Sổ
tay thơ
“CỎ MAY TRÊN SÂN THƯỢNG”
của Nguyễn Trọng Tạo
Chử Anh Đào
Tác giả của “Đi tìm thời gian đã mất” M. Prut đã
từng nói: “Thế giới không phải chỉ được tạo lập một lần, mà có bao lần các
nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì bấy nhiêu lần nó được tạo lập”. Chỉ với cỏ may
thôi, trong thi ca Việt Nam hiện đại, đã có một ví von dân dã của Nguyễn Bính: “Tình anh như hoa cỏ may/ Một chiều cả gió bám đầy áo em”; một Hữu Thỉnh “không thể nào quay lại, dù con đường chỉ có cỏ may thôi”; một Phạm Công Trứ bỗng cô đơn nuối tiếc: “Trăng vàng đêm ấy, bờ đê/ Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may”. Cũng trong một cảm
xúc tương tự, Nguyễn Trọng Tạo viết “Cỏ may trên sân thượng”:
Cỏ may khâu áo làng quê
Cớ chi gió thổi bay về trời
cao
Ta lên sân thượng chạm vào
Cỏ may. Ta cúi xuống chào…cỏ
may
Đời phiêu bạt sáu tầng mây
Từ trên chót đỉnh nhìn ngây
phố nhà
Nào ngờ cỏ đã đơm hoa
Găm vào ta nỗi xót xa tận
lòng
Người như con tốt sang sông
Chìm trong phố thị còn trông
quê nhà
Áo quần chẳng rách
như xưa
Trái tim rạn vỡ vẫn chưa vá lành
Cỏ may không hẹn mà
xanh
Tìm ta khâu vá cho lành vết
thương
Ngang trời hoa cỏ đẫm sương
Loanh quanh sân thượng mà
thương cánh đồng.
Quê hương, trong tâm
tình người tha hương luôn hôi hổi một nỗi niềm nhức nhối, cháy bỏng. Thơ ca
xưa nay đã ghi lại điều này. Lí Bạch “Ngửng
đầu ngó bóng trăng vàng/ Cúi đầu lại nhớ mơ màng non quê”; Thôi Hiệu nhìn
khói sóng trên sông mà nhớ về quê nhà “Quê
hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông
khói sóng cho buồn lòng ai”. Vũ Bằng nâng nỗi nhớ quê xưa thành tinh hoa
nghệ thuật trong “Thương nhớ mười hai”…
Quê hương, không
chỉ là mẹ ta với “Đường xuống sông có
mười sáu bậc/ Mẹ nhớ thương đã bạc
mái đầu” (Hữu Thỉnh). Quê hương cũng không chỉ là cây đa, bến nước, sân
đình, với đêm trăng vàng tát nước, với “Mấy
trăm năm ước hẹn tình duyên/ Tiếng trống hội làng giục giã” (HC), với “Trưa nắng hè gọi nhau râm ran chè xanh” (NTT)…Quê hương còn là những cái nhỏ nhặt nhất mà thường ngày ta dễ bỏ qua để
đến lúc xa rồi nó bỗng trở nên thiêng liêng, vỗ về an ủi người xa xứ. “Cỏ may”
là trường hợp như thế!
Bốn câu thơ đầu hay
nhất toàn bài, thậm chí có thể tách riêng thành tác phẩm độc lập, mang tính
khái quát cao. Những câu thơ còn lại, dù vẫn nhức nhối, tài hoa nhưng chỉ là sự
diễn giải cảm xúc của những câu đầu mà thôi.
Trở lại, tác giả
gặp lại cỏ may trong một hoàn cảnh, một không gian đặc biệt: trên sân thượng
nơi phố thị. Con người “như con tốt sang
sông”. Còn cỏ may vốn “khâu áo làng
quê” căn cớ chi cũng phiêu dạt tới tận chốn này? Nhớ lại, hồi nhỏ, tôi đã
hơn một lần rùng mình với câu ca mà bà hàng xóm ru cháu (Đứa cháu bé bỏng có bố
đi bộ đội, mẹ ở nhà chửa hoang, phải bế bụng về bên ngoại, không dám nhìn mặt
xóm làng): “Gió đưa cây cải về trời/ Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”(*). Tôi
chỉ biết trời là trời, gió là gió, rau răm và rau cải thân quen nhưng linh cảm
có cái gì đấy như là sự chia lìa, đau khổ, bất trắc và đắng cay trong hai câu
lục bát. Thành thử, mãi tận tới giờ, lại vẫn cứ thảng thốt khi ai nói tới “gió
thổi” với “trời cao”!
Khác với từ “găm”
rất mạnh ở câu thơ sau, từ “chạm vào” ý nhị, như vô tình, như sợ làm đau nhau.
Thử hình dung đó là hai người bạn tri âm, cùng ở quê nhà ra đi, biền biệt và xa
cách nghìn trùng sông núi, không mong gì ngày gặp lại, chỉ còn lại trong nhau,
hay ít ra là với tác giả, vết thương “Trái
tim rạn vỡ vẫn chưa vá lành” mà lại tình cờ gặp nhau y như trong mộng. Mừng
rỡ, vui sướng biết chừng nào. Cỏ may đã được nhân hóa để: “Cỏ may không hẹn mà xanh/ Tìm ta khâu vá cho
lành vết thương” Hành động “Ta cúi xuống chào” thể hiện cái tư cách,
phẩm hạnh của người con xa quê, lang bạt kì hồ, những tưởng đã bị gió bụi, đời
sống thị thành cuốn theo đi những gì chân thật, tốt đẹp nhất vốn là hành trang
mang theo từ quê kiểng nhưng mãi còn lấp lánh trong hành động cúi chào này.
Thủa trước cũng từng có người “Nhất sinh
đê thủ bái mai hoa” (Cả đời ta chỉ cúi đầu bái lạy hoa mai”. Kiều nói với Thúy
Vân: “Cậy em em có chịu lời/ Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.
Tất cả các động tác “cúi chào”, “cúi đầu bái lạy”, “lạy rồi sẽ thưa” tưởng như một sự hạ mình
hèn kém nhưng thực chất là nâng cao phẩm giá, trước hết của chủ thể trữ tình và
ngay sau đó là đối tượng trữ tình.
Nhân đây, đã có rất
nhiều định nghĩa về khái niệm “nghệ sĩ”. Tôi cũng đã bày tỏ cách hiểu của mình
với sinh viên khi họ học môn “Mĩ học đại cương”: Nghệ sĩ là người nhặt một
cọng cỏ lên và làm cho nó trở thành bất tử./.
PK
7.4.14
C.A.Đ
(*) Câu này còn có một dị bản là: Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có nhận xét mới