10 tháng 4, 2013

Chuyện quốc hoa



 Lần đầu tiên tôi biết đến khái niệm quốc hoa là khi được đặt chân đến Hong Kong. Cây hoa được tôn làm quốc hoa của xứ sở cảng thơm mà dân bên đó trân trọng gọi là hoa tử kinh (*) té ra ở Việt Nam mình, mà nhất là ở miền Nam có mặt gần như khắp nơi với cái tên rất giản dị: hoa móng bò. Gọi thế chỉ là vì  lá của cây hoa này có hình của cái móng con bò – một cái tên tượng hình.
Từ đó tôi mới biết là nhiều nước trên thế giới từ lâu đã chọn cho mình một loài  hoa làm quốc hoa với nhiều ý nghĩa biểu tượng được hàm chứa bên trong.
Thế rồi mấy năm nay, nước ta mà đứng đầu chủ xướng là bộ Văn- Thể - Du cũng chủ trương tìm quốc hoa cho nước mình. Nào là trình thủ tướng chỉ đạo, nào là trưng cầu dân ý… Sự việc ngỡ như rất cần thiết đến mức không thể không có. Cứ như thể nếu không có quốc hoa thì đại họa đến nơi. Trong lúc bao nhiêu đại sự đang bề bộn cần giải quyết ở tầm chính phủ thì đủng đà đủng đỉnh, lừ đừ như ông từ vào đền. Phát sốt cả ruột.
Theo tôi trong tình hình hiện nay, hãy dẹp vụ quốc hoa, rồi cả quốc phục nữa, sang một bên để lo cho dân miền núi và nông thôn được ăn no mặc ấm.
Trở lại với quốc hoa của Hong Kong, sau chuyến lãng du trở về, tôi có viết bài Ăn phở Sài Gòn ở Hong Kong đăng trên tạp chí Người làm báo Bình Định trong đó có tiểu đề Một sức sống mãnh liệt.    
Nó dư lày:
Hồng Kông là nơi chỉ có biển và núi ngự trị. Đến Hồng Kông, nếu bạn thấy có những ngôi nhà nằm cheo leo bên sườn núi, lưng dựa vào vách núi, mặt trông ra biển theo thế ỷ dốc, hoặc ngự hẳn trên đỉnh núi thì dứt khoát đó là nhà của những đại gia, của những ông chủ bự của HK đấy. Khác với nhiều nơi, ở Hong Kong, càng ở trên núi cao thì càng là nhà giàu, chỉ có tầng lớp tiểu thương nghèo buôn bán lặt vặt mới phải chịu cảnh ở nhà mặt phố để suốt ngày hứng đủ thứ tiếng ồn và bụi bặm của xe cộ. Chúng tôi đã được đến tham quan ngôi biệt thự của diễn viên võ thuật nổi tiếng HK Thành Long, cũng nằm vững chãi trên một sườn núi như thế với tuyền một màu trắng.  
Có một đặc điểm rất dễ nhận thấy ở HK là dù ở đâu, trên núi cao, dọc đường phố, trong công viên hoặc cả những nơi hoang vắng nhất, du khách sẽ thấy mọc ở khắp nơi những cây to như cây xoài, cây nhãn. Loại cây này chỉ thấy có hoa mà hầu như không có lá. Hoa nở tím hồng (nhìn qua giống như hoa bằng lăng ở nước ta) và nở suốt bốn mùa trong năm làm cho những khu rừng, những sườn núi Hồng Kông luôn nhuốm một màu hồng lãng mạn. Đó là hoa tử kinh. Hoa tử kinh không cần phải trồng, không cần phải chăm bón và có thể sống tốt tươi cả trên núi đá. Mỗi khi hoa nở tàn, gió thổi hạt bay đến đâu thì hoa tử kinh mọc lên đến đấy.
 Hoa tử kinh có mặt khắp nơi ở Hong Kong
 
Vì có sức sống mãnh liệt như vậy nên hoa tử  kinh đã trở thành biểu tượng của Hồng Kông. Nếu ở nhiều nước, trên lá quốc kì thường có ngôi sao năm cánh hoặc chí ít cũng có hình mặt trời, mặt trăng gì đấy, thì trên lá cờ của Hồng Kông nằm hãnh diện ở chính giữa là hình ảnh của bông hoa tử kinh. Hoa tử kinh đã trở thành quốc hoa của Hồng Kông. 

                              Cờ Hong Kong với hình bông hoa tử kinh
 
Và người Hong Kong tự hào xem mình cũng giống như bông hoa tử kinh khi họ đã xây dựng nên một Hồng Kông giàu có vào bậc nhất thế giới từ trên một vùng đất khô cằn chỉ có núi và núi được bao bọc bởi bốn bề là biển.

Tượng đài hoa tử kinh được đúc bằng vàng tại Trung tâm Hành chính Hồng Kông
 
Hồng Kông là nơi không có tài nguyên gì, đến nước lã và quả ớt cũng phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Ấy vậy mà Hong Kong đã và đang trở thành điểm đến của du khách từ khắp nơi trên thế giới. Chẳng thế mà ngay từ khi vừa đặt chân xuống sân bay quốc tế Hong Kong, một sân bay nằm chỉnh chện trên một hòn đảo giữa biển khơi,  chúng tôi đã thấy đập vào mắt mình tấm pano to như một bức tường ở ngay cổng ga đến với dòng chữ vàng in trên nền đỏ: Discover HongKong (Khám phá Hong Kong).

(*) Hoa tử kinh gọi theo tiếng Hoa đầy đủ là kim tử kinh hoặc dương tử kinh, gọi tắt là tử kinh. Hoa tử kinh còn được người Hong Kong xem là một loài hoa lan và gọi là lan Hong Kong (Hương Cảng lan); hoa này còn có tên gọi  khác nữa là hoa kinh ngọc, hay hoa ban (móng bò).

 Chụp ảnh với tượng đài nghệ sĩ ở đại lộ Danh vọng nằm trên bờ vịnh Victoria. Tháng ba ở Hong Kong trời lạnh 14 độ, sang đến nơi tôi phải mua ngay cái áo khoác.

 

6 nhận xét:

  1. Hoa này còn gọi là Hoa Hoàng hậu (Hoa Móng bò).
    Tên khoa học : Bauhinia spp. Họ Leguminosae. nữa đó anh HTS ơi! Đúng như thế hoa này được trồng khắp nơi bên lề đường ở những khu vực dân cư mới.

    Anh viết thế làm M muốn so sánh Sài Gòn và Hồng kong quá, nếu sau giải phóng nhà nước có sách lược đối với Sài Gòn thì bây giờ VN của ta ra sao nhỉ? Ngày ấy chẳng phải Thái Lan, Đài Loan, HK.. còn thua Sài Gòn hay sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ta mà có được chính sách thức thời như các quôc gia láng giềng thi đã tiến xa hơn họ lâu rồi. Nhưng nếu vậy thì mất đi cái gọi là cnxh. tiếc lắm chị ơi.

      Xóa
  2. Còn VN chúng ta? Trưng câu dân ý ko biết đã xong chưa?

    Trả lờiXóa
  3. Trưng cầu mãi đến nay chưa ngả ngũ về quốc hoa. Để không trùng với Ấn Độ và một số nước khác lấy Hoa sen làm quốc hoa, VN nên lấy hoa xấu hổ anh Hà Tùng Sơn à.

    Trả lờiXóa

Bạn có nhận xét mới