chồng là một anh chàng dân Đông Hà.
Vậy là từ nay Chử Anh Đào có thêm một con
dê cụ (con rể cụ).
Chúc mừng. Nhớ hồi
còn ở
Quy Nhơn cách đây ít nhất cũng
5-6 năm gì đó, Đào cưới vợ cho
con trai. Hắn gọi xuống nói chỉ
để là báo hỉ chứ cũng không có ý mời mọc
gì. Nhưng
tôi đã liền nhảy xe đò lên chung vui với bạn. Lần này cũng muốn
được
làm như vậy
nhưng tiếc là... Chợt nghĩ nếu túi mình mà có đồng tiền rủng rỉnh một chút như nhiều
người khác thì cũng đâu đến nỗi. Chỉ cần
ra Tân Sơn Nhất lấy cặp vé khứ hồi thì chỉ
hơn 1 tiếng
sau là đã được ôm chặt nhau và bắt
tay chúc mừng ngày vui của cha con bạn. Nghèo thường đi đôi với hèn là vậy (giàu chưa hẳn đã sang nhưng nghèo chắc chắn là hèn).
Thế mới biết tiền
không phải là mục đích của
cuộc sống nhưng nếu cuộc sống
mà không có tiền thì bạn sẽ không làm được cái gì cả, dù chỉ là đi dự một đám cưới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có nhận xét mới